Logo

Sự tích và ý nghĩa của Lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch)

Tết thất tịch là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự tích và ý nghĩa của Lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch), vào ngày này câu chuyện về tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ được nhắc đến, những phong tục, thói quen ăn chè đậu đỏ được thực hiện.
4.8
2 lượt đánh giá

Thất Tịch là một trong những ngày lễ được chào đón trong năm, nó gắn liền với câu chuyện tình yêu đầy cảm động của Ngưu Lang và Chức Nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa ngày này tại bài viết dưới đây.

Lễ Thất Tịch ngày mấy? Sự tích ngày này

Thất Tịch (Hán - Nôm:七夕), theo văn hóa phương Đông, (Châu Á), lễ được tổ chức ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Lịch sử ngày này gắn bó với câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, lương thiện đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.

Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người Trung Quốc. Theo như tên gọi, ngày này luôn rơi vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, vì thế người Trung Quốc còn gọi là Lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm. Ở Trung Quốc, ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Tại Hàn Quốc là lễ Chilseok (칠석). Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (Chức Cơ (織姫) (tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (彦星 Ngạn Tinh) (tức sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata 七夕), theo dương lịch.

Ngày lễ Thất Tịch theo lịch dương

  • 4 tháng 8 năm 2022
  • 22 tháng 8 năm 2023
  • 10 tháng 8 năm 2024
  • 29 tháng 8 năm 2025

Ý nghĩa của ngày Thất Tịch

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” kỷ niệm tình yêu son sắt, vĩnh viễn không thay đổi dù có muôn vàn trở ngại, giúp ta thêm hy vọng vào tình yêu vĩnh cửu khó bắt gặp trong thực tế của xã hội.

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhanh thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình dương son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì? kiêng gì?

Tại các quốc gia, vào ngày Thất Tịch thường diễn ra nhiều hoạt động thú vị, phong phú mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày lễ Thất Tịch nên làm gì?

Tại Hàn Quốc, lễ Thất Tịch còn gọi là Chilseok. Trong ngày này, người Hàn sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì với sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Vào ngày Thất Tịch (lễ Tanabata ở Nhật) người ta thường viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanazaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ đem đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, bọn trẻ sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ ước mơ của mình.

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Tết Thất Tịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Trong ngày này, các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Ngày Thất Tịch không nên làm gì?

Một số hoạt động cần tránh thực hiện vào ngày này để cầu bình an cho bản thân và gia đình, có thể kể đến như:

Không nên làm đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ được đoàn tụ sau 1 năm xa cách. Thế nhưng chưa được đoàn tụ bao lâu thì lại phải xa cách và mang theo nhiều nỗi buồn, thương nhớ. Chính vì thế, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn và không nên tổ chức đám cưới.

Không nên xây dựng nhà cửa

Có nhiều câu chuyện để lý giải cho vấn đề này, theo thời tiết Việt Nam thì vào ngày 7 tháng 7 thường sẽ có mưa và sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc thi công nhà cửa. Cùng với đó, tháng 7 thường được gọi với tên “tháng cô hồn” - thời điểm ma quỷ thường quấy phá nên sẽ kiêng kỵ cho những việc trọng đại trong đó có xây dựng nhà cửa.

Tránh làm những điều ác

Làm việc thiện lành và tránh làm những điều ác là việc mà ai cũng nên làm, không chỉ riêng vào ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, vào ngày này việc tránh làm điều ác là đặc biệt cần thiết để cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.

Những hình ảnh chế ngày Thất Tịch

Những bức ảnh đẹp thường được chia sẻ nhiều vào ngày lễ Thất Tịch như sự gặp gỡ của Ngưu Lang và Chức Nữ ở cầu Nại Hà hay bát chè đậu đỏ ngon lành với hy vọng sớm tìm được nhân duyên như ý. Dưới đây một số gợi ý dành cho những bạn trẻ muốn tìm kiếm hình ảnh post FB vào ngày này.

STT Lễ Thất Tịch

Dưới đây là những stt thả thính ngày Lễ Thất Tịch hay, biết đâu giúp bạn nhanh chóng thoát ế trong ngày Thất tịch năm nay. Hãy đọc và chia sẻ nhé.

Stt thả thính Thất Tịch

1. Thất Tịch không mưa, liệu anh có nhớ mình chưa hẹn hò?

2. Ngưu Lang – Chức Nữ chỉ gặp nhau một năm một lần vào ngày Thất Tịch. Còn anh có muốn chúng mình gặp nhau mỗi ngày không?

3. Thất tịch, trời đổ mưa ngâu rồi sao anh chưa đổ em?

4. Nắng đã có mũ, mưa đã có ô, cảm cúm đã có thuốc. Nhưng Thất tịch này, em vẫn cô đơn này.

5. Người yêu ơi, anh không phải Ngưu Lang, em không phải Chức Nữ. Vậy tại sao chúng ta chẳng thề gặp nhau dù một lần?

6. Trời đã đổ mưa ngâu mà sao tim mình vẫn đầy nắng thế?

7. Hôm nay là ngày thất tịch, anh muốn làm tình địch với người yêu em

8. Thất tịch trời không mưa
Em có người yêu chưa?
Để anh cưa em nhé.

9. Chức Nữ đã có Ngưu Lang
Không biết anh có nàng nào hay chưa?

10. Muốn cho thiên hạ trầm trồ
Thất tịch nãy hãy làm bồ của em

11. Hôm nay Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, anh hãy thu xếp và mề bên em.

12. Thất tịch không mưa, trời xanh mây trắng.
Anh không say nắng mà muốn say "i love you" với em.

13. Thất tịch tháng 7 mưa ngâu
Anh trốn đâu em tìm hoài không thấy.

14. Thất tịch mưa ngâu
Anh ở đâu về đây với em gấp!

15. Tháng 7 Thất Tịch, trời đã đổ mưa ngâu mà sao tim mình vẫn đầy nắng thế?

16. Đêm thất tịch nếu mà tịch mịch thì nhích lại gần nhau, anh nhé!

