Logo

Soạn Địa 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Hướng dẫn soạn Địa 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải Địa lý lớp 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất trang 81, 82 SGK. Hướng dẫn cách giải chi tiết cho từng câu hỏi, từng phần học bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa bộ môn Địa lớp 6. Mời các em tham khảo chi tiết dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Địa lý 6 Bài 27 trang 81, 82​​​​​​​

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 trang 81: 

Hãy quan sát các hình 67, 68 và cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy?

Trả lời:

- Hình 67: Rừng mưa nhiệt đới, xanh tốt quanh năm nhiều tầng.

- Hình 68: Rừng hoang mạc nhiệt đới thực vật nghèo nàn, phần lớn là cây bụi gai.

- Nguyên nhân:

     + Vùng rừng mưa nhiệt đới có lượng mưa dồi dào, độ ẩm lớn, rừng phát triển xanh tốt quanh năm.

     + Vùng hoang mạc nhiệt đới lượng mưa ít, độ ẩm nhỏ, đất đai khô cằn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 trang 81: 

Hãy quan sát các hình 69, 70 và cho biết tên các loài động vật trong mỗi miền. Vì sao các loài động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?

Trả lời:

- Hình 69: Đài nguyên. Bao gồm: Hải cẩu, chim, sư tử, tuần lộc.

- Hình 70: Đồng cỏ nhiệt đới. Bao gồm: Voi, chim, hươu, gà rừng, sư tử, ngựa.

- Nguyên nhân:

     + Đài nguyên khí hậu lạnh, động vật ít.

     + Đồng cỏ nhiệt đới có khi hậu nóng, ẩm hệ động vật phong phú, đa dạng

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 trang 82: 

Hãy kể tên một số động vật ngủ đông và di cư theo mùa mà em biết.

Trả lời:

-Một số động vật ngủ đông là: gấu bắc cực, chuột, sóc, dơi,...

-Một số động vật di cư: chim én, vịt trời, thiên nga,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 trang 82: 

Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và các loài động vật.

Trả lời:

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt.

- Nếu thực vật ở mỗi miền ít dần đi thì động vật ăn cỏ và ăn thịt cũng ít đi.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 27 trang 82: 

Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật hoang dã quý, hiếm trong rừng cũng bị diệt vong?

Trả lời:

- Rừng là môi trường sống của các loài động vật.

- Khi rừng bị phá hoại sẽ làm mất đi nơi cư trú và nguồn thức ăn.

→ Động vật hoang dã quý hiếm bị diệt vong.

Giải bài tập SGK Bài 27 Địa 6 trang 82

Câu 1 (trang 82 SGK Địa lí 6)

Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố của thực vật, động vật trên Trái Đất.

Trả lời:

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phân bố thực, động vật rõ rệt.

- Thực vật:

+ Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng.

+ Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật.

        ♦ Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

        ♦ Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...)

- Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì có thể di cư theo mùa hoặc thích nghi bằng cách ngủ đông.

Câu 2 (trang 82 SGK Địa lí 6)

Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

Trả lời:

- Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì thực vật là nguồn thưc ăn không thể thiếu đối với động vật ăn cỏ, có thực vật động vật ăn cỏ và có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt.

- Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

Câu 3 (trang 82 SGK Địa lí 6)

Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

- Tích cực:

     + Con người mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau giúp ở rộng sự phân bố của chúng.

     + Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi mới.

- Tiêu cực:

     + Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật.

     + Khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải SGK Địa lí 6 Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất trang 81, 82 đầy đủ nhất, có file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com