Logo

Hướng dẫn giải bài tập Hóa Lớp 9 Bài 13 chi tiết và chính xác nhất

Tổng hợp nội dung kiến thức trọng tâm, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập phần ôn tập chương 1 chi tiết, bám sát nội dung chương trình dạy học MỚI của Bộ GD&ĐT.
5.0
0 lượt đánh giá

Sau khi kết thúc mỗi chương học, để tránh trường hợp quên bài sau một thời gian học tập các em học sinh phải thường xuyên tổng hợp lại kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trong chương. Điều này sẽ hỗ trợ các em trong quá trình ôn luyện cho các kì thi quan trọng như giữa kì, cuối kì dễ dàng. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin giới thiệu bài Giải phần Ôn tập chương 1 - Các hợp chất hữu cơ Hóa học Lớp 9 Bài 13. Nội dung chi tiết, mời các em học sinh lớp 9 và thầy cô giáo theo dõi dưới đây.

Bài 13: Luyện tập chương 1 - Các loại hợp chất hữa cơ

I. BÀI TẬP:

Bài 1:

Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:

1. Oxit

a) Oxit bazơ + ... → bazơ

b) Oxit bazơ + ... → muối + nước

c) Oxit axit + ... → axit

d) Oxit axit + ... → muối + nước

2. Bazơ

a) Bazơ + ... → muối + nước

b) Bazơ + ... → muối + nước

c) Bazơ + ... → muối + bazơ

d) Bazơ oxit bazơ + nước

e) Oxit axit + oxit bazơ → ...

3. Axit

a) Axit + ... → muối + hiđro

b) Axit + ... → muối + nước

c) Axit + ... → muối + nước

d) Axit + ... → muối + axit

4. Muối

a) Muối + ... → axit + muối

b) Muối + ... → muối + bazơ

c) Muối + ... → muối + muối

d) Muối + ... → muối + kim loại

e) Muối ... + ...

Lời giải:

1. Oxit

a) CaO + H2O → Ca(OH)2

b) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

c) SO3 + H2O → H2SO4

d) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

e) CaO + CO2 → CaCO3

2. Bazơ

a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

b) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

c) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl

d) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

3. Axit

a) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 ↑

b) H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 (ít tan) + 2H2O

c) 2HNO3 + CaO → Ca(NO3)2 + H2O

d) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

4. Muối

a) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

b) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

c) AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

e) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ .

Bài 2:

Để một mẩu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:

a) Oxit trong không khí.

b) Hơi nước trong không khí.

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí.

d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.

e) Cacbon đioxit trong không khí.

Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Câu e đúng.

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

NaOH có tác dụng với HCl nhưng không giải phóng khí. Để khí bay ra làm đục nước vôi thì NaOH tác dụng với CO2 trong không khí cho Na2CO3 nên khi cho chất này tác dụng với HCl mới cho khí (CO2) làm đục nước vôi trong.

Bài 3:

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)

Cu(OH)2 → CuO + H2O (2)

b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:

Theo phương trình (1):

nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol

nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:

nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

mCuO = 0,2 x 80 = 16g.

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g

Khối lượng NaCl trong nước lọc:

nNaCl = nNaOH = 0,4 mol

mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.

II. NHÓM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH . Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng ?

 A. Dung dịch BaCl2

 B. Quỳ tím

 C. Dung dịch Ba(OH)2

 D. Zn

Đáp án: B

Giải thích:  

Sử dụng quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH

+ Quỳ tím không chuyển màu → Na2SO4.

Câu 2: Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

 A. Màu đỏ mất dần.

 B. Không có sự thay đổi màu

 C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.

 D. Màu xanh từ từ xuất hiện.

Đáp án: C

Giải thích: Trong dung dịch sau phản ứng có NaOH dư làm cho phenolphtalein chuyển sang màu đỏ.

Câu 3: Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

 A. 13,6 g

 B. 1,36 g

 C. 20,4 g

 D. 27,2 g

Đáp án: A

Câu 4: Cho 0,2 mol Canxi oxit tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

 A. 2,22 g

 B. 22,2 g

 C. 23,2 g

 D. 22,3 g

Đáp án: B

→Còn tiếp:.........................

III. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT:

Bảng 1: Hệ thống, phân loại các hợp chất vô cơ:

Bảng 2: Tính chất hóa học cơ bản của các hợp chất vô cơ

Tải Trọn bộ Giải Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 - Các loại hợp chất hữa cơ dưới đây:

File tải miễn phí Trọn bộ Giải Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 - Các loại hợp chất hữa cơ dưới đây:

Chúc các em ôn luyện hiệu quả!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com