Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tập 1

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

1. Bài tùy bút nói về những thú ăn chơi nào của Thịnh Vương Trịnh Sâm? Tác giả sư dụng những cách thức gì để diễn tả những thói ăn chơi ấy của chúa Trịnh?

Trả lời:

- Bài tùy bút nói về những thú ăn chới xa hoa của Thịnh Vương Trịnh Sâm: thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung, du ngoạn trên Tây Hồ và thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh

- Cách thức diễn tả của tác giả:

   + Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.

   + Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.

   + Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.

→Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.

2. Câu văn: “ Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bể, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa xa gió táp, vỡ đổ tan đàn, kẻ tức giả biết đó là triệu bất tường” đã bộc lộ sự đánh giá và thái độ của tác giả như thế nào trước thói ăn chơi của chúa Trịnh?

Trả lời:

- Sự đánh giá và thái độ của tác giả thể hiện trong câu văn: Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn. Tác giả xem đó là “triệu bất tường”, báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.

3. Câu 2, tr. 63, SGK

Trả lời:

- Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa: là hành động vừa ăn cướp vừa la làng , người dân như thế là bị cướp tới hai lần bằng không thì cũng phải tự tay hủy bỏ đồ quý của mình

- Ý nghĩa của đoạn văn kết thúc bài:

   + làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép ở trên

   + làm cho cách viết thêm phong phú sinh động

4. Thể văn tùy bút ở bài này có đặc điểm gì khác với thể truyện ở bài Chuyện người con gái Nam Xương?

Trả lời:

- Ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên thường có cốt truyện và nhân vật. Ví dụ truyện Người con gái Nam xương có cốt truyện, hệ thống nhân vật (Vũ Nương, Trương Sinh ) được khắc họa rõ nét,....

- Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống (ở bài này là thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu dân của bọn vua chúa và quan lại)

5. Bài luyện tập, tr. 63, SGK

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

    Đất nước ta vào thời vua Lê – Chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào cảnh vô cùng hỗn độn, chính quyền cai trị mục nát. Vua chúa quan lại không lo cho nhân dân, không mành việc thế sự mà chỉ suốt ngày ăn chơi sa đọa. Không chỉ vậy, quan lại còn ỷ thế mà hoành hành ngang ngược nhũng nhiễu dân lành khiến cuộc sống nhân dân khốn khổ. Nhân dân đói khổ tới mức phải ăn cả vỏ cây, thịt chuột thậm chí là cả thịt người. Thật là cảnh lầm than không kể xiết.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com