Hướng dẫn giải bài tập SGK Công Nghệ 7 Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá) có đáp án và lời giải chi tiết, ngắn gọn, dễ hiểu bám sát các yêu cầu nội dung trong sách giáo khoa. Nhằm giúp học sinh tiếp thu bài học và ôn luyện hiệu quả trong học tập.
Câu 1 (trang 141 SGK Công nghệ 7):
Từ hình 78 và hình 82, em hãy sắp xếp các loại thức ăn tự nhiên của tôm, cá theo các nhóm
Trả lời:
Phân theo các nhóm sau:
- Thực vật phù du: Tảo khu, tảo ẩn xanh, tảo đậu.
- Thực vật bậc cao: Rong đen lá vòng, rong lông gà.
- Động vật phù du: Trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi.
- Động vật đáy: Giun mồm dài, ốc củ cải.
Câu 2 (trang 142 SGK Công nghệ 7):
Quan sát hình 83, em hãy cho biết:
- Thức ăn tinh gồm những loại nào?
- Thức ăn thô gồm những loại nào.
- Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác so với thức ăn thô và thức ăn tinh.
Trả lời:
- Thức ăn tinh gồm: Ngô, cám, đậu tương.
- Thức ăn thô gồm: Phân hữu cơ.
- Thức ăn hỗn hợp khác với thức ăn thô và thức ăn tinh là: Đảm bảo thành phần dinh dưỡng theo khẩu phần khoa học, có chất phụ gia kết dính và có độ hòa tan khi cho vào nước
Câu 3 (trang 143 SGK Công nghệ 7):
Từ mối quan hệ về thức ăn, em cho biết thế nào để tăng lượng thức ăn cho tôm, cá?
Trả lời:
Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sớ đó các động, thực vật thủy sinh khác phát triển làm cho lượng thức ăn phong phú thêm, tôm cá sẽ đủ dinh dưỡng, sẽ chóng lớn.
Câu 1 trang 143 SGK Công nghệ 7:
Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
Lời giải:
Thức ăn cho tôm cá gồm 3 loại:
- Thức ăn tự nhiên: Vi khuẩn, thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy, mùn bã hữu cơ.
- Thức ăn nhân tạo: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.
Câu 2 trang 143 SGK Công nghệ 7:
Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên?
Lời giải:
- Thức ăn nhân tạo: Loại thức ăn đã qua quá trình chọn lọc,chế biến bởi máy móc/bàn tay con người từ nguồn nguyên liệu ban đầu.Đảm bảo các yêu cầu về dinh dưỡng, có khả năng bảo quản lâu.
- Thức ăn tự nhiên: Loại thức ăn không cần qua chế biến,có sẵn trong tự nhiên.Về mặt dinh dưỡng thì sẽ khác nhau theo từng loại.
Câu 3 trang 143 SGK Công nghệ 7:
Em hãy trình bày mỗi quan hệ về thức ăn của tôm cá?
Lời giải:
- Chất dinh dưỡng hòa tan là thức ăn cho thực vật phù du, vi khuẩn, thực vật đáy, thực vật bậc cao.
- Chất vẩn là thức ăn của động vật phù du, động vật đáy, tôm cá.
- Động vật phù du là thức ăn cho động vật đáy.
- Thực vật phù du, vi khuẩn, thực vật đáy, thực vật bậc cao, động vật phù du, động vật đấy, chất vẩn là thức ăn cho động vật phù du, tôm cá.
I. Những loại thức ăn của tôm, cá
1. Thức ăn tự nhiên
Thức ăn tự nhiên bao gồm: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
2. Thức ăn nhân tạo
Thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp.
Có 3 nhóm chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.
II. Quan hệ về thức ăn
Các sinh vật sống trong nước: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau – mối quan hệ về thức ăn.
Các loại thực vật đấy, thực vật phù du hấp thụ chất dinh dưỡng hoà tan, từ đó chúng bị động vật phù du hoặc động vật đáy tương ứng hấp thụ, động vật đáy trở thành chất vẩn và cùng với động vật phù du bị tôm, cá ăn.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản (tôm, cá) Công nghệ 7 chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải PDF hoàn toàn miễn phí.