Logo

Giải Bài 3: Khí hậu và sông ngòi Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

Giải Bài 3: Khí hậu và sông ngòi Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5 Tập 1 trang 72, 73, 74, 75, 77, 78, 79 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu nhất giúp các em tiếp thu bài học mới đạt hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 3: Khí hậu và sông ngòi được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Địa lý lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 3: Khí hậu và sông ngòi Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

1. Làm việc với quả Địa cầu (trang 72 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 3 về tên và đặc điểm của các đới khí hậu.

b. Chỉ trên quả Địa cầu và nói tên các đới khí hậu ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

c. Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào.

d. Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh.

Lời giải chi tiết:

a. Tên và đặc điểm của các đới khí hậu:

- Nhiệt đới: nóng quanh năm.

- Ôn đới: khí hậu ôn hòa, có đủ bốn mùa.

- Hàn đới: rất lạnh, quanh năm đóng băng ở hai cực của Trái Đất.

b. Từ đường xích đạo nằm giữa quả Địa cầu chia làm hai miền: bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Miền trên là bán cầu Bắc: từ đường xích đạo đến chí tuyến Bắc có đới khí hậu là nhiệt đới; từ chí tuyến Nam đến vòng Bắc cực có đới khí hậu là ôn đới; từ vòng Bắc cực đến cực Bắc có đới khí hậu là hàn đới.

- Miền dưới là bán cầu Nam: từ đường xích đạo đến chí tuyến Nam có đới khí hậu là nhiệt đới; từ chí tuyến Bắc đến vòng Nam cực có đới khí hậu là ôn đới; từ vòng Nam cực đến cực Nam có đới khí hậu là hàn đới.

c. Việt Nam ở Đông Nam Á và nằm ở đới khí hậu là nhiệt đới.

d. Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng.

3. Quan sát lược đồ hình 1 (trang 61 sgk) và thực hiện: (trang 73 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Chỉ trên hình 1:

- Hướng gió tháng I và hướng gió tháng VII.

- Dãy núi Bạch Mã.

- Miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm.

b. Đọc thông tin trong hình 1, tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam

Lời giải chi tiết:

a. Trên hình 1:

- Hướng gió tháng I là Đông Bắc.

- Hướng gió tháng VII là Tây Nam và Đông Nam.

- Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với tỉnh Quang Nam và thành phố Đà Nẵng.

Miền khí hậu có mùa đông lạnh từ dãy Bạch Mã trở lên phía Bắc. Miền khí hậu nóng quanh năm từ dãy Bạch Mã trở xuống phía Nam.

b. Sự khác biệt giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam

- Miền Bắc có bốn mùa: mùa đông lạnh và ít mưa, mùa xuân có mưa phùn ấm ướt, mùa thu trời se lạnh và khô hanh, mùa hè nóng bức.

- Miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.

4. Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất (trang 74 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Dựa vào thực tế ở địa phương, hãy nêu một số ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất.

b. Ghi vào vở kết quả thảo luận theo hai bảng dưới đây:

Ảnh hưởng tích cực Ảnh hưởng tiêu cực
........
........
........
........

c. Đọc thông tin để bổ sung hiểu biết của em và gạch bút chì dưới những thông tin là mới đối với em.

- Khí hậu nước ta nói chung là nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Tuy vậy, hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lởn gậy lũ lụt, có năm lai xảy ra hạn hán làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

d. Hãy kể những hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

b. Ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và xản xuất

Ảnh hưởng tích cực Ảnh hưởng tiêu cực
Nắng nóng, mưa nhiều giúp cây cối phát triển tốt.
Mưa nhiều làm không khí trong lành hơn.
Nắng gây hạn hạn.
Mưa chiều gây lũ lụt.
Có nhiều bão phá hoại nhà cửa, mùa màng.

c. Những thông tin mới đối với em là:

- Khí hậu nước ta nói chung là nóng và mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. Tuy vậy, hằng năm thường hay có bão, có năm mưa lớn gậy lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của con người.

d. Những hậu quả do lũ lụt hoặc hạn hán gây ra ở địa phương em là:

- Lũ lụt làm mất của cải, hư hỏng hết hoa màu, làm thiệt hại đến tính mạng con người, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...

- Hạn hán làm đất đai nứt nẻ, thiếu nước tưới tiêu và sinh hoạt, mùa màng thất bát.

5. Đọc thông tin, quan sát hình và thực hiện (trang 75 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin (trang 75 sgk).

b. Trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu một số đặc điểm của sông ngòi ở nước ta.

