Logo

Soạn Địa 7 Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

Hướng dẫn soạn Địa 7 Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa bao gồm trả lời câu hỏi và giải bài tập cho từng phần trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Địa lý 7 bài 18 SGK chi tiết nhất. Chúng tôi đã tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lớp 7. Mời các em tham  khảo bài viết dưới đây.

Giải bài tập SGK Bài 18 Địa 7 trang 59, 60

Bài 1 (trang 59 SGK Địa Lí 7):

Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa.

Lời giải:

Phân tích biểu đồ và xác định thuộc kiểu nào của đới ôn hòa.

- Biểu đồ A (55045’B):

+ Về nhiệt độ: không quá 100C vào mùa hạ, có tới 9 tháng nhiệt độ xuống dưới 00C , mùa đông lạnh đến - 300C.

+ Về lượng mưa: mưa ít, tháng mưa nhiều nhất không quá 50mm và có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa hạ.

+ Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa vùng cận cực.

- Biểu đồ B (36043’B):

+ Về nhiệt độ: mùa hạ lên đến 250C, mùa đông ấm áp 100C

+ Về lượng mưa: mùa hạ khô, mưa thu đông.

+ thuộc kiểu khí hậu địa trung hải

- Biểu đồ C (51041’B):

+ Về nhiệt độ: mùa đông ấm, không xuống quá 50C , mùa hạ mát, dưới 150C.

+ Về lượng mưa: mưa quanh năm, tháng thấp nhất 75mm, cao nhất khoảng 170mm.

+ Thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương

Bài 2 (trang 59 SGK Địa Lí 7):

Dưới đây là ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hòa: rừng hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng. Xác định từng ảnh thuộc kiểu rừng nào.

Lời giải:

Rừng lá kim ở Thụy Điển, rừng lá rộng ở Pháp và rừng hỗn giao phong và thông ở Ca – na – đa.

Bài 3 (trang 60 SGK Địa Lí 7):

Lượng khí thái CO2 (dioxit cácbon) là nguyên nhân chủ yếu là cho Trái Đất nóng lên. Cho đến năm 1843. Lượng khí thái CO3. Lượng khí thái CO2 (dioxit cácbon) là nguyên nhân chủ yếu là cho Trái Đất nóng lên. Cho đến năm 1840, lượng CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu (viết tắt là 275 p.p.m). Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, lượng CO2 trong không khí đã không ngừng tăng lên:

Năm 1840: 275 phần triệu

Năm 1957: 312 phần triệu

Năm 1980: 335 phần triệu

Năm 1997: 355 phần triệu

Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ lượng CO2 trong không khí Trái Đất từ năm 1840 đến năm 1997

- Nguyên nhân của sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 là do sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Địa 7 Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa, chi tiết, đầy đủ nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com