17. Mặc kệ thất tịch có mưa hay không, chỉ cần đưa em về nhà là đủ.

18. Sau bao sóng gió, sau bao thăng trầm, tôi chỉ còn một giấc mộng duy nhất, là đi chơi thất tịch cùng em.

19. Cuộc đời anh vốn là một đường thẳng chỉ vì sợ thất tịch cô đơn mà rẻ phải qua nhà em.

20. Trước khi gặp em tôi chưa từng nghĩ tới chuyện đi chơi thất tịch. Sau khi gặp em tôi chưa từng nghĩ tới chuyện đi thất tịch với người khác.

21. Thất tịch không mưa, trời xanh mây trắng.
Anh không say nắng mà muốn say “i love you” với em.

Stt thả thính về chè đậu đỏ ngày Thất tịch

1. Ăn bát chè đậu đỏ
Cùng chút cốm màu xanh
Lẽ nào anh không biết
Em đang rất thích anh?

2. Em ăn chè đậu đỏ mấy mùa Thất tịch rồi mà vẫn một mình anh ơi.

3. Thất tịch rồi, muốn ăn chè đậu đỏ để được anh bày tỏ!

4. Năm nào cũng ăn đậu đỏ
Vẫn chưa được ai tỏ tình.

5. Đậu đỏ nấu với đường đen
Ăn xong được phép làm quen với nàng.

6. Ship cho em chè đậu đỏ đá
Kèm một cái hôn má từ anh.

7. Mời anh bát chè đậu đỏ
Để em được ngỏ lời cùng anh.

8. Năm nào cũng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch ế vẫn hoàn ế. Chán chè đậu đỏ lắm rồi, giờ ai tỏ tình mình đổ luôn đây này.

9. Ngày Thất tịch
Sáng đậu đỏ
Trưa tà tưa
Chiều để bụng
Tối ăn anh

10. Muốn ăn chè đậu đỏ
Càng muốn được anh bày tỏ!

11. Đã chán ăn chè đậu đỏ
Ai bày tỏ thì em đổ luôn

12. Cây đa giếng nước sân đình
Ăn chè đậu đỏ mãi vẫn một mình anh ơi!

13. Muốn ăn một bát chè đậu đỏ, muốn được ai đó ngỏ lời yêu.

Một số câu hỏi liên quan về ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch)

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến Lễ Thất Tịch được tìm kiếm nhiều, nếu có bất cứ câu hỏi cần lời giải hãy gửi đến chúng tôi nhé!

Thất tịch tiếng Anh là gì?

Dịch sang tiếng Anh: Shi-Shi Festival

Thất Tịch trong tiếng Trung là gì?

七夕节 [qīxì jié]: Lễ Thất Tịch.

Lễ Thất Tịch trong tiếng Nhật?

Tanabata (tiếng Nhật: たなばた hoặc 七夕, từ Hán Việt: Thất Tịch, hay có thể hiểu là buổi tối thứ bảy), còn được gọi là Lễ hội Sao (星祭り Hoshi matsuri, hay Tinh tế).

Ngày Thất Tịch có mưa không?

Theo như quan niệm xưa, ngày Thất tịch sẽ có mưa và thậm chí là mưa rất lớn. Thực tế cho thấy, không phải ngày Thất tịch nào cũng có mưacó ngày Thất tịch không mưa, nắng to. Khi đó, các đôi bạn trẻ sẽ cùng nhau ngắm sao, làm những điều mình thích trong ngày lễ đặc biệt này.

Vì vậy để nắm chắc việc vào ngày Thất Tịch có mưa hay không? Các bạn nên theo dõi liên tục thông tin dự báo thời tiết khu vực mới nhất để có sự chuẩn bị cho các hoạt động vào ngày này nhé.

Ngày Thất Tịch nên tặng gì cho người yêu?

  • Ablum ảnh kỷ niệm. Ablum ảnh kỷ niệm là một trong những lựa chọn thông minh để tặng quà cho người yêu. ...
  • Ví bóp, túi xách. ...
  • Quần áo thời trang. ...
  • Đoạn video gửi những lời chúc trong ngày Thất Tịch. ...
  • Đồng hồ ...
  • Trang sức. ...
  • Mỹ phẩm. ...
  • Một bữa tối lãng mạn.

Tại sao Thất Tịch lại ăn chè đậu đỏ?

Vì sao giới trẻ ăn chè đậu đỏ trong ngày này? Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành. Truyền thuyết cho rằng những người ăn đậu đỏ vào lễ Thất Tịch nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu, còn đã có đôi thì bên nhau trọn đời trọn kiếp.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Thất Tịch (7/7 âm lịch). Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết
4.8
2 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com