Giải sách bài tập Toán hình 8 trang 86, 87, 88 tập 1 Bài 6: Đối xứng trực được giải đáp chi tiết và rõ ràng nhất, giúp cho các bạn học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị tốt nhất cho bài học sắp tới nhé.
Cho tam giác ABC có ∠A = 70o, điểm M thuộc cạnh BC. Vẽ điểm D đối xứng với M qua AB, vẽ điểm E đối xứng với M qua AC.
a. Chứng minh rằng AD = AE
b. Tính số đo góc ∠(DAE)
Lời giải:
a. Vì D đối xứng với M qua trục AB
⇒ AB là đường trung trực của MD.
⇒ AD = AM (t/chất đường trung trực) (1)
Vì E đối xứng với M qua trục AC
⇒ AC là đường trung trực của ME
⇒ AM = AE (t/chất đường trung trực) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AD = AE
b. AD = AM suy ra ΔAMD cân tại A có AB ⊥ MD nên AB cũng là đường phân giác của ∠(MAD)
⇒ ∠A1 = ∠A2
AM = AE suy ra ΔAME cân tại A có AC ⊥ ME nên AC cũng là đường phân giác của ∠(MAE)
⇒ ∠A3 = ∠A4
∠(DAE) = ∠A1 + ∠A2 + ∠A3 + ∠A4 = 2( ∠A2+ ∠A3 ) = 2∠(BAC) = 2.70o = 140o
Cho tam giác nhọn ABC có ∠A = 60o, trực tâm H. Gọi M là điểm đối xứng với H qua BC.
a. Chứng minh ΔBHC = ΔBMC
b. Tính góc (BMC)
Lời giải:
a. Vì M đối xứng với H qua trục BC
⇒ BC là đường trung trực của HM
⇒ BH = BM (t/chất đường trung trực)
CH = CM (t/chất đường trung trực)
Xét tam giác BHC và tam giác BMC có:
BC chung
BH= BM ( chứng minh trên)
CH = CM (chứng minh trên)
Suy ra: ΔBHC = ΔBMC (c.c.c)
b. Gọi giao điểm BH với AC là D, giao điểm của CH và AB là E, H là trực tâm của ΔABC
⇒ BD ⊥ AC, CE ⊥ AB
Xét tứ giác ADHE, ta có:
∠(DHE) = 360o – (∠A + ∠D + ∠E ) = 360o – ( 60o + 90o + 90o) = 120o
∠(BHC) = ∠(DHE)(đối đỉnh)
ΔBHC = ΔBMC (chứng minh trên)
⇒ ∠(BMC) = ∠(BHC)
Suy ra: ∠(BMC) = ∠(DHE) = 120o
Cho hình thang vuông ABCD (∠A = ∠D = 90°). Gọi H là điểm đối xứng với B qua AD, I là giao điểm của CH và AD. Chứng minh rằng ∠(AIB) = ∠(DIC)
Lời giải:
B và H đối xứng qua AD.
I và A đối xứng với chính nó qua AD
Nên ∠(AIB) đối xứng với ∠(AIH) qua AD
⇒ ∠(AIB) = ∠(AIH)
Lại có: ∠(AIH) = ∠(DIC) ( 2 góc đối đỉnh)
Suy ra: ∠(AIB) = ∠(DIC)
Cho hai điểm A, B thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy (AB không vuông góc với xy). Gọi A’ đối xứng với A qua xy, C là giao điểm của A’B và xy. Gọi M là điểm bất kì khác C thuộc đường thẳng xy. Chứng minh rằng: AC + CB < AM + MB
Lời giải:
Vì A' đối xứng với A qua xy
⇒ xy là đường trung trực của AA'.
⇒ CA' = CA (t/chất đường trung trực)
MA' = MA (t/chất đường trung trực)
AC + CB = A'C + CB = A'B (1)
MA + MB = MA'+ MB (2)
Trong ΔMA'B, ta có:
A'B < A'M + MB (bất đẳng thức tam giác) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: AC + CB < AM + MB
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI = AK . Chứng minh rằng điểm I đối xứng với điểm K qua AH.
Lời giải:
Ta có: ΔABC cân tại A; AH ⊥ BC (gt)
Suy ra: AH là tia phân giác của góc A
Lại có: AI = AK (gt)
Suy ra: ΔAIK cân tại A
Do AH là tia phân giác của góc A
Nên AH là đường trung trực của IK
Vậy I đối xứng với K qua AH.
Tứ giác ABCD có AB = BC, AD = DC (hình cái diều). Chứng minh rằng điểm A đối xứng với điểm C qua đường thẳng BD.
Lời giải:
Ta có:
* BA = BC (gt)
Suy ra B thuộc đường trung trực của AC
* DC = DA (gt)
Suy ra D thuộc đường trung trực của AC
Mà B ≠ D nên BD là đường trung trực của AC
Do đó A đối xứng với C qua trục BD.
