Logo

Giải Bài 81: Em ôn lại những gì đã học Toán VNEN lớp 5

Giải Bài 81: Em ôn lại những gì đã học Toán VNEN lớp 5 trang 63, 64 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
4.5
2 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 81: Em ôn lại những gì đã học được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Toán lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Toán lớp 5.

Hoạt động thực hành - Bài 81: Em ôn lại những gì đã học Toán VNEN lớp 5

Câu 1 (Trang 63 Toán 5 VNEN Tập 2): Chơi trò chơi "đố bạn":

- Cùng nhau viết các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Lấy ví dụ.

Lời giải chi tiết:

1. Hình hộp chữ nhật

- Diện tích xung quanh: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Diện tích toàn phần: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật.

- Thể tích: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (Cùng một đơn vị đo)

Ví dụ:

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3dm

Lời giải chi tiết:

- Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là:

   6 + 4 + 6 + 4 = 20 (dm)

- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là:

   20 x 3 = 60 (dm2)

- Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

   4 x 6 = 24 (dm2)

- Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:

   60 + 24 x 2 = 108 (dm2)

- Thể tích hình hộp chữ nhật là

   6 x 4 x 3 = 72 (dm3)

2. Hình lập phương

- Diện tích xung quanh: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4

- Diện tích toàn phần: Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6

- Thể tích: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Ví dụ:

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,3m

Lời giải chi tiết:

- Diện tích xung quang của hình lập phương đó là:

   (2,3 x 2,3) x 4 = 21,16 (m2)

- Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

   (2,3 x 2,3) x 6 = 31,74 (m2)

- Thể thích hình lập phương là:

   2, 3 x 2, 3 x 2,3 = 12,167 (m3)

Câu 2.(Trang 64 Toán 5 VNEN Tập 2):

- Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m chiều rộng 60cm, chiều cao 80cm.

a. Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó (bể cá không có nắp)

b. Tính thể tích bể cá đó

c. Mực nước trong bể bằng  chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).

Lời giải chi tiết:

- Đổi: 1,2m = 120 cm

a. Chiều dài mặt bên của bể cá hình hộp chữ nhật:

   (120 + 60) x 2 = 360 (cm)

- Diện tích xung quanh bể cá hình hộp chữ nhật là:

   360 x 80 = 28800 (cm2)

- Diện tích mặt đáy của bể cá hình hộp chữ nhật là:

   120 x 60 = 7200 (cm2)

- Vậy, số diện tích kính cần để làm bể cá hình hộp chữ nhật là:

   28800 + 7200 = 36000 (cm2)

b. Thể tích của bể cá hình hộp chữ nhật là:

   V = 120 x 60 x 80 = 576000 (cm3)

c. Thể tích nước trong bể đó là:

   V = (576000 : 4) x 3 = 432000 (cm3)

Đáp số:

   a. 36000 cm2

   b. 576000 cm3

   c. 432000 cm3

Câu 3 (Trang 64 Toán 5 VNEN Tập 2): Một hình lập phương có cạnh 0,5m. Tính:

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương

c. Thể tích của hình lập phương

Lời giải chi tiết:

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

   S = (0,5 x 0,5) x 4 = 1(m2)

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

   S = (0,5 x 0,5) x 6 = 1,5 (m2)

c. Thể tích của hình lập phương là:

   V = 0,5 x 0,5 x 0,5 = 0,125 (m3)

Đáp số:

   a. 1m2;

   b. 1,5m2;

   c. 0,125m3

Hoạt động ứng dụng - Bài 81: Em ôn lại những gì đã học Toán 5 VNEN

Câu 1 (Trang 64 Toán 5 VNEN Tập 2): Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

- Người ta xếp các khối lập phương 1cm3 thành các hình hộp chữ nhật như hình vẽ.

- Em hãy viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

   ● Hình A gồm ...... hình lập phương 1cm3. Thể tích hình A là ........ cm3

   ● Hình B gồm ...... hình lập phương 1cm3. Thể tích hình B là ........ cm3

Lời giải chi tiết:

- Điền vào chỗ chấm:

   ● Hình A gồm 36 hình lập phương 1cm3. Thể tích hình A là 36 cm3

   ● Hình B gồm 64 hình lập phương 1cm3. Thể tích hình B là 64 cm3

Vì:

   ● Hình A chiều dài có 4 hình, chiều rộng 3 hình → một lớp có 12 hình. ở đây có ba lớp nên có 36 hình

   ● Hình B chiều dài có 4 hình, chiều rộng có 4 hình → một lớp có 16 hình. Ở đây có 4 lớp nên có 64 hình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 5 VNEN Bài 81: Em ôn lại những gì đã học file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com