Nội dung hướng dẫn giải Bài 7: Công nghiệp được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Địa lý lớp 5.
1. Tìm hiểu các ngành công nghiệp (trang 102 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Đọc kĩ bảng dưới đây hãy:
- Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta và 5 sản phẩm của mỗi ngành (trừ điện).
- Nhận xét về các ngành công nghiệp của nước ta.
Lời giải chi tiết:
Tên các ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của mỗi ngành là:
- Khai thác khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt, đồng, thiếc.
- Luyện kim: gang, thép, bạc, vàng, chì.
- Hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, nước tẩy rửa, sơn.
- Chế biến lương thực, thực phẩm: gạo, đường, bánh kẹo, thịt đóng hộp, nước giải khát.
- Sản xuất hàng tiêu dùng: dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm, bột giặt, điện thoại.
Nước ta có rất nhiều ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
c. Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp nào?
- Nêu nhận xét về số lượng ngành công nghiệp nước ta
- Nêu vai trò của ngành công nghiệp.
Lời giải chi tiết:
Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp:
+ Hình a: khai thác khoáng sản
+ Hình b: cơ khí
+ Hình c: dệt, may
+ Hình d: luyện kim
+ Hình e: hóa chất
+ Hình g: chế biến thực phẩm.
⇒ Nước ta có đa dạng các ngành công nghiệp.
- Vai trò ngành công nghiệp:
+ Ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm máy móc, đồ dùng cần thiết giúp nâng cao năng suất lao động,
+ Giúp cuộc sông của con người thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn.
+ Xuất khẩu sang nước ngoài.
2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp (trang 103 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
b. Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ hình 3
c. Làm bài tập sau:
- Ghép mỗi ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp.
Ngành công nghiệp | Nơi phân bố |
---|---|
1. Điện (nhiệt điện) 2. Điện (thủy điện) 3. Khai thác khoáng sản 4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm | a. ở nơi có nhiều khoáng sản b. ở gần nơi có than, dầu khí c. Ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng d. ở nơi có nhiều thác ghềnh |
Lời giải chi tiết:
b. Sự phân bố của một số ngành công nghiệp là:
- Khai thác than: Quảng Ninh.
- Khai thác dầu mỏ: Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Khai thác a-pa-tít: Lào Cai.
- Nhiệt điện: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Thủy điện: Yên Bái, Hòa Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Biên Hòa.
c. Ghép ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải như sau:
- 1 - b: Điện (nhiệt điện) ở nơi có than, dầu khí
- 2 - d: Điện (thủy điện) ở nơi có nhiều thác ghềnh
- 3 - a: Khai thác khoáng sản ở nơi có khoáng sản
- 4 - c: Cơ khí, dệt may, thực phẩm ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta (trang 104 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát lược đồ hình 3 và nêu:
- Tên trung tâm công nghiệp rất lớn.
- Tên ba trung tâm công nghiệp lớn.
- Tên ba trung tâm công nghiệp vừa.
Lời giải chi tiết:
Quan sát lược đồ hình 3 ta thấy:
- Trung tâm công nghiệp rất lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ba trung tâm công nghiệp lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu
- Ba trung tâm công nghiệp vừa là: Thái Nguyên, Phúc Yên, Việt Trì
b. Quan sát sơ đồ hình 4:
- Đọc tên sơ đồ.
- Kể tên các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình 4 ta thấy:
- Tên của sơ đồ là: Sơ đồ các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:
+ Có hệ thống giao thông thuận lợi
+ Ở gần vùng có nhiều nguyên liệu, năng lượng
+ Trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật
+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có trình độ
+ Có sự đầu tư của nước ngoài.
4. Tìm biểu về nghề thủ công (trang 105 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Quan sát hình 5 và ghi tên các nghề tương ứng với mỗi hình vào vở.
b. Đọc thông tin trang 151 SGK và trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và cho biết sản phẩm của các làng nghề đó.
Lời giải chi tiết:
a. Tên các nghề tương ứng với mỗi hình là:
- Hình a: nghề dệt chiếu cói Nga Sơn
- Hình b: nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc
- Hình c: nghề đan tre, mây
- Hình d: nghề điêu khắc sản phẩm từ quả dừa
- Hình e: nghề chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Hình g: nghề gốm sứ Ninh Thuận.
Tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và sản phẩm của các làng nghề đó là:
- Làng nghề Sơn Đồng ở Hà Nội: gỗ mĩ nghệ.
- Làng Đông Hồ ở Bắc Ninh: tranh dân gian.
- Làng gôm Phù Lãng ở Bắc Ninh: gốm mĩ nghệ.
- Làng Đồng Xâm ở Thái Bình: chạm bạc.
- Làng An Hội ở Thành phố Hồ Chí Minh: đúc đồng.
- Làng An Thái ở Hà Nội: giấy.
c. Hoàn thiện sơ đồ sau vào vở:
Lời giải chi tiết:
Hoàn thành bảng như sau:
5. Liên hệ thực tế (trang 106 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
- Địa phương em có nghề thủ công nào? Sản phẩm của nghề đó được tiêu thụ ở đâu?
- Kể tên một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài.
Lời giải chi tiết:
- Địa phương em có nghề thủ công làm gốm. Các sản phẩm gốm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài: nón, mũ, túi xách, khung hình, chậu hoa, sản phẩm làm từ rơm, gốm, đồ trang sức bằng đá mĩ nghệ.
1. Làm bài tập (trang 107 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Viết tên các ngành công nghiệp, nghề thủ công vào bảng sau
Ngành công nghiệp | Nghề thủ công |
---|---|
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghiệp | Nghề thủ công |
---|---|
- Khai thác khoáng sản - Luyện kim - Dệt, may mặc - Chế biến lương thực, thực phẩm | - Dệt lụa, tơ tằm - Đan tre, mây, song - Chạm khắc đá mĩ nghệ - Điêu khắc gỗ |
2. Trò chơi ô chữ (trang 107 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng ô chữ như hình dưới đây (SGK/153).
Đọc, trả lời câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ:
Ô chữ dòng:
1) Tên một loại khoáng sản có nhiều ở Quảng Ninh.
2) Tên ngành công nghiệp tạo ra các loại máy móc và phương tiện giao thông.
3) Tên một sản phẩm của ngành công nghiệp có thiết bị làm lạnh để giữ cho các thứ bên trong (thường là thực phẩm) được ở trong trạng thái không bị hư hỏng trong khoảng thời gian nhất định.
4) Tên ngành công nghiệp sản xuất ra thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng.
5) Tên một loại phương tiện giao thông đường bộ được lắp ráp ở nước ta.
6) Tên sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến có vị ngọt, dùng trong nước giải khát hoặc làm gia vị.
7). Tên sản phẩm của ngành luyện kim, có màu xám, tính giòn và cứng.
Nhóm nào trả lời xong và tìm ra được nội dung ô chữ hàng dọc là nhóm thắng cuộc.
Lời giải chi tiết:
⇒ Ô chữ hàng dọc cần tìm là: THỦ CÔNG
1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp (trang 108 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Hỏi người thân về ngành công nghiệp ở địa phương em (tên ngành, sản phẩm, nơi tiêu thụ)
b. Giới thiệu với các bạn trong lớp về ngành công nghiệp ở địa phương.
Lời giải chi tiết:
a. Địa phương em có ngành công nghiệp dệt may sản xuất ra vải, quần áo, chăn màn; được tiêu thụ ở chợ, siêu thị, các cửa hàng quần áo.
b. Ở địa phương mình có nhiều ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển nhất là dệt may. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất đẹp và chất lượng cao. Nhiều mẫu mã, màu sắc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
2.Tìm hiểu về nghè thủ công ở địa phương (tỉnh, thành phố) (trang 108 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a) Hỏi người thân về nghề thủ công ở địa phương em
b) Em có thẻ sưu tầm (bài báo, tranh ảnh, sản phẩm thu nhỏ,..) các mặt hàng thủ công truyền thống ở địa phương em.
c) Trưng bày và giới thiệu cho các bạn về việc làm của em.
Lời giải chi tiết:
a) Ở địa phương em có nghề thủ công làm nón lá với tên gọi nổi tiếng là nón lá làng Chuông
- Sản phẩm đã được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
b) một số hình ảnh về nón lá làng Chuông
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN Bài 7: Công nghiệp file PDF hoàn toàn miễn phí.