Logo

Giải Bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều Toán VNEN lớp 5

Giải Bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều Toán VNEN lớp 5 trang 93, 94, 95 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
4.0
2 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Toán lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Toán lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài toán về chuyển động cùng chiều Toán VNEN lớp 5

Câu 1 (Trang 93 Toán 5 VNEN Tập 2:Thực hiện hoạt động"Liệt kê các loại phương tiện giao thông và ước lượng vận tốc tương ứng":

- Mỗi bạn trong nhóm nghĩ ra một loại phương tiện giao thông và nêu vận tốc của loại phương tiện đó.

Ví dụ:

• Tàu hỏa: 120km/ giờ

• Ô tô khách: 80km/ giờ

• Ô tô kéo rơ móc: 60km/ giờ

• Xe đạp: 15 km/giờ

• Xe máy : 40 km/giờ

• Máy bay phản lực: 850km/giờ

Câu 2 (Trang 94 Toán 5 VNEN Tập 2) :Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn (sgk)

Câu 3 (Trang 94 Toán 5 VNEN Tập 2) :Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau:

Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Trả lời:

- Sau hai giờ xe đạp đi được số quãng đường là:

    18 x 2 = 36 (km)

- Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

    42 - 18 = 24 (km)

- Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

    36 : 24 = 1,5 (giờ)

Đáp số: 1,5 giờ

Hoạt động thực hành - Bài toán về chuyển động cùng chiều Toán 5 VNEN

Câu 1 (Trang 95 Toán 5 VNEN Tập 2) :

- Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cùng đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Trả lời:

- Sau hai giờ, xe đạp đi được số quãng đường là:

    15 x 2 = 30 (km)

- Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp số km là:

    40 - 15 = 25 (km)

- Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

    30 : 25 = 1,2 (giờ) = 1 giờ 12 phút

Đáp số: 1 giờ 12 phút

Câu 2 (Trang 95 Toán 5 VNEN Tập 2) :

- Một người đi xe máy từ A đến B lúc 8 giờ với vận tốc 32km/ giờ. Đến 9 giờ 30 phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 56k/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Trả lời:

- Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

    9 giờ 30 phút - 8 giờ = 1 giờ 30 phút (hay 1,5 giờ)

- Sau 1,5 giờ, xe máy đi được số quãng đường là:

    32 x 1,5 = 48 (km)

- Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:

    56 - 32 = 24 (km)

- Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

    48 : 24 = 2 (giờ)

- Vậy thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:

    9 giờ 30 phút + 2 = 11 giờ 30 phút

Đáp số: 11 giờ 30 phút

Hoạt động ứng dụng - Bài toán về chuyển động cùng chiều Toán lớp 5 VNEN

Câu 1 (Trang 95 Toán 5 VNEN Tập 2) :Lập kế hoạch phân bổ thời gian tham quan, thực tế

- Em dự kiến kế hoạch đi tham quan, thực tế cho lớp ở một số địa danh. (Chẳng hạn đi tham quan bảo tàng, sau đó tới công viên, rồi thăm nhà bà mẹ liệt sĩ....)

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Các chặng Quãng đường Vận tốc Thời gian đi từng chặng Thời gian lưu lại ở cuối chặng
Trường em → lăng Bác 8km 40 km/ giờ (ô tô) 12 phút ở lại 40 phút
Lăng Bác → chùa một cột 1km 5 km/ giờ (đi bộ) 12 phút ở lại 30 phút
Chùa một cột → Văn miếu Quốc tử giám 3km 30 km/ giờ (ô tô) 6 phút ở lại 45 phút
Văn miếu → công viên Thủ Lệ 7km 40 km/giờ (ô tô) 10 phút 30 giây ở lại 1 giờ
Tổng thời gian     40 phút 30 giây 2 giờ 55 phút
    3 giờ 35 phút 30 giây

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán lớp 5 VNEN Bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com