Logo

Soạn Toán Lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau chi tiết nhất

Hướng dẫn soạn Toán Lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau chi tiết nhất bao gồm tổng hợp lý thuyết trọng tâm, hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi ôn tập, bài tập cuối bài.
1.1
7 lượt đánh giá

Trước mỗi bài học mới, để quá trình tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và hiệu quả các em học sinh cần có sự chuẩn bị nhất định như ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới. Hầu hết đây là yêu cầu chung của bất cứ giáo viên bộ môn đối với học sinh của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách soạn chuẩn bị bài mới đúng cách. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi xin chia sẻ đến các em học sinh Bài Soạn Toán Lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau chi tiết nhất giúp em định hình được cách thức cũng như nội dung nên chuẩn bị trước khi bắt đầu một bài mới. Nội dung chi tiết, mời các em cùng quý thầy cô theo dõi dưới đây:

BÀI 2: HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU

I. Câu hỏi ôn tập:

Câu hỏi 1 - Toán 7 Tập 1 Bài 2 trang 110:

Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ (hình 60)

Hãy dùng thước chia khoảng và thước đo góc để kiểm nghiệm rằng trên hình đó ta có:

AB = A’B’; AC = A’C’ ; BC = B’C’ ; ∠A = ∠A' ; ∠B = ∠B' ; ∠C = ∠C'

Lời giải

Câu hỏi 2 -  Toán 7 Tập 1 Bài 2 trang 111:

Cho hình 61.

a) Hai tam giác ABC và MNP có bằng nhau hay không (Các cạnh hoặc các góc bằng nhau được đánh dấu bằng những kí hiệu giống nhau) ?

Nếu có, hãy viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó

b) Hãy tìm:

Đỉnh tương ứng với đỉnh A, góc tương ứng với góc N; cạnh tương ứng với cạnh AC

c) Điền vào chỗ trống (…): ΔABC =…; AC = …; ∠B = ⋯

Lời giải

a) Hai tam giác bằng nhau vì có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau

kí hiệu: ΔABC = ΔMNP

b)

- Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M

- góc tương ứng với góc N là góc B

-Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP

c) ΔACB = ΔMPN;

AC = MP;

∠B = ∠N

Câu hỏi 3 - Toán 7 Tập 1 Bài 2 trang 111:

Cho ΔABC = ΔDEF (hình 62)

Tìm số đo góc D và độ dài cạnh BC 

Lời giải

ΔABC = ΔDEF ⇒ góc D = góc A = 180o – 70o – 50o = 60o (hai góc tương ứng)

Và BC = EF ⇒ BC = 3 cm (hai cạnh tương ứng)

II. Bài tập:

Bài 10 (trang 111 SGK Toán 7 Tập 1): 

Tìm trong các hình 63, 64 các tam giác bằng nhau (các cạnh bằng nhau được đánh dấu bởi những kí hiệu giống nhau). Kể tên các đỉnh tương ứng của các tam giác bằng nhau đó. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của các tam giác đó.

Lời giải:

- Xem hình 63)

Ta có:

Và AB = MI; AC = IN; BC = MN

Nên ΔABC = ΔIMN

- Xem hình 64)

ΔPQR có:

Và QH = RP, HR = PQ, QR cạnh chung

Nên ΔHQR = ΔPRQ

Kiến thức áp dụng:

+ Định nghĩa hai tam giác bằng nhau:

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

Bài 11 (trang 112 SGK Toán 7 Tập 1): 

Cho tam giác ABC = tam giác HIK

a) Tìm cạnh tương ứng với cạnh BC. Tìm góc tương ứng với góc H

b) Tìm các cạnh bằng nhau, tìm các góc bằng nhau.

Lời giải:

a) Vì tam giác ABC = tam giác HIK nên

   - Cạnh tương ứng với cạnh BC là IK

   - Góc tương ứng với góc H là góc A

b) - Các cạnh bằng nhau là: AB = HI, AC = HK, BC = IK

   - Các góc bằng nhau là:

→Còn tiếp.........................

Tải bản đầy đủ Hướng dẫn giải Toán Lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau tại file cuối bài: 

III. Tổng hợp lý thuyết:

1. Định nghĩa

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

2. Kí hiệu

Để kí hiệu sự bằng nhau của tam giác ABC và tam giác A'B'C' ta viết ΔABC = ΔA'B'C'

Người ta quy ước rằng khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự.

Ví dụ:

Trong đó A, A' là hai đỉnh tương ứng, AB, A'B' là hai cạnh tương ứng, ∠A, ∠A' là hai góc tương ứng.

File tải miễn phí Bản đầy đủ bài soạn Toán Lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích với các em. Chúc các em thành công!

Đánh giá bài viết
1.1
7 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com