Logo

Soạn Địa 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất

Hướng dẫn soạn Địa 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lớp 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất được biên soạn bởi ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa và tổng hợp lý thuyết bài học. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lý 10 Bài 19 trang 71 - 72 - 73

Trang 71 SGK Địa Lí 10: Dựa vào các hình 19.1, 19.2 (trang 70 - SGK) và kiến thức đã học, em hãy cho biết: thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?

Trả lời:

- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi các vĩ tuyến từ 60o về cực.

- Châu Phi và châu Đại Dương không có thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên, vì không có bộ phận lãnh thổ nào nằm ở vùng vĩ độ trên. Châu Nam Cực cũng không có, do châu này là băng.

Trang 71 SGK Địa Lí 10: Dựa vào các hình 19.1, 19.2 (trang 70 - SGK) và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Những kiểu thảm thục vặt và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở những châu lục nào? Tại sao đới này lại có nhiều kiểu thảm thực vật và nhóm đất như vậy?

Trả lời:

- Phân bố ở các châu: Á, Âu, Mĩ, Đại Dương, Phi,

- Vì đới này có diện tích lục địa lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Trang 72 SGK Địa Lí 10: Dựa vào các hình 19.1, 19.2 (trang 70 - SGK) và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất môi trường đới nóng, chiếm ưu thế ở những châu lục nào? Những châu lục nào không có? Tại sao?

Trả lời:

- Chiếm ưu thế ở châu Phi, Mĩ và Á; ngoài ra có 1 châu Đại Dương. Vì các châu lục này có một diện tích lãnh thổ rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng.

- Không có ở châu Âu, vì lãnh thổ châu Âu nằm trong môi trường đới ôn hòa; không có ở Nam Cực, vì châu lục này nằm ở môi trường đới lạnh.

Trang 73 SGK Địa Lí 10: Dựa vào hình 19.11 (trang 73 – SGK) và kiến thức đã học, em hãy cho biết 1 sườn Tây dãy Cap-ca từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất nào?

Trả lời:

- Vành đai thực vật: Rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, đài nguyên.

- Vành đất đai: Đất đỏ cận nhiêt, đất nâu, đất pôtdôn, đất đồng cỏ núi, đất đài nguyên, băng tuyết.

Giải bài tập SGK Bài 19 Địa 10 trang 73

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn tới sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ?

Lời giải:

Nguyên nhân: khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm).

   + Chế độ nhiệt, ẩm quvết định đến sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất. Chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.

   + Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ quy luật phân bố này.

Câu 2: Nguyên nhân gây ra sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao là gì?

Lời giải:

- Sự khác nhau về nhiệt và ẩm theo độ cao là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao, ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm, kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và đất theo độ cao.

Câu 3: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 (trang 70 - SGK) hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở những phạm vi vĩ tuyến nào?

Lời giải:

Lý thuyết Địa Lý lớp 10 Bài 19

I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

- Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu.

- Phân bố: Các thảm thực vật và nhóm đất chính.

- Một số bản đồ và hình ảnh về thảm thực vật và các nhóm đất chính.

Hình 19.1. Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

Hình 19.2. Các nhóm đất chính trên Trái Đất

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Nguyên nhân: Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.

- Biểu hiện: Các nhóm đất, thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

- Ví dụ: Điển hình ở các dãy núi cao như An-pơ, Hi-ma-lay-a, dãy Cap-ca,…

Hình 19.11. Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa Lý 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com