Logo

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản (đầy đủ nhất)

Soạn Công Nghệ lớp 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) kèm theo tổng hợp lý thuyết trọng tâm.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 50 Công Nghệ 7 trang 134, 136

Câu 1 (trang 134 SGK Công nghệ 7):

Em hãy quan sát hình 76 và cho biết nhiệt độ được tạo ra trong ao chủ yếu là do nguồn nào?

Trả lời:

Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao do:

- Ánh sáng mặt trời.

- Sự phân hủy mùn bã hữu cơ ở đáy ao.

Câu 2 (trang 136 SGK Công nghệ 7):

Quan sát hình 78, em hãy ghi vào vở bài tập những sinh vật thuộc nhóm thực vật thủy sinh, động vật đáy mà em biết.

Trả lời:

- Thực vật thủy sinh: a (Tảo khuê), b (tảo dung), c (tảo 3 góc), g (rong mái chèo), h (tảo rong tôm).

- Động vật phù du và động vật đáy: d (bọ kiếm gân), e (trung 3 chi), I (ấu trùng muỗi lắc), k (ốc,hến).

Giải bài tập SGK Bài 50 Công Nghệ lớp 7

Câu 1 trang 137 SGK Công nghệ 7:

Trình bày đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.

Lời giải:

Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:

- Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.

- Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.

- Thành phần oxi (O2) thấp hơn cacbonic (CO2).

Câu 2 trang 137 SGK Công nghệ 7:

Em hay nêu tóm tắt tính chất lý học của nước nuôi thuỷ sản?

Lời giải:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm cá.

- Độ trong: Độ trong là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản, là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.

- Màu nước: Nước có 3 màu màu nõn chuối hoặc vàng lục, màu tro đục, xanh đồng, màu đen, mùi thối.

- Sự chuyển động của nước: Có 3 hình thức chuyển động : sóng, đối lưu, dòng chảy.

Câu 3 trang 137 SGK Công nghệ 7:

Nước nuôi thuỷ sản có những tính chất hoá học nào?

Lời giải:

Nước nuôi thủy sản có những tính chất hóa học sau:

- Các chất khí hòa tan. (Khí oxi, cacbobnic).

- Các muối hòa tan. (đạm nitorat, lân, sắt,…).

- Độ pH. (độ pH từ 6 – 9 là phù hợp).

Câu 4 trang 137 SGK Công nghệ 7:

Trong nước nuôi thuỷ sản có những loại sinh vật nào?

Lời giải:

Trong các vùng nước nuôi thủy sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật thủy sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du và các loại động vật đáy.

Câu 5 trang 137 SGK Công nghệ 7:

Theo em,để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì?

Lời giải:

Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta phải:

- Cải tạo nước ao: Trồng cây chắn gió, thiết kế ao ở khu vực nước nông, cắt bỏ cây cỏ còn non, dùng dầu hỏa, thảo mộc dể diệt bọ gạo.

- Cải tạo đất đáy ao: Tùy từng loại đất mà có biện pháp cải tạo phù hợp.

Lý thuyết Công Nghệ Bài 50 lớp 7

I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản

1. Có khả năng hoà tan rất lớn các chất vô cơ và hữu cơ

Bón phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển thức ăn tự nhiên cho tôm, cá. Nước ngọt có khả năng hoà tan hơn các chất hữu cơ và vô cơ hơn nước mặn.

2. Chế độ nhiệt của nước ổn định và điều hoà hơn trên cạn

Mùa hè nước mát, mùa đông ấm hơn.

3. Thành phần ôxi thấp hơn và cacbonic cao hơn trên cạn.

Tỉ lệ thành phần oxi trong nước ít hơn 20 lần và tỉ lệ thành phần khí cacbonic nhiều hơn, nhất là trong các ao tù, nước đọng, …

Các ao đó thường thiếu oxi và thừa cacbonic, vì vậy cần điều chỉnh tỉ lệ thành phần oxi để tạo môi trường sống thuân lợi cho tôm, cá.

II. Tính chất của vực nước nuôi thủy sản

1. Tính chất lí học: Nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước.

a) Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm cá. Nhiệt độ giới hạn chung tôm là 25oC đến 35oC, cá là 20oC đến 30oC.

b) Độ trong: tiêu chí đánh giá độ tốt xấu của nước nuôi thuỷ sản.

c) Màu nước: Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do: hấp thụ khả và phản xạ ánh sáng, các chất mùn hoà tan, sinh vật phù du.

Nước có ba màu chính: nõn chuối (vàng lục); tro đục, xanh đồng; màu đen, mùi thối.

2. Tính chất hoá học

a) Các chất khí hoà tan: khí oxi, cac-bo-nic.

b) Các muối hoà tan: đạm nitorat (chứa gốc NO3¬), sinh ra do sự phân huỷ các chất hữu cơ, phân bón và nước mưa đưa vào.

c) Độ pH: ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thuỷ sinh, chua quá hoặc kiềm quá làm cá không lớn được.

3. Tính chất sinh học

Trong các vùng nước nuôi thuỷ sản có rất nhiều sinh vật sống như thực vật thuỷ sinh (phù du và thực vật đáy), động vật phù du và động vật đáy.

III. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao

1. Cải tạo nước ao

Trồng cây chắn gió.

Cắt bỏ các thực vật thuỷ sinh lúc cây còn non hạn chế sự phát triển hoặc diệt bọ.

Dùng dầu hoả hoặc thuốc thảo mộc diệt vi sinh vật, thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh có hại đối với vật nuôi thuỷ sản.

2. Cải tạo đáy ao

Tuỳ từng loại đất có biện pháp phù hợp khác nhau.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản Công nghệ 7, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com