Cho tam giác ABC có AB < AC. Gọi d là đường thẳng trung trực của BC. Vẽ điểm K đối xứng với điểm A qua đường thẳng d
a. Tìm các đoạn thẳng đối xứng với đoạn thẳng AB qua d, đối xứng với đoạn thẳng AC qua d.
b. Tứ giác AKCB là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
a. d là đường thẳng trung trực của BC nên B và C đối xứng qua d
K đối xứng với A qua d
Nên đoạn thẳng đối xứng với đoạn AB qua d là đoạn KC
Đoạn thẳng đối xứng với đoạn AC qua d là đoạn KB.
b. d là đường trung trực của BC (gt) ⇒ d ⊥ BC
A và K đối xứng qua d nên d lả trung trực của AK ⇒ d ⊥ AK
Suy ra: BC //AK. Tứ giác ABCK là hình thang.
AC và KB đối xứng qua d nên AC = BK
Vậy hình thang ABCK là hình thang cân.
Cho tam giác ABC. Điểm M nằm trên đường phân giác của góc ngoài đỉnh C (M khác C). Chứng minh rằng AC+ CB < AM+ MB
Lời giải:
Trên tia đối tia CB lấy điểm E sao cho CE = CA. Nối MA, ME nên ΔACE cân tại C có CM là đường phân giác nên CM là đường trung trực (tính chất tam giác cân)
⇒ MA = ME (tính chất đường trung trực)
Ta có: AC + BC = CE + BC = BE (1)
MA + MB = ME + MB (2)
Trong ΔMBE, ta có: BE < MB+ ME (bất đẳng thức tam giác) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra: AC + CB < AM + MB.
Trong các hình nét đậm vẽ trên giấy kẻ ô vuông Ở hình 4, hình 5, hình nào có trục đối xứng.
Lời giải:
Hình 4 là hình có trục đối xứng.
Vẽ hình đối xứng qua đường thẳng d của hình đã vẽ (h.6)
Lời giải:
a.
- Kéo dài AB, CD cắt d tại M, Q
- Trên tia AB lấy A', B' sao cho MB' = MB; MA' = MA
- Trên tia CD lấy C', D' sao cho QC' = QC; QD' = QD
- Trên tia EN lấy E' sao cho NE = NE'
- Trên tia FP lấy F' sao cho PF = PF'
Nối các điểm đã dựng ta được hình đối xứng qua d của hình đã cho.
b.
- Giả sử AB ∩ d = I; CD ∩ d = H
- Trên tia AB lấy A', B'sao cho IA = IA'; IB = IB'
- Trên tia CD lấy C', D' sao cho HC' = HC; HD' = HD
- Từ E kẻ đường vuông góc với d, cắt d tại J
- Trên EJ lấy E' sao cho JE = JE'
Nối các điểm đã dựng ta được hình đối xứng qua d của hình đã cho.
Điền dấu “X” vào ô thích hợp:
Câu khẳng định | Đúng | Sai |
a. Tam giác có một trục đối xứng là tam giác cân | ||
b. Tứ giác có một trục đối xứng là hình thang cân |
Lời giải:
Câu khẳng định | Đúng | Sai |
a. Tam giác có một trục đối xứng là tam giác cân | X | |
b. Tứ giác có một trục đối xứng là hình thang cân | X |
Chứng minh rằng giao điểm hai đường chéo hình thang cân nằm trên trục đối xứng của hình thang cân.
Lời giải:
Hình thang cân ABCD có AB // CD
Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
Xét ΔADC và ΔBCD:
AD = BC (tính chất hình thang cân)
AC = BD (tính chất hình thang cân)
CD chung
Do đó ΔADC= ΔBCD (c.c.c)
⇒ ∠D1= ∠C1
⇒ΔOCD cân tại O
⇒ OC = OD nên O nằm trên đường trung trực của CD.
Trục đối xứng hình thang cân là đường thẳng trung trực của hai đáy.
Vậy O thuộc trục đối xứng của hình thang cân.
Cho góc nhọn xOy, điểm A nằm trong góc đó.
Dựng điểm B thuộc tia Ox, điểm C thuộc tia Oy sao cho tam giác ABC có chu vi nhỏ nhất.
Lời giải:
Cách dựng:
- Dựng điểm D đối xứng với A qua Ox
- Dựng điểm E đối xứng với A qua Oy
Nối DE cắt Ox tại B, Oy tại C
Tam giác ABC là tam giác có chu vi nhỏ nhất
Vì ∠(xOy) < 90o nên DE luôn cắt Ox và Oy do đó ΔABC luôn dựng được.
Chứng minh:
Chu vi ΔABC bằng AB + BC + AC
Vì D đối xứng với A qua Ox nên Ox là trung trực của AD
⇒ AB = BD (tính chất đường trung trực)
E đối xứng với A qua Oy nên Oy là trung trực của AE
⇒ AC = CE (tính chất đường trung trực)
Suy ra: AB + BC + AC = BD + BC + BE = DE (1)
Lấy B' bất kì trên Ox, C' bất kì trên tia Oy. Nối C'E, C'A, B'A, B'D.
Ta có: B'A = B'D và C'A = C'E (tính chất đường trung trực)
Chu vi ΔAB'C' bằng AB'+ AC’ + B'C'= B'D+C’E+ B'C' (2)
Vì DE ≤ B'D + C’E+ B'C' (dấu bằng xảy ra khi B' trùng B, C' trùng C) nên chu vi của ΔABC ≤ chu vi của ΔA'B'C'
Vậy ΔABC có chu vi bé nhất.
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải sách bài tập Toán hình lớp 8 tập 1 trang 86, 87, 88 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.