Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 4 Địa lý 6. Chúng tôi tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 6. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
Tham khảo bài học trước đó:
1. Phương hướng trên bản đồ
- Kinh tuyến:
+ Đầu trên của đường kinh tuyến chính là hướng Bắc
+ Đầu dưới của đường kinh tuyến chính là hướng Nam
- Vĩ tuyến:
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
- Để xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa bào Kinh tuyến và Vĩ tuyến
- Khi bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó lần lượt tìm các hướng còn lại.
2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí
- Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
Câu 1: Trang 15 - SGK Địa lí 6: Hãy tìm điểm C trên hình 11. Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?
Trả lời:
- Trên hình 1.1, điểm C là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến 20 độ Tây bà đường vĩ tuyến 10 độ Bắc.
Câu 2: Trang 16 - SGK Địa lí 6
Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12, hãy cho biết hướng bay từ:
Hà Nội đến Viêng Chăn
Hà Nội đến Gia – Cac-Ta
Hà Nội đến Ma-Ni – La
Cu – a – La Lăm – pơ đến Băng Cốc
Cu – a – La Lăm – pơ đến Ma – Ni – La
Ma – ni – la đến Băng Cốc.
Trả lời:
Nếu chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12, ta sẽ biết hướng bay từ:
Hà Nội đến Viêng Chăn là hướng Tây Nam
Hà Nội đến Gia – Cac-Ta là hướng Nam
Hà Nội đến Ma – Ni – La là hướng Đông Nam
Cu – a – La Lăm – pơ đến Băng Cốc là hướng Tây Bắc
Cu – a – La Lăm – pơ đến Ma – Ni – La là hướng Đông Nam
Ma – ni – la đến Băng Cốc là hướng Tây Nam
Câu 3: Trang 17 - SGK Địa lí 6: Hãy ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12?
Trả lời:
- Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12:
Điểm A: 1300Đ – 100B
Điểm B: 1100Đ – 100B
Điểm C: 1300Đ – 00
Câu 4: Trang 17 - SGK Địa lí 6: Tìm trên bản đồ hình 12 các đểm có tọa độ địa lí: 140°Đ – 0° và 120°Đ – 10°N?
Trả lời:
Dựa trên bản đồ hình 12 ta xác định được hai điểm đó là:
Điểm E: 140°Đ – 0°
Điểm D: 120°Đ – 10°N.
Câu 5 : Trang 17 - SGK Địa lí 6: Quan sát hình 13 (trang 17 SGK Địa lý 6), cho biết các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D?
Trả lời:
- Quan sát vào hình 13, ta tìm được hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D
O đến A: Bắc
O đến B: Đông
O đến C: Nam
O đến D: Tây.
Câu 6: Trang 17 - SGK Địa lí 6: Trên quả Địa cầu, hãy tìm các điểm có toạ độ địa lí sau: 80°Đ và 30°N; 120°Đ và 10°N
Trả lời:
- Trên quả Địa cầu, các điểm có toạ độ địa lí:
M (80°Đ và 30°N) là toạ độ của một địa điểm ở giữa Ấn Độ Dương.
N (60°T và 40°N) là toạ độ của một địa điểm thuộc vùng biển phía Đông Ác-hen-ti-na.
Câu 7: Trang 17 - SGK Địa lí 6: Hãy xác định toạ độ địa lí của các địa điểm G, H trên hình 12?
Trả lời:
Toạ độ các điểm G và H trên hình 12 là:
G (130°Đ và 15°B)
H (125°Đ và 0°)
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập bài 4 địa lí 6 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Tham khảo bài học tiếp theo:
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm tài liệu Địa lý như: hướng dẫn giải bài tập, đề thi, đề cương ôn tập, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút, bài tập trắc nghiệm,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.