- Nước sông lên xuống theo mùa có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

c. Chỉ trên hình 2 (trang 76 sgk) và nêu tên một số con sông ở nước ta.

Lời giải chi tiết:

b. Trả lời câu hỏi:

Một số đặc điểm của sông ngòi ở nước ta là:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Chủ yếu là sông nhỏ và phân bố khắp cả nước.

- Lượng nước sông thay đổi theo mùa

   + Mùa khô, nước sông hạ thấp

   + Mùa mưa, nước sông dâng lên gây lũ lụt

   + Mùa lũ, nước lớn và đục, chứa nhiều phù sa

Nước sông lên xuống đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

- Vào mùa mưa gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của của nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven sông suối.

- Vào mùa khô, có thể gây hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuát nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

c. Tên một số sông ở nước ta là:

- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình …

- Miền Trung: phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc ví dụ như: sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng.

- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai …

6. Khám phá vai trò của sông ngòi (trang 77 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát các hình dưới đây (trang 77 sgk)

b. Cùng thảo luận về vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.

c. Đọc thông tin sau để bổ sung hiểu biết cùa em và gạch bút chì dưới những thông tin là mới đối với em.

- Sông ngòi bồi đắp nên đồng bằng, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn và cho ta nhiều thủy sản,...

Lời giải chi tiết:

b. Vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản xuất là:

- Cung cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt,.

- Bồi đắp và mở rộng nhiều đồng bằng

- Là nguồn thủy điện, đường giao thông quan trọng.

- Cung cấp nhiều thủy sản…

c. Những thông tin là mới đối với em là:

Sông ngòi bồi đắp nên đồng bằng, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn và cho ta nhiều thủy sản,...

Hoạt động thực hành - Bài 3: Khí hậu và sông ngòi Lịch sử và Địa lý 5 VNEN

1. Làm bài tập (trang 77 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai.

a1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

a2. Trong một năm, ở nước ta có hai mùa gió chính.

a3. Khí hậu nước ta không có sự khác biệt giữa các miền.

a4. Mạng lưới sông ngòi nước ta thưa thớt.

a5. Lượng nước sông ngòi nước ta thay đổi theo mùa.

a6. Sông ở nước ta chứa ít phù sa. b) Hãy viết những câu đúng vào vở.

Lời giải chi tiết:

Các câu đúng là:

a1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

a2. Trong một năm, ở nước ta có hai mùa gió chính.

a5. Lượng nước sông ngòi nước ta thay đổi theo mùa.

2. Hoàn thành phiếu học tập (trang 78 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Lời giải chi tiết:

Hoạt động ứng dụng - Bài 3: Khí hậu và sông ngòi Lịch sử và Địa lý lớp 5

1. (trang 79 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Liên hệ thực tế Hãy chọn và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) về khí hậu hoặc dòng sông quê hương em

Lời giải chi tiết:

Quê hương em có dòng sông Hồng chảy qua rất đẹp và nên thơ trữ tình. Vào mùa nước lên, dòng sông mang màu nâu đục của phù sa màu mỡ bồi đắp bãi bờ, ruộng đồng. Nước sông đầy ắp cá tôm khua động dưới bóng dừa, trong rặng bình bát. Tiếng mái chèo quẫy nước vang động trong nắng trưa. Chiều đến, nước ròng kéo theo những mảng lục bình trôi cuồn cuộn như đèn kéo quân. Con sông thân yêu đã gắn liền với tuổi thơ ngày hai buổi đến trường của em.

2. Suy ngẫm và hành động (trang 79 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Thảo luận cùng gia đình đế liệt kê một số hành động em có thể tham gia để góp phần bảo vệ dòng sông và ứng phó với biển đổi khí hậu ở địa phương em.

b. Hoàn thành bảng theo mẫu

Hành động của em
Bảo vệ dòng sông
1.
2.
3.
Ứng phó với biến đổi khí hậu
1.
2.
3.

Lời giải chi tiết:

Hành động của em
Bảo vệ dòng sông
1. Không xả rác, xác động vật, bỏ bao bì thuốc trừ sâu xuống sông.
2. Trồng cây tránh xói lở sông.
3. Xây nhà vệ sinh, hố rác cách xa dòng sông.
Ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước.
2. Không vứt rác, xác súc vật, chai hoặc bao thuốc bảo vệ thực vật xuống sông.
3. Tiết kiệm nước.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN Bài 3: Khí hậu và sông ngòi file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com