Logo

Soạn VBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Soạn vở bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong VBT, hỗ trợ các em tiếp thu bài đạt hiệu quả nhất.
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Vở bài tập GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn VBT GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Bài tập 1: Hãy nêu các biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Cho ví dụ?

Trả lời

Những biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

  • Tích cực tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng
  • Tham gia các câu lạc bộ học tập
  • Tự giác tham gia các hoạt động của lớp.
  • Đi thăm thầy, cô giáo cũ với các bạn cùng lớp

Bài tập 2: Hãy nêu rõ sự khác nhau giữa những biểu hiện tích cực, tự giác với lười biếng, không tự giác trong việc tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

Trả lời

Tích cực tham gia là chủ động không cần ai nhắc nhở.. ngược lại thiếu tự giác, lười biếng, ích kỷ, chây lười, hoặc miễn cưỡng tham gia.

Bài tập 3: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với tập thể, xã hội?

Trả lời

  • Mở rộng hiểu biết về mọi mặt
  • Rèn luyện kỹ năng cần thiết của bản thân
  • góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh
  • Được mọi người tôn trọng quý mến.

Bài tập 4: Những biểu hiện nào sau đây là tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

A. Toàn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội.

B. Tâm chủ động chăm sóc cây hoa trong vườn trường.

C. Hoàng tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao của trường.

D. Minh chỉ tham gia các hoạt động ở trường, không muốn tham gia các phong trào ở nơi cư trú.

E. Huy hăng hái tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng.

G. Chủ nhật cả lớp đi cắm trại, nhưng Hải giả vờ ốm để ở nhà.

H. Quang ủng hộ phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".

I. Vân hờ hững với các câu lạc bộ của trường.

K. Lượng hết lòng tham gia công việc chung của lớp.

Bài tập 5: Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai

A. Tự giác là hoàn thành tốt công việc khi được nhắc nhở.

B. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

C. Muốn tham gia các hoạt động tập thể và xã hội phải xây dựng thời gian biểu hợp lí.

D. Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, của xã hội để được khen thưởng.

E. Làm việc không cần ai nhắc nhở, giám sát là biểu hiện của tự giác.

Trả lời

Câu 4: A, B, C, E, H,G

Câu 5:

Đúng: B, C E

Sai: A, D

Bài tập 6: Chuẩn bị cho ngày 20 tháng 11, Liên đội thiếu niên Trường Trung học cơ sở Ba Đình chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để biểu diễn chúc mừng các thầy cô giáo. Lớp 6A chọn được 5 bạn để tham gia vào Đội Văn nghệ chung của cả trường. 4 bạn vui vẻ tham gia và tập rất nhiệt tình, duy chỉ có bạn Nhung thì từ chối, không tham gia. Ai cũng biết Nhung hát rất hay, nhưng bạn ấy chỉ muốn hát tự do, không muốn tham gia vào Đội Văn nghệ vì sợ mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của mình.

Câu hỏi:

Theo em, biểu hiện của bạn Nhung là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời

Biểu hiện của bạn Nhung là sai, không phù hợp với yêu cầu đối với học sinh trong tập thể lớp. Bạn hát hay nhưng lại từ chối tham gia vào Đội Văn nghệ là thiếu ý thức tập thể, chỉ biết cá nhân mình

Bài tập 7: Bạn Linh học rất khá nhưng luôn trốn tránh tham gia các công việc làm vệ sinh trường lớp. Cứ mỗi lần nhà trường tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn trường là bạn ấy lại tìm cách để không phải tham gia. Nhiều bạn nói biểu hiện của Linh như thế là không được, nhưng cũng có bạn lại nói việc tham gia vào phong trào của trường không quan trọng.

Câu hỏi:

1/ Em đồng ý với ý kiến nào trên đây?

2/ Theo em, học sinh có cần phải tham gia vào các hoạt động chung của trường không? Vì sao?

Trả lời

Đồng ý với ý kiến phê phán biểu hiện của bạn Linh, vì tham gia vào các phong trào của trường, lớp là trách nhiệm của mỗi học sinh.

Người học sinh chỉ chăm học thôi chưa đủ mà còn phải rèn luyện, phải tham gia các phong trào chung của trường

Bài tập 8: Phượng không chi là một học sinh giỏi mà còn là một học sinh gương mẫu về tính tập thể. Phượng tự nguyện giúp đỡ 3 bạn cùng lớp từ học sinh kém năm học trước trở thành học sinh khá trong năm học này. Phượng còn là người sôi nổi, luôn đi đầu và cổ vũ cho các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong, từ hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao đến các hoạt động vệ sinh, nói không với ma tuý nơi học đường... Thế mà có bạn lại chê Phượng sao dại thế, tội gì mà tham gia vào các hoạt động ấy cho mất thời gian của mình.

Câu hỏi:

Tính tự giác, tính cực của Phượng trong các hoạt động tập thể ở trường, lớp có đáng được bạn bè trân trọng, quý mến không? Vì sao?

Trả lời

Tính tích cực, tự giác của Phượng trong các hoạt động của trường, lớp rất đáng được bạn bè trân trọng, quý mến, vì Phượng là người sống hết lòng vì mọi người, vì tập thể

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com