Logo

Mẫu đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022-2023

Tổng hợp mẫu đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 - 2023 để các em học sinh tham khảo, có thêm cho mình những ý tưởng khi hoàn thiện bài dự thi, đạt kết quả tốt nhất. Mời các em theo dõi
2.1
34 lượt đánh giá

Hy vọng với mẫu đáp án tự luận thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 - 2023 được chúng tôi gợi ý dưới đây sẽ giúp các em có một bài dự thi tốt nhất, hoàn thành bài làm một cách thuận lợi nhất. Tham khảo chi tiết dưới đây!

Xem thêm:

Câu hỏi: Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông? Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Điểm mạnh học sinh trường em khi tham gia giao thông

+ Học sinh trường em được nhà trường giáo dục, trang bị đầy đủ kiến thức về ATGT và luật ATGT hiện hành.

+ Được thực hành, tham gia giao thông dưới sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ, thầy cô và nhà trường.

+ Đa số các bạn học sinh trường em đều tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng như xe buýt, trường có xe đưa đón nên rất an toàn.

+ Khi tham gia giao thông luôn được người lớn (là cha mẹ, ông bà...) trang bị đầy đủ mũ bảo hiểm (khi đi xe máy),thắt dây an toàn (xe ô tô). Đối với những em nhỏ, nhiều em sẽ được bố mẹ cho ngồi ghế riêng của trẻ em để đảm bảo an toàn.

 - Điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

+Ý thức một số học sinh khi tham gia giao thông còn chưa cao: Một số học sinh đi xe đạp hàng ba, hàng tư; vượt đèn đỏ tại các ngã ba, ngã tư; cầm ô khi đi xe máy, xe đạp, lạng lách, đánh võng… Công tác tuyên truyền về triển khai thực hiện bảo đảm ATGT ở một số đơn vị, trường học còn hạn chế dẫn đến ý thức khi tham gia giao thông chưa cao... Thực trạng này tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ATGT, tai nạn giao thông.

+ Nhiều bạn học sinh chưa nắm vững được kiến thức về luật ATGT, chưa nhận biết được ý nghĩa của biển báo giao thông.

+ Học sinh nhiều bạn chưa đủ tuổi tham gia điều khiển các phương tiện với tốc độ cao như xe máy.

+ Học sinh chưa nghiêm túc, còn mải vui đùa với bạn bè khi tham gia giao thông. Đây là lứa tuổi chưa đủ nhận thức về hành vi vi phạm giao thông có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Cha mẹ chưa giáo dục, nghiêm khắc với con cái để con nhận thức được hành vi VPGT của mình.

  • Đối với các em học sinh THCS, THPT, việc không đội mũ bảo hiểm là do ý thức chấp hành Luật giao thông của các em còn hạn chế.
  • Còn đối với những em ở lứa tuổi Tiểu học, việc không đội mũ bảo hiểm của các em, phần lớn nguyên nhân xuất phát từ các bậc phụ huynh.

+ Các em đang ở lứa tuổi mới lớn, thích thể hiện bản thân, chứng minh tay lái của mình giỏi. Vì vậy nhiều bạn, nhất là các bạn nam hay phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người tham gia giao thông khác.

- Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm đó?

Để khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông thì:

+ Nhà trường cần tiến hành giáo dục, tuyên truyền việc chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông. Tổ chức các cuộc thi đua về ATGT trong trường học, vận động các em học ính và phụ huynh cùng tham gia. Từ đó nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành văn hóa gia thông cho các bạn học sinh.

+ Ngoài sự tuyên truyền của nhà trường, hơn hết các bật phụ huynh cần kiên quyết hơn trong việc không để các bạn học sinh điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi đến trường bằng cách tạo điều kiện cho các con đi học bằng xe đạp hay xe đạp điện, xe máy điện hoặc đi bộ nếu nhà gần. Như vậy, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, còn giúp các em có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

Câu hỏi: Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của một biện pháp mà trường em đã thực hiện?

Hướng dẫn trả lời:

Mẫu 1:

Trường em xây dựng biện pháp đó là tổ chức cuộc thi thực tế về an toàn giao thông cho học sinh và giải thưởng dành cho học sinh. Cuộc thi này được tổ chức thường niên 1 năm 1 lần.

Em cảm thấy khá háo hức khi mà được tham gia cuộc thi bởi em cũng đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về an toàn giao thông. Nội dung cuộc thi hằng năm sẽ được phân theo từng cấp học và nội dung câu hỏi khác nhau nên mỗi năm em lại tiếp thu thêm được những kiến thức mới mẻ. Không những thế bản thân em còn học được cách xử lý tình huống hoặc áp dụng những điều đó vào cuộc sống bằng những tình huống thực tế mà câu hỏi đặt ra.

Tuy nhiên em nhận thấy cuộc thi còn khá rập khuôn với bộ câu hỏi chưa có nhiều sự thay đổi. Em mong rằng trong tương lai thì các câu hỏi trong cuộc thì được xây dựng theo hướng thực tế và phổ biến về an toàn giao thông cũng như pháp luật về an toàn giao thông một cách sâu rộng hơn.

