Ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn.
Trước hết, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung thì không quy định về việc ly thân. Do vậy, pháp luật không thừa nhận việc vợ chồng bạn ly thân, và trong thời gian "ly thân", vẫn được coi là thời kỳ hôn nhân của hai người. Vì vậy, nếu cuộc sống hôn nhân của bạn và chồng bạn không hạnh phúc và bạn không muốn tiếp tục sống cùng chồng, tuy nhiên chưa đến mức phải ly hôn thì bạn và chồng bạn có thể ly thân mà không cần thực hiện bất cứ thủ tục nào.
Khái niệm ly thân được hiểu một cách đơn giản là hai vợ chồng sống chung hoặc sống riêng nhưng không có quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục).
Nếu sau quá trình ly thân, cuộc sống hôn nhân của vợ chồng bạn rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn và chồng bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn.
► Tải về mẫu đơn xin ly thân bản Word tại đường link cuối bài...
Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản hiện hành chưa có chế định về ly thân, cũng như không có bất kì các qui định nào của pháp luật về trình tự, thủ tục ly thân giữa hai vợ chồng. Hơn nữa ly thân cũng không phải là căn cứ bắt buộc trước khi giải quyết ly hôn. Do đó, bản chất của quá trình ly thân là việc chồng và vợ không cùng ở chung với nhau, ăn chung, sinh hoạt chung….
Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.
Đôi khi việc ly thân lại là một quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề xung đột giữa vợ và chồng, khi mâu thuẫn bị đẩy lên đến đỉnh điểm không thể nào giải quyết được thì hai bên cần có khoảng thời gian để suy nghĩ lại khắc phục sai lầm, ăn năn hối cải, hay là sửa đổi tính tình, để trong khoảng thời gian đó có thể quyết định tiếp tục sống với nhau hay quyết định ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.
Dù ly thân trong khoảng thời gian bao lâu đi chăng nữa thì xét về mặt pháp luật, hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý nên phát sinh quyền và nghĩa vụ với vợ chồng. Đây đơn thuần là thuật ngữ xã hội chứ không phải thuật ngữ pháp lý. Vì lẽ đó, khi muốn ly thân hai vợ chồng sẽ tự thương lượng thỏa thuận, thống nhất với nhau về các vấn đề có liên quan như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản và con chung phát sinh trong thời kỳ ly thân, trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với người thân và con cái, đặc biệt là vấn đề cấp dưỡng.Ngoài ra không cần làm thủ bất kì thủ tục nào khác.
Pháp luật Việt Nam không quy định ly thân bao lâu thì được đơn phương ly hôn. Vì vậy, bạn chỉ cần chứng minh đời sống vợ chồng bạn đang xảy ra những vấn đề như đã được nhắc đến trong quy định trên thì cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành thực hiện thủ tục ly hôn cho bạn.
Ly thân mà chồng sống chung với người khác, phải làm sao? Việc sống chung với người khác khi đang có vợ hoặc có chồng là một trong những hành vi bị cấm. Dù đang ly thân thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng vẫn chưa chấm dứt. Do đó, đây có thể coi là hành vi ngoại tình.
Trong lịch sử lập pháp và các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật hôn nhân gia đình 2014 không thừa nhận vấn đề ly thân, thực tế trong Luật hôn nhân gia đình 2014 không có một cụm từ nào được gọi là ly thân. Do đó cần phải hiểu đây chỉ là một thuật ngữ xã hội mà không phải là một thuật ngữ pháp lý. Cũng chính vì thế mà không có thủ tục nào gọi là thủ tục ly thân. Và ly thân cũng KHÔNG CẦN RA TÒA.
Sự khác biệt chính giữa ly thân và ly hôn là ở chỗ ly hôn chấm dứt hôn nhân của bạn. Ly thân có nghĩa là hai người vẫn còn là vợ chồng, nhưng bạn không còn chung sống với chồng hoặc vợ của mình nữa. Bạn cần phải ra tòa để được xử ly hôn. Bạn không cần ra tòa để sống ly thân.
Ly thân không ly hôn cha và mẹ đều có quyền nuôi con. Chỉ sau khi ly hôn cha mẹ mới đồng ý hoặc tòa án quyết định ai là người trực tiếp nuôi con. Trước khi ly hôn kể cả sau khi ly thân pháp luật không quy định ai là người có quyền nuôi con.
Dưới góc độ pháp lý việc ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng nhưng nếu trong thời kì ly thân mà muốn chia tài sản thì pháp luật sẽ chia theo tài sản chung như khi ly hôn Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Đàn ông sau khi độc thân một thời gian sẽ bắt đầu cảm nhận; được sự trống trải khi thiếu vắng sự quan tâm, lo lắng và chăm sóc của vợ. Thời gian này, tâm lý đàn ông khi ly thân vợ thường trở nên rất mâu thuẫn. Anh vừa muốn quay lại nhưng lại vừa muốn tận hưởng cuộc sống độc thân tự do như trước.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề ly thân giữa vợ và chồng. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!