Hướng dẫn giải bài tập trang 126, 127, 128 sách giáo khoa tập 1 Toán lớp 7 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK bài 6: Tam giác cân được trình bày chi tiết, chính xác và dễ hiểu dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo ngay.
Tìm các tam giác cân trên hình 112. Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh của các tam giác cân đó.
Lời giải
Các tam giác cân trên hình 112:
- ΔADE cân tại A: có các cạnh bên là AD và AE; cạnh đáy: DE; góc D và góc E là hai góc ở đáy; góc A là góc ở đỉnh
- ΔABC cân tại A: có các cạnh bên là AB và AC; cạnh đáy: BC; góc B và góc C là hai góc ở đáy; góc A là góc ở đỉnh
- ΔAHC cân tại A: có các cạnh bên là AH và AC; cạnh đáy: HC; góc H và góc C là hai góc ở đáy; góc A là góc ở đỉnh
Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D (hình 113). Hãy so sánh (ABD) = (ACD)
Lời giải
- ΔABD và ΔACD có
AB = AC
∠(BAD) = ∠(CAD) (do AD là tia phân giác góc A)
AD chung
Nên ΔABD = ΔACD (c.g.c)
⇒ ∠(ABD) = ∠(ACD) (hai góc tương ứng)
Tính số đo mỗi góc nhọn của một tam giác vuông cân
Lời giải
Giả sử ΔABC vuông cân tại A
∠A + ∠B + ∠C = 180o
Và ∠A = 90o; ∠B = ∠C
⇒ 2. ∠B = 180o – 90o = 90o
⇒∠B = ∠C = 90o: 2 = 45o
Vẽ tam giác đều ABC (hình 115)
a) Vì sao ∠B = ∠C; ∠C = ∠A?
b) Tính số đo mỗi góc của tam giác ABC
Lời giải
a) ∠B = ∠C khi xét tam giác ABC cân tại A
∠C = ∠A khi xét tam giác ABC cân tại B
b) Tam giác ABC có 3 góc bằng nhau và bằng 180o/3 = 60o
a) Dùng thước có chia xentimet và compa vẽ tam giác ABC cân ở B có cạnh đáy bằng 3cm, cạnh bên bằng 4cm.
b) Dùng thước có chia xentimet và compa vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3cm.
Lời giải:
a) Vẽ đoạn thẳng AC = 3cm.
- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ cung tròn tâm A bán kính 4cm và cung tròn C bán kính 4cm.
- Hai cung tròn trên cắt nhau tại B.
- Vẽ các đoạn thẳng AB, BC ta được tam giác ABC.
b) Tương tự cách vẽ ở câu a với các cung tròn tâm A, tâm C có cùng bán kính 3cm.
Trong các tam giác trên các hình 116, 117, 118 tam giác nào là tam giác cân tam giác nào là tam giác đều? Vì sao?
Lời giải:
- Hình 116
Ta có ΔABD cân vì AB = AD
Do AB = AD , BC = DE nên AB + BC = AD + DE hay AC = AE
=> ΔACE cân
- Hình 117
Nên ΔGHI cân
- Hình 118
ΔOMN là tam giác đều vì ba cạnh bằng nhau OM = MN = MO
ΔOMK cân vì OM = MK
ΔONP là tam giác cân vì ON = NP
Cắt một tấm bìa hình tam giác cân. Hãy gấp tấm bìa đó sao cho hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng góc ở hai đáy bằng nhau?.
Lời giải:
Các bước tiến hành.
- Cắt tấm bìa hình tam giác cân.
- Gấp tấm bìa sao cho hai cạnh bên trùng nhau.
- Quan sát phần cạnh đáy sau khi gấp lại chúng trùng nhau.
Vậy hai góc ở đáy của tam giác cân bằng nhau.
a) Tính các góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 40o.
b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 40o.
Lời giải:
a) Gọi ABC là tam giác cân đã cho và góc ở đỉnh A bằng 40o. Ta có:
b,
Hai thanh AB và AC của vì kèo một mái nhà thường bằng nhau và thường tạo với nhau một góc bằng.
a) 145o nếu là mái tôn.
b) 100o nếu mái là ngói.
Tính góc ABC trong từng trường hợp.
Lời giải:
Ta có AB = AC nên tam giác ABC cân ở A. Do đó:
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD = AE
b) Gọi I là giao điểm của BD và CE. ΔIBC là tam giác gì? Vì sao?
Lời giải:
a) Xét ΔABD và ΔACE có:
AB = AC (gt)
Góc A chung
AD = AE (gt)
Nên ΔABD = ΔACE ( c.g.c)
Vậy ΔIBC cân tại I
Cho góc xOy có số đo 120o điểm A thuộc tia phân giác của góc đó. Kẻ AB vuông góc với Ox, kẻ AC vuông góc với Oy. Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?
Lời giải:
Xét ΔACO và ΔABO có:
Nên ΔACO = Δ ABO (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra AC = AB
Vậy ΔABC là tam giác cân
Ta có:
CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải giải toán lớp 7 SGK trang 126, 127, 128 file word, pdf hoàn toàn miễn phí