Logo

Luật xử lý vi phạm hành chính và ý nghĩa, tác động trong đời sống

Cung cấp nội dung toàn văn Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 mới nhất và đánh giá ý nghĩa, vai trò của bộ luật này trong đời sống thực tiễn
5.0
0 lượt đánh giá

Luật xử phạt vi phạm hành chính là gì? Được ban hành từ thời điểm nào và có hiệu lực đến khi nào? Mời các bạn cùng tham khảo ngay nội dung đầy đủ toàn văn và file tải miễn phí của bộ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 hay 2013, 2015 cho đến 2018 và mới nhất. Đồng thời ở nội dung bài viết này chúng tôi cũng tổng hợp các đánh giá về tác dụng của bộ luật này trong đời sống nhân dân như thế nào.

Luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất là gì?

Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính mới nhất từ năm 2002 đến nay là bộ luật nào? Trên thực tế, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được nhà nước ban hành từ năm 2002 và trải qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2008. Cho đến ngày 20/6/2012, Quốc hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sau đây gọi tắt là Luật XLVPHC năm 2012), có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Như vậy cho dù bắt gặp các khái niệm như luật xử lý vi phạm hành chính 2013, 2014, 2015...cho đến 2019 thì thực chất đó chính là các Nghị định, Quyết định, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo bộ luật 2012.

Tóm tắt Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13

Với bố cục gồm sáu phần, 12 chương và 142 điều, quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính với nhiều nội dung mới, tiến bộ, Luật Xử lý vi phạm hành chính đánh dấu bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói riêng ở Việt Nam, đồng thời khẳng định một bước phát triển mới về cơ chế pháp lý trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta, được nhân dân và cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đánh giá cao.

Dưới đây là nội dung tóm tắt văn bản Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Phần thứ nhất - Những quy định chung

Phần thứ hai - Xử phạt vi phạm hành chính

Chương I - Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Chương II - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Chương III - Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Phần thứ ba - Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Chương I - Các biện pháp xử lý hành chính

Chương II - Thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Chương III - Thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Chương IV - Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Chương V - Các quy định khác liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Phần thứ tư - Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Chương I - Quy định chung về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Chương II - Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Phần thứ năm - Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính

Chương I - Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Chương II - Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Phần thứ sáu - Điều khoản thi hành

Tải miễn phí Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại đây:

Ý nghĩa, tác động của luật xử phạt vi phạm hành chính

Với mục tiêu tạo lập cơ sở pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm hành chính, yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm trật tự an toàn xã hội... bộ Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 đã ra đời.

Luật XLVPHC đã công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trên thực tế trong quá trình thi hành Luật này vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập nhất là các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của các lực lượng chức năng trong CAND. Tất cả các vấn đề này đã và đang được nhà nước dần cải thiện thông qua các ý kiến đóng góp sửa đồi, các văn bản thông tư, nghị quyết hướng dẫn thi hành luật nhằm mang lại quyền lợi tối đa cho nhân dân.

Mẫu Biên bản, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất là gì?

Dưới đây là danh sách 55 biểu mẫu quyết định, biên bản được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính hiện nay.

Danh sách các biểu mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản
  2. Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (dùng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính)
  3. Mẫu Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền
  4. Mẫu Quyết định giảm/miễn phần còn lại (toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành chính
  5. Mẫu Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần
  6. Mẫu Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
  7. Mẫu Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
  8. Mẫu Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
  9. Mẫu Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  10. Mẫu Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
  11. Mẫu Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do không xác định được người vi phạm/người vi phạm không đến nhận
  12. Mẫu Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
  13. Mẫu Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
  14. Mẫu Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  15. Mẫu Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trường hợp người bị xử phạt chết/mất tích; tổ chức bị giải thể/phá sản)
  16. Mẫu Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  17. Mẫu Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  18. Mẫu Quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  19. Mẫu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
  20. Mẫu Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
  21. Mẫu Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
  22. Mẫu Quyết định khám người theo thủ tục hành chính
  23. Mẫu Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
  24. Mẫu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  25. Mẫu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở
  26. Mẫu Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
  27. Mẫu Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  28. Mẫu Quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  29. Mẫu Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
  30. Mẫu Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  31. Mẫu Quyết định về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
  32. Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  33. Mẫu Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
  34. Mẫu Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  35. Mẫu Quyết định đính chính quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
  36. Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  37. Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
  38. Mẫu Quyết định trưng cầu giám định

Danh sách các biểu mẫu Biên bản vi phạm hành chính

  1. Biên bản phiên giải trình trực tiếp
  2. Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  3. Biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt
  4. Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  5. Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
  6. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
  7. Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
  8. Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  9. Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  10. Biên bản bàn giao người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
  11. Biên bản khám người theo thủ tục hành chính
  12. Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
  13. Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  14. Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
  15. Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
  16. Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Trên đây là nội dung tóm tắt văn bản Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có file tải miễn phí và nêu lên các ý nghĩa thực tiễn của bộ luật này trong đời sống thực tiễn cùng danh sách các biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. 

Các bạn hãy chia sẻ ngay nội dung hữu ích này cho bạn bè và người thân cùng tham khảo nhé!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com