Với bộ tài liệu hướng dẫn giải VBT Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn Công Nghệ 6 có lời giải chi tiết, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bám sát nội dung yêu cầu trong vở bài tập. Giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm và ôn tập hiệu quả.
- Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng của thực phẩm?
Lời giải:
Do chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến (khi chuẩn bị và cả trong chế biến).
- Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào?
Lời giải:
Trong trường hợp trước khi chế biến và trong khi chế biến.
Em hãy quan sát các hình 3.17 – 3.18 và 3.19 (tr.81, 82 – SGK) và ghi vào bảng dưới đây các chất dinh dưỡng của thực phẩm cần được bảo quản và biện pháp bảo quản thích hợp.
Lời giải:
TÊN THỰC PHẨM (1) | CHẤT DINH DƯỠNG (2) | BIỆN PHÁP BẢO QUẢN (3) |
1. Thịt (h.3.17a) | - Chất đạm - Chất béo - Chất khoáng - Sinh tố | - Không ngâm, rửa thịt sau khi cắt thái vì sinh tố và chất khoáng dễ bị mất đi - Không để ruồi, bọ bâu vào. - Giữ cá ở nhiệt độ thích hợp |
2. Cá (h.3.17b) | - Chất đạm - Chất béo - Chất khoáng - Sinh tố | - Không ngâm, rửa cá sau khi cắt thái vì sinh tố và chất khoáng dễ bị mất đi - Không để ruồi, bọ bâu vào. - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp |
3. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi (h.3.18) | - Chất khoáng - Sinh tố | - Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. |
4. Đậu hạt khô, gạo (h.3.19) | - Chất béo | - Để các loại đậu hạt khô, gạo nơi khô ráo, thoáng mát và trên cao. |
1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khí chế biến món ăn?
Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) các câu sau đây:
Lời giải:
- Trong khi chế biến món ăn, chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt.
- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
Cần phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp?
Em hãy điền dấu (x) vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) và giải thích tại sao?
Lời giải:
CÂU HỎI (1) | Đ (2) | S (3) | TẠI SAO? (4) |
1. Khi nấu cơm, nên dùng gạo xát thật trắng để cơm được thơm ngon và bổ dưỡng 2. Nên vo gạo thật kĩ để loại bỏ cát bụi và hạt cơm được sạch 3. Không nên chắt bỏ nước cơm 4. Cần phải chắt bỏ nước cơm để hạt cơm được khô ráo. 5. Không nên hâm thức ăn nhiều lần 6. Khi nấu thức ăn có nước, cần phải khuấy nhiều để thức ăn được chín đều 7. Khi luộc hay nấu nên cho thực phẩm vào lúc bắt đầu nấu nước để thực phẩm được chón từ từ và mềm đều |
x x
x
| x
x
x x | Gạo xát thật trắng sẽ mất rất nhiều chất dinh dưỡng Gạo có rất nhiều bụi, cát cần phải được rửa sạch. Nước cơm chứa nhiều sinh tố, chất khoáng. Khi nấu cơm nước sẽ bốc hơi và sinh tố được giữ lại. Sẽ mất các chất dinh dưỡng. Khuấy nhiều sẽ làm nát thức ăn, mất chất dinh dưỡng. Chỉ nên luộc khi nước đã sôi để không bị hao hụt chất dinh dưỡng |
2. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với các thành phần dinh dưỡng
Em hãy điền vào chỗ trống (...) nội dung thích hợp theo bảng dưới đây:
Lời giải:
CHÂT DINH DƯỠNG | ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ |
a) Chất đạm b) Chất béo c) Sinh tố d) Chất khoáng e) Đường bột | Đun nóng quá cao, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi Sinh tố A sẽ bị mất đi nếu đun nóng quá cao Sinh tố dễ bị mất đi, nhất là các chất tan trong nước. Một phần chất khoáng bị hoà tan vào nước Đường bị biến mất, bột bị cháy đen nếu nhiệt độ quá cao |
Câu 1 (Trang 60 VBT Công nghệ 6): Những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến là
Lời giải:
Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến:
- Đun lâu mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố B và PP.
- Rán lâu mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.
- Sinh tố B1 có trong nước cơm.
Câu 2 (Trang 61 VBT Công nghệ 6): Hãy điền vào chỗ trống (…) nội dung thích hợp theo bảng dưới đây:
Lời giải:
TÊN SINH TỐ | GIÁ TRỊ SỬ DỤNG | BIỆN PHÁP BẢO QUẢN |
Sinh tố tan trong nước: C, B và PP | Có lợi cho cơ thể | Hạn chế khuấy khi nấu Không nên cho vào nồi quá sớm. |
Sinh tố tan trong chất béo: A, D, E và K. | Có lợi cho sức khoẻ con người | Không nên đun lại |
Câu 3 (Trang 61 VBT Công nghệ 6): Em hãy ghi các biện pháp bảo quản các thực phẩm trong bảng dưới đây để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến vả sử dụng
Lời giải:
TÊN THỰC PHẨM | BIÊN PHÁP BẢO QUẢN |
1. Thịt bò 2. Tôm tươi 3. Rau cải 4. Cà chua 5. Giá đỗ 6. Khoai tây 7. Cà rốt 8. Trái cây tráng miệng | Rửa sạch, thái nhỏ và bảo quản kĩ. Rửa sạch, bảo quản kĩ. Rửa sạch, bảo quản kĩ. Rửa sạch, để nơi khô ráo. Rửa sạch, bảo quản kĩ. Rửa sạch, để nơi khô ráo thoáng mát. Rửa sạch, để nơi khô ráo thoáng mát. Rửa sạch, bảo quản kĩ. |
Câu 4 (Trang 61 VBT Công nghệ 6): Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) các câu sau đây để nêu cách bảo quản lượng sinh tố C có trong thực phẩm:
Lời giải:
- Sinh tố C tan trong nước, cần quan tâm thực phẩm thật chu đáo trong khi chế biến cũng như trong khi bảo quản; không khuấy thực phẩm trong nước và không đun nấu quá lâu.
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải VBT Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn Công nghệ lớp 6, chi tiết, đầy đủ nhất, có file tải pdf hoàn toàn miễn phí.