Logo

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự Tập 1

Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự Tập 1, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập bám sát nội dung trong chương trình trên lớp và giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự

1. Tìm hiểu yêu cầu đề 1, tr. 191, SGK

Trả lời:

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề

B, Thân bài:

- Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách.... vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

- Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

- Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?...

- Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

C, Kết bài:

- Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.

- Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

2. Tìm hiểu đề 2, tr. 191, SGK

Trả lời:

A, Mở bài: giới thiệu cuộc gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật..

B, Thân bài:

- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

- Miêu tả người lính đó ( ngoại hình, tuổi tác,…)

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

   +Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

   +Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính,mất đèn, không mui

   +Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ

- Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

C, Kết bài: suy nghĩ về cuộc gặp gỡ đó

3. Tìm hiểu yêu cầu đề 3, tr. 191, SGK

Trả lời:

A, Mở bài: giới thiệu kỉ niệm không thể nào quênvới thầy cô giáo cũ

B, Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

   +Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

   +Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

   + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

   + Đó là người thầy (cô) như thế nào?

   + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

   + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

   + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

   + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào?

C, Kết bài: suy nghĩ của bản thân

4. Tìm hiểu yêu cầu đề 4 , tr. 191, SGK

Trả lời:

A, Mở bài:giới thiệu cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội

B, Thân bài:

- Trên đường đi: hát hò, hồi hộp…

- Đến nơi:các chú, các anh bộ đội vui vẻ, thân thiện, đón tiếp nồng nhiệt.

- Sau màn chào hỏi tưng bừng, tất cả cùng đi tham quan nơi ăn, nơi ở, phòng truyền thống, khu vực luyện tập… của đơn vị.

- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ:

   + Tất cả trở lại hội trưởng để nghe các chú, các anh nói chuyện (phần trọng tâm).

   + Giới thiệu người nói chuyện.

   + Nội dung câu chuyện: Kể về ai, về việc gì? Xảy ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào? Nhân vật trong chuyện là người đang kể chuyện hay đồng đội, còn sống hay đã hi sinh?…

   + Trong câu chuyện có những tình huống gay cấn, những chi tiết bất ngờ nào?

- Kết thúc cuộc gặp gỡ, em đại diện các bạn học sinh lên phát biểu:

   + Thay mặt thầy cô và các bạn cảm ơn sự đón tiếp, cảm ơn người nói chuyện.

   + Phát biểu cảm xúc: Cảm động, tự hào, biết ơn…

   + Hứa hẹn: Học tập và rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh; sẵn sàng tiếp bước cha anh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

C, Kết bài: suy nghĩ của em về cuộc gặp gỡ và những lời phát biểu của mình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com