Logo

Trung thu là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích Tết Trung Thu hay nhất

Tết Trung Thu là gì? Sự tích, truyền thuyết về ngày rằm tháng 8, chú Cuội, chị Hằng, bánh trung thu, đèn lồng, mâm ngũ quả, văn khán trung thu hay và ý nghĩa nhất
3.7
3 lượt đánh giá

Xem ngay các bài viết, hình ảnh chủ đề trung thu được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu đầy đủ tại đây nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều hiểu biết mới mẻ về ngày rằm tháng 8 - ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Trung thu là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Ngày tết trung thu là một trong những ngày lễ tết truyền thống của các nước châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...vv. Đây được xem là một trong những ngày hội trong năm được người dân chào đón và tổ chức long trọng.

Theo Wikipedia cho hay, đến thời điểm hiện tại các nhà văn hóa vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu Việt Nam bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về ngày rằm trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo nhà sử học Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, đã miêu tả ngày tết rằm tháng tám như sau:

"dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ý nghĩa tết trung thu

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng. Do đó nó cũng thường được gọi là ngày tết đoàn viên.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Cụ thể:

- Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ.

- Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và

- Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Tham khảo thêm:

Sự tích tết trung thu - rằm trung thu hay nhất

Mời các bạn cùng tham khảo các sự tích hay nhất về tết trung thu xuất hiện trong văn hóa lịch sử Việt Nam và Trung Quốc được chúng tôi tổng hợp và giới thiệu ở đây:

Sự tích trung thu chú Cuội

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng và mang về 1 cây đa quý, có thể "cải tử hoàn sinh". Nhờ cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.

Rồi Cuội lấy vợ, nhưng vợ cuội vì thấy cuội chăm chút cây thuốc quý hơn nên nảy sinh lòng ghen ghét. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, chị ra vườn sau, tưới nước bẩn cho cây chết. Không ngờ chị ta vừa tưới xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.

Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.

Sự tích chú Cuội thường được kể trong đêm trung thu

Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa....

Dân gian ta vẫn lưu truyền bài ca dao chú Cuội như sau:

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Thả trâu ăn lúa gọi cha ồi ồi

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thời cầm bút cầm nghiên

Bà thời cầm tiền đi chuộc lá đa.

Sự tích Tết Trung Thu về Hằng Nga - Hậu Nghệ

Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.

Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.

Chị Hằng - nhân vật không thể thiếu trong các câu chuyện cổ tích đêm rằm tháng 8

Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.

Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.

Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục "bái nguyệt" vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.

Câu chuyện cổ tích thỏ ngọc trong ngày tết trung thu

Truyền thuyết trung thu Thỏ ngọc

Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói. Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẵn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt hoen lệ. Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thui để những con khác có cái ăn cho đỡ đói. Vừa lúc đó, đức Phật đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.

Tham khảo thêm:

Tết trung thu còn có tên gọi khác là gì?

Mặc dù đến thời đại ngày nay, các chương trình tổ chức vui trung thu cho các em thiếu nhi có khác đi nhưng tựu chung lại ngày này vẫn được gọi là ngày tết đoàn viên và đêm tết trung thu còn được gọi là đêm hội trăng rằm.

Trung thu tiếng anh là gì?

Tên tiếng Anh của tết trung thu là mid-autumn festival.

Trung thu tiếng hàn là gì?

Tên tiếng Hàn của ngày trung thu là chuseok (추석), ngày lễ tạ ơn của người Hàn Quốc để tạ ơn với tổ tiên, cầu mong cho những vụ mùa màng bội thu, có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn

Trung thu tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung, ngày tết trung thu được viết là 中秋節/ Zhōngqiū jié) ngày này còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng

Tên tiếng Nhật của tết trung thu

Tết trung thu trong tiếng Nhật là 中秋の名月 (chuushuu no meigetsu – trăng đẹp trung thu), Tuskimi ( 月見 : ngắm trăng), hoặc hachigatsu juugo ya (八月十五夜 : đêm 15 tháng 8). Cách nói chuushuu no meigetsu là cách nói dễ nhớ và chỉ đúng ngày tết Trung thu nhất.

