Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 26, 27, 28 sách Toán lớp 7 KNTT Bài 5 Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn đầy đủ và chính xác nhất, mời các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo
Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
0,1; −1,(23); 11,2(3); −6,725
Gợi ý đáp án:
Các số là số thập phân hữu hạn là: 0,1; -6,725.
Các số là số thập phân vô hạn tuần hoàn là: -1,(23); 11,2(3).
Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101….
Gợi ý đáp án:
Ta có: 0,010101…. = 0,(01)
Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm
Gợi ý đáp án:
Ta có: 3,2(31) = 3,2313131….
Vậy chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) là chữ số 1.
Vì chữ số ngay sau chữ số thập phân thứ năm của số đã cho là chữ số 3 < 5 nên làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm, ta được số 3,23131.
Số 0,1010010001000010…(viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không?
Gợi ý đáp án:
Số 0,1010010001000010…không là số thập phân vô hạn tuần hoàn vì không có chữ số được lặp đi lặp lại vô hạn lần.
Làm tròn số 3,14159…
a) đến chữ số thập phân thứ ba;
b) với độ chính xác 0,005.
Gợi ý đáp án:
a) Số 3,14159… làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba là: 3,142 ( vì chữ số ngay sau chữ số hàng làm tròn là chữ số 5 ≥≥5 )
b) Số 3,14159… làm tròn với độ chính xác 0,005, tức là làm tròn đến hàng phần trăm, được: 3,14 ( vì chữ số chữ số hàng làm tròn là chữ số 1 < 5)
Trên đây là nội dung gợi ý trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK Toán 7 Bài 5 Chương 2 trang 26, 27, 28 bộ sách Kết nối tri thức chi tiết và dễ hiểu nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài tập khác cùng bộ sách đã được đăng tải trên chuyên trang của chúng tôi.
CLICK NGAY vào TẢI VỀ để download Giải Toán 7 Kết nối tri thức Bài 5 Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn trang 26, 27, 28 file PDF hoàn toàn miễn phí.