Logo

Giải Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 Toán lớp 7 Kết nối tri thức

Giải Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 Toán lớp 7 Tập 2 Chương 10 sách giáo khoa Kết nối tri thức chương trình mới chi tiết, dễ hiểu hỗ trợ các em củng cố kiến thức bài học tốt nhất
2.3
15 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 sách Toán lớp 7 KNTT Bài 36 Hình hộp chữ nhật và hình lập phương đầy đủ và chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo

Bài 10.1 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Có bao nhiêu hình lập phương nhỏ trong Hình 10.11?

 

Gợi ý đáp án:

Có tất cả 9 hình lập phương nhỏ.

Bài 10.2 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Gọi tên các đỉnh, cạnh, đường chéo, mặt của hình hộp chữ nhật trong Hình 10.12.

Gợi ý đáp án:

Ta gọi tên như sau:

  • 8 đỉnh: A, B, C, D, E, F, G, H.
  • 12 cạnh: AB, AD, DC, BC, EF, EH, FG, GH, AE, B F, CG, DH
  • 4 đường chéo: AG, CE, BH, DF
  • 8 mặt: ABFE, DCGH, BCGF, ADHE, ABCD, EFGH.

Bài 10.3 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Vẽ lên một tấm bìa hình khai triển của hình hộp chữ nhật (tương tự hình bên) với kích thước tùy chọn. Cắt rời hình đã vẽ rồi gấp theo đường nét đứt để được một hình hộp chữ nhật.

Bài 10.4 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Một xe đông lạnh có thùng hàng dạng hình hộp chữ nhật, kích thước lòng thùng hàng dài 5,6m, rộng 2m, cao 2m. Tính thể tích lòng của thùng hàng.

Gợi ý đáp án:

Thể tích của lòng thùng hàng là:

5,6.2.2 = 22,4 (m3)

Bài 10.5 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Một hộp sữa tươi có dạng hình hộp chữ nhật với dung tích 1 lít, chiều cao 20cm, chiều dài 10cm.

a) Tính chiều rộng của hộp sữa.

b) Tính diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa? (coi như phần mép hộp không đáng kể)

Gợi ý đáp án:

Dung tích của hộp sữa là 1 lít, nên thể tích của hộp sữa cũng là 1 lít

Đổi: 1 lít = 1000cm3

a) Chiều rộng của hộp sữa là:

1000: (20 x 10) = 1000 : 200= 5 (cm)

b) Diện tích vật liệu dùng để làm vỏ hộp sữa là diện tích xung quanh và diện tích của hai mặt đáy của hình hộp.

Diện tích xung quanh của hộp sữa là:

2.20.(10 + 5 ) + 2. = 600 (cm2)

Diện tích của hai mặt đáy là:

2.10.5 = 100 (cm2)

Vậy diện tích vật liệu cần dùng là: 600 + 100 = 700 (cm2).

Bài 10.6 trang 91 SGK Toán KNTT Lớp 7 Tập 2

Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì mực nước của bể dâng cao 0,8 m

a) Tính chiều rộng của bể nước.

b) Người ta đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu mét?

Gợi ý đáp án:

a) Thể tích nước đổ vào:

120 x 20 = 2400 (l) = 2,4 (m3)

Chiều rộng của bể nước:

2,4 : (2 x 0,8) = 1,5 (m)

b) Thể tích của bể nước:

2400 + (60 x 20) = 3600 (l) = 3,6 (m3)

Chiều cao của bể nước:

3,6 : (2 x 1,5) = 1,2 (m)

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 7 Bài 36 Chương 10 trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 bộ sách Kết nối tri thức chi tiết và dễ hiểu nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài tập khác cùng bộ sách đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36 Hình hộp chữ nhật và hình lập phương trang 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.3
15 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com