Logo

Giải SBT Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (ngắn gọn)

Giải SBT Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống, hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ trong sách bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn luyện hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Chúng tôi xin giới thiệu đến học sinh bộ tài liệu giải sách bài tập Địa Lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (Đầy đủ nhất) có đáp án và lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập môn Địa lớp 9. Hỗ trợ học sinh ôn tập, nắm chắc phương pháp giải các dạng bài tập. Nội dung chi tiết học sinh xem tại đây.

Bài 1 trang 13 SBT Địa Lí 9

Căn cứ vào bảng 4.1

Bảng 4.1. CƠ CẤU ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 1/7 HẰNG NĂM THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010.

(Đơn vị: %)

  1989 2010
Nông – lâm – ngư nghiệp 71,5 49,5
Công nghiệp – xây dựng 11,2 20,9
Dịch vụ 17,3 29,6

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010.

b) Căn cứ vào biểu đồ, hãy nhận xét vế cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta từ năm 1989 đến năm 2010.

Lời giải:

a)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010.

b) Nhận xét:

- Lao động nước ta chủ yếu ở khu vực Nông- lâm- ngư nghiệp , năm 2010 lao động trong khu vực nông - lâm- ngư nghiệp là 49,5% lao động cả nước.

- Từ năm 1989 đến năm 2010 tỉ trọng lao động của nước ta có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, khu vực công nghiệp 11,2% (1989) lên 20,9%(năm 2010); dịch vụ tăng từ 17,3% (năm 1989) lên 29,6% (năm 2010).

+ Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp từ 71,5%(1989) xuống 49,5% (2010).

Bài 2 trang 14 SBT Địa Lí 9

Căn cứ vào bảng 4.2

Bảng 4.2: CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: %)

  2000 2004 2006 2010
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Khu vực nhà nước 9,3 9,9 9,1 10,4
Các khu vực khác 90,7 90,1 90,9 89,6

Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Lời giải:

Cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta rất đa dạng gồm khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.Trong đó lao động chủ yếu đang hoạt động ở khu vực ngoài nhà nước.

Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu lao động kinh tế theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi, nhìn chung giảm nhẹ tỉ trọng khu vực lao động ở khu vực ngoài nhà nước từ 90,7% xuống còn 89,6%, tăng nhẹ lao động khu vực nhà nước từ 9,3% lên 10,4%.

Ý nghĩa: phát huy được tất cả các nguồn lực để phát triển kinh tế vói cơ cấu đa dạng nhiều thành phần, nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Bài 3 trang 15 SBT Địa Lí 9

Dựa vào bảng 4.3

Bảng 4.3. TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐỘ TUỔI CỦA NƯỚC TA VÀ CÁC VÙNG QUA CÁC NĂM

(Đơn vị:%)

 
  Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Cả nước 3,60 1,6 1,58 3,56
Đồng bằng sông Hồng 3,41 1,41 1,46 3,90
Đồng bằng sông Cửu Long 3,37 2,59 2,83 5,39

Nhận xét tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn, còn tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị ở phạm vi cả nước, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Tỉ lệ thấp nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn cũng như thiếu việc làm của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long.

Bài 4 trang 15 SBT Địa Lí 9

 Căn cứ vào bảng 4.4

Bảng 4.4. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TRÊN THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA CÁC KHU VỰC NƯỚC TA, NĂM 2010.

(Đơn vị: nghìn đồng)

Vùng Cả nước Thành thị Nông thôn
Thu nhập 1387 2130 1070

Nhận xét sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn so với trung bình cả nước.

Lời giải:

Thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta năm 2010 là 1387 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên có sự khác nahu giữa thành thị và nông thôn:

- Thành thị: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực thành thị cao hơn trung bình cả nước năm 2010 là 2130 nghìn đồng/người/tháng.

- Nông thôn: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực nông thôn thấp hơn trung bình cả nước, năm 2010 là 1070nghìn đồng/người/tháng.

Như vậy khu vực thành thị có mức thu nhập trung bình cao hơn khu vực nông thôn.

Bài 5 trang 16 SBT Địa Lí 9

Dựa vào bảng 4.5

Bảng 4.5. TỈ LỆ HỘ NGHÈO PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN VÀ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2008

(Đơn vị: %)

Khu vực Cả nước Thành thị Nông thôn ĐNB ĐBSCL
Tỉ lệ hộ nghèo 16,0 3,9 20,4 3,8 10,3

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo của cả nước, thành thị, nông thôn, của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Qua biểu đồ nhận xét sự chêch lệch về tỉ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

b)

Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta có ự khác nhau giữa các vùng:

- Giữa thành thị và nông thôn: Nông thôn có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn thành phố, năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 20,4% còn thành thị là 3,9%.

- Giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: Đông Nam bộ thâp hơn Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ là 3,8%, Đồng bằng sông Cửu Long là 10,3%.

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải SBT Địa Lý 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống chi tiết, có file tải word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com