Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Kiểm tra về truyện Tập 2

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Kiểm tra về truyện Tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Kiểm tra về truyện Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Kiểm tra về truyện

Câu 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học trong Ngữ văn 9, tập 2 theo các mục: số thứ tự, tên tác phẩm (hoặc đoạn trích), tác giả, quốc tịch, tóm tắt nội dung

Trả lời:

STT Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) Tác giả Quốc tịch Nội dung
1 Làng Kim Lân Việt Nam Tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình, của một người nông dân phải rời làng đi tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long Việt Nam Cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư¬ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Chân dung con người lao động thầm lặng, ngày ngày cống hiến cho đất nước.
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Việt Nam Tình cảm thiêng liêng giữa cha và con trong thời kì khốc liệt nhất của chiến tranh chống Mĩ
4 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê Việt Nam Hình ảnh những cô gái trẻ làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn, tuy công việc nguy hiểm và áp lực nhưng họ vẫn luôn vui tươi, yêu đời.
5 Bến quê Nguyễn Minh Châu Việt Nam Nhĩ từng đi khắp nơi trên thế giới đến cuối đời lại vì bệnh tật mà không thể đi lại. Lúc này anh mới nhận ra những gía trị cuộc sống

Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Trả lời:

- Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình, Lê Minh Khuê đã góp thêm một gam màu rất đẹp tô sắc cho hình tượng ấy

   + đó là vẻ đẹp tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng

   + là tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ

   + Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan

→ Những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ

Câu 3: Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê? Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những suy ngẫm gì về con người và cuộc đời?

Trả lời:

- Cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật Nhĩ:

   + Nhĩ từng đi nhiều nơi, nhiều vùng đất nhưng đến cuối đời lại phải cột mình bên chiếc giường bệnh, khi ấy anh mới phất hiện ra những vẻ đẹp của quê hương mình và người vợ cực nhọc

   + tâm trạng:

• những quan sát, phát hiện và xúc cảm của Nhĩ trong buổi sáng gần như cuối cùng của anh về khung cản quen thuộc mà mới lạ ở phía bên ngoài cửa sổ

• những bông hoa bằng lăng, dòng sông Hồng vào độ đầu thu, bãi bồi bên kia sông → những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp

• những suy nghĩ chiêm nghiệm của nhân vật về nghịch lí ở đời khi thấy đứa con xa vào đám chơi phá cờ thế bên đường

- Qua đó Nguyễn minh Châu muốn gửi gắm thông điệp giàu giá trị nhân văn: hãy biết trân trọng và tìm ra ý nghĩa cuộc sống từ những điều bình dị nhất quanh mình

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Cảm nghĩ của em về nhân vật qua bức chân dung tự họa

Trả lời:

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật: là bức châm dung tự họa của nhân vật theo lối tả tĩnh giống như một bức tranh

- Cuộc sống trên đảo hoang:

   + Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt (cái mũ với mảnh da dê, cái dù trên đầu)

   + Trang phục tất cả đều bằng da dê, có lẽ trên đảo hoang có nhiều dê rừng

   + Hai cái quai bên thắt lưng để đeo kiếm và dao găm nhưng lại để đeo cưa và rìu chứng tỏ ở đảo không có kẻ thù chống chọi, khả năng ít có thú dữ

- Những phẩm chất của Rô-bin-xơn

   + Rô-bin-xơn không có lấy một lời than vãn nào, với trang phục kì dị kèm theo các đồ lề linh kỉnh cả rìu với cưa chúng ta ngỡ ông là một vị chúa đảo trị vì oai vệ trên đảo quốc của mình.

   + Giọng kể chuyện của Rô-bin-xơn đượm vẻ hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của ông

Câu 5: Phân tích nhân vật bác Phi-líp trong đạon trích Bố của Xi-mông. Nhân vật này gợi cho em cảm nghĩ gì về lòng nhân ái của những người lao động bình thường?

Trả lời:

- Nhân vật bác Phi-líp:

   + Khi gặp Xi-mông: cảm nhận sự đau khổ của em và an ủi em: Người ta sẽ cho cháu... một ông bố

   + Trên đường đưa Xi-mông về nhà: bác chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa → bác nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.

   + Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.

   + Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em. Bác nhận làm bố Xi-mông vì bác là người nhân hậu, bác thương Xi-mông , muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông, cũng còn vì cảm mến Blăng-sốt

- Lòng nhân ái của những người lao động bình thường rất đẹp và lớn lao, ta cần giống như họ có một tấm lòng nhân hậu, không nên dửng dưng trước những đau khổ bất hạnh của người khác

Câu 6: Câu 4, tr. 155, SGK

Trả lời:

Khi nhắc đến cảnh thiên nhiên đẹp trong các tác phẩm truyện đã học, ta không thể không nhắc đến cảnh thiên nhiên SaPa trong tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Theo bước chân của nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo. Nắng ở Sa Pa cũng thật là đẹp. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn. Qua sự miêu tả của nhà văn, hình ảnh những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nàng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng đã làm nổi vật lên vẻ đẹp rực rỡ của Sa Pa. Những con đèo trên Sa Pa khi được nắng chiếu sáng cũng trở nên đẹp lạ thường: nắng đã mạ bạc cả con đường đèo. Hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. Khi đọc đến đây, với cảnh đẹp như vậy, người đọc mang theo cảm nhận khao khát được đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Kiểm tra về truyện Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com