Logo

Soạn Địa 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Hướng dẫn soạn Địa 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lý 10 Bài 18 trang 68

Trang 68 SGK Địa Lí 10: Nhiệt độ giảm và lương mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An-pơ?

Trả lời:

    - Rừng hỗn hợp

    - Rừng lá kim

    - Cỏ và cây bụi

    - Đồng cỏ núi cao

Trang 68 SGK Địa Lí 10: Hãy tìm một sô ví dụ chứng tố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố động vật.

Trả lời:

Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.

Giải bài tập SGK Bài 18 Địa 10 trang 68

Câu 1: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?

Lời giải:

- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ các sinh vật sinh sống.

- Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét. Đây là nơi chủ yếu có thực vật mọc.

Câu 2: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

Lời giải:

- Khí hậu là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.

- Sinh vật: Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối tới sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.

- Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi,...

Câu 3: Hãy tìm nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương em.

Lời giải:

- Có thể nêu một số nguyên nhân phổ biến như: săn giết, đánh bắt quá mức, có tính hủy diệt (bắt động vật trong mua sinh đẻ, tiêu diệt động vật nhỏ, sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như xung điện, chất nổ,...), đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi,...

Lý thuyết Địa Lý lớp 10 Bài 18

I. Sinh quyển

- Khái niệm: Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

   + Phía trên: tiếp xúc với tầng ô dôn.

   + Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

Kết luận: Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

   + Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

   + Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

   + Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

   + Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Đặc điểm: Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,...

Hình 18.1. Mẫu diện đất feralit ở Việt Nam

3. Địa hình

- Độ cao: Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

Hình 18.2. Các vành đai thực vật theo độ cao ở núi An-pơ (châu Âu)

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

   + Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

   + Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com