Em nhận thấy cách thay đổi bộ câu hỏi đa dạng cũng là cách để học sinh có thể linh hoạt trong mọi tình huống cũng như tìm hiểu thêm về pháp luật an toàn giao thông để bảo vệ bản thân mình. Bên cạnh đó em cũng nhận thấy rằng để việc quan trọng nhất trong an toàn giao thông là học sinh ý thức được việc bảo vệ bản thân nên luôn luôn cần việc tuyên truyền cho học sinh về việc nên làm khi tham gia an toàn giao thông và việc không được phép thực hiện khi tham gia giao thông bằng hình ảnh.

Mẫu 2:

Hằng năm trường em tổ chức cuộc thi về những biện pháp tuyên truyền giao thông bổ ích cho học sinh. Cuộc thi này giúp các lớp sẽ tự tìm hiểu và trình bày bài thi vào một buổi học trên trường trước học sinh, những lớp có kết quả ấn tượng sẽ được trao giải thưởng của nhà trường.

Em thấy rằng đây cũng là một biện pháp giáo dục giao thông một cách đúng đắn khi mà mọi học sinh trong lớp xây dựng ý tưởng và tìm hiểu về pháp luật an toàn giao thông một cách kỹ lưỡng. Không những thế em còn học được những ý tưởng hay ho, những cách làm video hoặc là những hình ảnh ý nghĩa, bởi vì để đạt được giải cao thì chúng em thường đa dạng hoá cách tuyên truyền từ hình ảnh, đến video và đến cả tiết mục. Trong buổi trình bày bọn em còn thấy được những ý tưởng của lớp khác và cũng học thêm được kiến thức về an toàn giao thông.

Tuy nhiên em nhận thấy rằng để cuộc thi phổ biến được nhiều kiến thức bổ ích và sâu rộng hơn đến học sinh thì trong mỗi lớp cần chia các nhóm để xây dựng ý tưởng và đánh giá lựa chọn nội dung thi cho lớp. Bởi theo em được biết các lớp chỉ đóng góp chung ý tưởng và không phải thành viên nào cũng thực hiện.

Vì thế với em để biện pháp giáo dục về giao thông được hiệu quả hơn thì nhà trường cần xây dựng thêm yêu cầu chi tiết mà các lớp cần làm để tự bản thân trong lớp học cũng có sự thi đua sâu rộng.

Câu hỏi: Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?

Hướng dẫn trả lời:

- Em đã làm gì để góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường?

Nhằm góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường, em đã thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Tham gia cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn ban cán sự lớp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông qua các buổi sinh hoạt lớp.
  • Phát động và cùng các bạn tham gia thi đua tháng an toàn giao thông giữa các tổ trong lớp.
  • Thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền và giáo dục về văn hóa giao thông trên trang cá nhân.

Sau một thời gian thực hiện, em thấy các bạn trong lớp đã có rất nhiều thay đổi về ý thức tham gia giao thông. Trong đó, biện pháp tổ chức các hội thi và các buổi thảo luận về an toàn giao thông đường bộ được các bạn hưởng ứng rất tốt. Thông qua các buổi sinh hoạt chúng em có thể cùng nhau trao đổi, bàn luận về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cũng như được các thầy cô phổ biến thêm nhiều kiến thức về luật giao thông đường bộ. Qua đó mọi người cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh cho xã hội.

- Các biện pháp góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường

Xây dựng văn hóa giao thông trong học đường là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để góp phần nâng cao văn hóa và nhận thức của các em học sinh. Theo em có thể sử dụng một số các biện pháp như sau:

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông trong nhà trường giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về Luật giao thông đường bộ.

Tổ chức các buổi Tọa đàm ATGT dưới góc nhìn người trẻ với nhiều tiểu phẩm về an toàn giao thông, các tiểu phẩm về tình huống giao thông để đưa ra những nội dung giáo dục về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Tích cực phản ánh, phê phán những hiện tượng thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. Lập các đội cờ đỏ, đội thanh niên xung kích tham gia phân luồng giao thông, tránh tụ tập, gây ùn tắc giao thông.

Lồng ghép nội dung giáo dục về ATGT trong các chương trình học chính khóa, tiết học ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp. Qua đó không chỉ tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TT ATGT mà còn trang bị cho các bạn học sinh những kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, xây dựng văn hóa giao thông và tạo sức lan tỏa đến những người thân.

Đối với các bậc phụ huynh: Cần tuyên truyền để các phụ huynh quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ.

Tuyên truyền Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông bao gồm Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.

Câu hỏi: Học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi việc làm nào?

Hướng dẫn trả lời:

Mẫu 1:

Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông . Mỗi người khi tham gia giao thông đều phải thực hiện văn hóa giao thông bằng những việc làm cụ thể như:

- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Tuân thủ những hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.

- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng.

- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe và trên các phương tiện giao thông công cộng.

- Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; ném đất, đá lên xe; xả rác, nước thải ra đường,…

- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn. - Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.

Mẫu 2:

Theo em, một học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông sẽ được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm như sau:

+ Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ.

+ Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.

+ Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp hành qui định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.

+ Khi tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường; tuân thủ qui định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu; dừng đỗ đúng qui định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

+ Chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

+ Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.

+ Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Mẫu đáp án câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022-2023 file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
2.1
34 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com