Logo

Soạn VBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Soạn vở bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong VBT, hỗ trợ các em tiếp thu bài đạt hiệu quả nhất.
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải Vở bài tập GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn VBT GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

Bài tập 1: Các quyền của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?

Trả lời

Các quyền của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành 4 nhóm quyền

Đó là những nhóm quyền:

  • Quyền sống còn
  • Quyền bảo vệ
  • Quyền tham gia
  • Quyền phát triển

Bài tập 2: Em hãy kể một số quyền cụ thể trong các nhóm quyền của trẻ em?

Trả lời

Trẻ em có 4 quyền lợi cơ bản:

1. Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống, được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như được nuôi dưỡng, được sống,....

2. Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại,...

3. Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập và tham gia các hoạt động lành mạnh,....

4. Nhóm quyền tham gia: là những quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình,...

Bài tập 3: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em và đối với tương lai của thế giới?

Trả lời

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ em và đối với tương lai của thế giới. Các quyền mà Liên Hợp quốc đưa ra đã góp phần bảo vệ trẻ em trên toàn thế giới, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ, được chăm sóc, được nuôi dưỡng theo đúng lứa tuổi, bảo vệ trẻ em trước những tác nhân xấu trong xã hội.

Bài tập 4: Theo em, việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em?

  1. Cho trẻ bỏ học đi làm để kiếm tiền
  2. Làm theo mọi ý muốn của trẻ
  3. Đưa con đi tiêm phòng dịch
  4. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuông con trai hơn con gái

Bài tập 5: Việc làm nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

  1. Dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
  2. Cho trẻ em hút thuốc lá
  3. Buộc trẻ em hư phải vào trường giáo dưỡng
  4. Yêu cầu trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến lớp học tình thươnz

Bài tập 6: Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai?

A. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không phải làm gì.

B. Cha mẹ có quyền ngăn cấm con chơi những trò chơi có hại

C. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

D. Khi con đến tuổi đi học, cha mẹ mới làm khai sinh cho con là vi phạm quyền trẻ em.

E. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em bình thường khác.

Trả lời

Câu 4: C

Câu 5: B

Câu 6:

Đúng: B, C, E

Sai: A, D

Bài tập 7: Bé Bông năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học.

Câu hỏi:

1/ Theo em, bé Bông đã không được hưởng những quyền gì của trẻ em?

2/ Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

Trả lời

1/ Bé Bông đã không được hưởng một số quyền của trẻ em như : quyền được khai sinh, quyền được học tập,...

2/ Trong trường hợp này, cha mẹ của bé Bông là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.

Bài tập 8: Tí là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cậu sống với mẹ và 3 đứa em trong một ngôi nhà lụp xụp ở khu phố lao động. Do hoàn cảnh khó khăn, cậu chỉ được học đến lớp 4. Năm cậu 14 tuổi, có người đàn ông đến xin nhận cậu làm con nuôi, hứa với mẹ cậu sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng cậu chu đáo và cho cậu đi học tiếp. Tin lời người đó, mẹ Tí đồng ý cho cậu làm con nuôi người ta mà không hỏi ý kiến cậu. Nhưng sự thực người đàn ông ấy là kẻ bịp bợm, thấy Tí ngoan ngoãn, chăm chỉ nên vợ chồng ông ta nảy ra ý định xin cậu về làm con nuôi với mục đích tận dụng sức lao động của cậu. Ở nhà ông ta, Tí không được đối xử tử tế, không được đi học, phải làm tất cả việc nhà và trông nom việc bán hàng rất vất vả.

Câu hỏi:

1/ Vợ chồng người nhận nuôi Tí đã có những sai phạm gì?

2/ Theo em, mẹ Tí có lỗi không? Vì sao?

Trả lời

Vợ chồng người nhận nuôi Tí có những sai phạm : bóc lột sức lao động của trẻ em (Tí), không cho Tí đi học, ngược đãi Tí.

Mẹ Tí cũng có lỗi vì đã tự ý cho Tí làm con nuôi người khác mà không hỏi ý kiến của Tí

Bài tập 9: Lan sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con nên năm 13 tuổi, em phải đi làm thuê cho một cửa hàng cơm ở phố huyện. Hằng ngày em phải làm rất nhiều công việc, từ nhóm lò, xách nước, dọn dẹp, rửa bát, bưng bê, đến phục vụ các con bà chủ.. Công việc thường kéo dài từ sáng sớm đến khuya, có những việc nặng quá sức và em còn thường bị chủ mắng nhiếc khi có điều gì không vừa ý. Lan không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi và những người khác nên rất buồn và tủi thân, chỉ muốn về quê sống với cha mẹ.

Câu hỏi:

1/ Trong tình huống trên, những quyền gì của trẻ em đã bị xâm phạm?

2/Nếu là Lan thì em sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng trên?

3/ Nếu chứng kiến sự việc đỏ, em sẽ làm gì để giúp Lan?

Trả lời

  • Trong tình huống, những quyền của trẻ em bị xâm phạm là: quyền không bị bóc lột sức lao động, không bị đối xử tồi tệ; quyền được học tập; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được giao lưu,...
  • Lan phải tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh. Chúng ta có thể giúp Lan bằng cách báo cho những người có trách nhiệm biết.

Bài tập 10: Vợ chồng cô Tâm có 4 người con, kinh tế gia đình khó khăn. Gần đây, chú La - chồng cô lại bị đau cột sống phải nghỉ việc nên cuộc sống gia đình càng lâm vào cảnh túng thiếu. Trong lúc cô chú đang lúng túng chưa biết làm thế nào để bảo đảm cuộc sống gia đình thì có người khuyên cô chú tốt nhất là cho các con nghi học và cho Huệ, con gái lớn của cô chú năm nay 13 tuổi đi làm thuê cho một nhà hàng giải khát - karaoke để có tiền giúp đỡ cha mẹ.

Câu hỏi:

1/ Cách giải quyết như trên có phái là tốt nhất không? Vì sao?

2/ Theo em, gia đình cô Tâm có thể làm gì để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế?

Trả lời

1/ Cho con nghỉ học, đi làm thuê không phải là giải pháp tốt vì vi phạm quyền của trẻ em, làm cho con cái bị thiệt thòi.

2/ Vợ chồng cô Tâm nên bàn với các con sắp xếp lại công việc gia đình và nhận việc làm gia công tại nhà cho các con, khuyến khích các con chăm chỉ chịu khó lao động để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bài tập 11: Đường vào trường Trung học cơ sở của xã Tâm sau những trận mưa lớn rất lầy lội, học sinh đến trường khó khăn, vất vả, nhiều khi không an toàn. Tám và một số bạn bàn nhau làm đơn trình bày với xã, đề nghị xã giúp đỡ, sửa lại đường vào trường cho tốt hơn. Thấy thế, có người ngạc nhiên nói: "Trẻ con mà cũng đòi đề nghị ư?

Câu hỏi

Theo em, trong trường hợp này, học sinh có quyền đưọi' đế nghị với xã không? Vì sao?

Trả lời

Học sinh THCS có quyền làm đơn trình bày, đề nghị với xã vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của trẻ em

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Giáo Dục Công Dân 6 Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com