Logo

Soạn Hóa học 10 nâng cao Bài 39: Bài thực hành số 4

Soạn Hóa học 10 nâng cao Bài 39: Bài thực hành số 4 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa (SGK) đầy đủ, chi tiết. Giúp học sinh ôn tập và nắm chắc kiến thức trọng tâm.
5.0
0 lượt đánh giá

Với bộ tài liệu giải bài tập SGK Hóa 10 nâng cao Bài 39: Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen, hướng dẫn cách giải chi tiết cho từng câu hỏi, từng phần học bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa bộ môn Hóa nâng cao lớp 10. Nội dung chi tiết các em xem tại đây.

Giải SGK Hóa lớp 10 nâng cao Bài 39: Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen​​​​​​​

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

- Tiến hành TN:

   + Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

   + Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

   + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

- Hiện tượng, giải thích:

   + ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

   + ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

   + ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

   + ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

- Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

- Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

- Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

   + Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

   + Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

- Hiện tượng:

   + Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

   + Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích

   + HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

   + AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập SGK Hóa học lớp 10 nâng cao Bài 39: Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen, file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com