Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập hóa, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Hóa học Lớp 9 Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Kim loại có những tính chất hóa học chung:
1. Phản ứng của kim loại với phi kim:
2Mg + O2 → 2MgO
Mg + Cl2 → MgCl2
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.
Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
a) ... + HCl -⇒ MgCl2 + H2
b) ... + AgNO3 ⇒ Cu(NO3)2 + Ag
c) ... + ... ⇒ ZnO
d) ... + Cl2 ⇒ HgCl2
e) ... + S ⇒ K2S.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương trình hóa học:
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) 2Zn + O2 → 2ZnO
d) Hg + Cl2 → HgCl2
e) 2K + S → K2S.
Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:
a) Kẽm + axit sunfuric loãng.
b) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
c) Natri + lưu huỳnh.
d) Canxi + clo.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Các phương trình phản ứng hóa học:
a) Zn + H2SO4loãng → ZnSO4 + H2 ↑
b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
c) 2Na + S → Na2S
d) Ca + Cl2 → CaCl2.
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:
Hướng dẫn giải chi tiết:
(1) Mg + Cl2 → MgCl2
(2) 2Mg + O2 → 2MgO
(3) Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑
(4) Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag ↓
(5) Mg + S → MgS
→Còn tiếp:....................
►Tải trọn bộ hướng dẫn giải các bài tập Hóa 9 bài 16: Tính chất hóa học của kim loại tại đường link cuối bài.
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi:
Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,..) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.
Ví dụ:
b) Tác dụng với phi kim khác (Cl2, S, ...):
Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.
Ví dụ:
2. Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) tạo thành muối và H2.
Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2
3. Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ các kim loại phản ứng với nước như Na, K, Ba, Ca...) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn hóa như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.