Trung thu là ngày mấy?

Trung thu ngày mấy 2023? Theo đó Tết Trung thu năm 2023 vào ngày nào hay còn bao nhiêu ngày nữa tới trung thu? Đang là mối quan tâm của không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ thanh thiếu niên hay những người con xa quê hương đang đếm ngược tính ngày đến tết Trung Thu để trở về đoàn viên với gia đình.

Trung thu năm nay sẽ vào ngày 29 tháng 9 dương lịch tức ngày 15 tháng 8 âm lịch và là thứ sáu.

Mâm ngũ quả - Mâm cỗ trung thu không thể thiếu chó bưới

Mâm cỗ trung thu gồm những gì?

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.

Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng.

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Tham khảo thêm:

Phá cỗ trung thu là gì?

Phá cỗ đêm rằm được coi là thời điểm thú vị nhất của đêm trung thu. Ngay sau khi trăng lên và hoàn tất thủ tục cũng bái gia tiên, chúng ta sẽ lượt dỡ bánh, trái cây xuống, chia phần cho trẻ nhỏ và mọi người cùng thưởng thức. Người lớn thì ăn bánh trung thu uống trà, trẻ em ăn bánh trái và cầm lồng đèn sặc sỡ thắp sáng vừa đi vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn tháng Tám” hoặc xem những đoàn lân nhảy múa trong tiếng trống rộn ràng náo nhiệt mang đến điềm lành.

Phá cỗ trung thu tiếng Anh là gì? Là To eat traditional Mid-Autumn specialities

Bài văn khấn cúng rằm tháng 8

Bài văn khấn rằm tháng 8 (rằm trung thu) theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam"- NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

Nam mô a di Đà Phật! 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Tham khảo thêm một số bài văn khấn khác:

Bánh trung thu nào ngon? Mua ở đâu?

Trong ngày lễ rằm tháng 8 chắc chắn không thể thiếu một thứ là bánh trung thu. Ở nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu sự tích bánh trung thu cũng như hãng bánh trung thu nào ngon? giá bao nhiêu? mua ở đâu?

Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng, bánh dẻo có nhân chay, nhân thập cẩm thường được dùng trong dịp Tết Trung thu.

Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), chiều cao khoảng 4–5 cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ.Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc của bánh trung thu. Theo sử sách Trung Quốc ghi lại thì bánh trung thu xuất xứ từ những cuộc khởi nghĩa của nông dân ở cuối thời nhà Nguyên. Để truyền những thông tin bí mật, người dân đã làm những chiếc bánh hình tròn và nhét mật thư vào giữa. Thời gian khởi nghĩa là vào ngày rằm tháng tám, là thời điểm trăng sáng nên từ đó truyền thuyết về bánh trung thu đã ra đời.

Nguồn gốc, ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu cực thú vị

Bánh trung thu tượng trưng cho điều gì?

Trải qua nhiều công đoạn và được nướng ở mức nhiệt cao sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày bánh nướng trung thu sẽ có hương vị thơm ngon, vì thế bánh trung thu nướng còn tượng trưng cho sự khó khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng sau tất cả gia đình vẫn là chốn bình yên đem lại những gia vị ngọt ngào nhất mà bạn luôn có thể quay về.

Bánh dẻo thường được làm dạng hình tròn, nó không chỉ tượng trưng cho ánh trăng mà còn là hình ảnh của tết đoàn viên, sự sum vầy của các thành viên trong gia đình.

Với những bạn nhỏ, bánh trung thu cá chép tựa như một lời động viên, khích lệ tinh thần để đạt được những thành tích tốt trong học tập và thi cử. Nhưng khi tặng cho những người trưởng thành thì loại bánh này lại là lời chúc công danh, sự nghiệp gặp nhiều may mắn và thăng tiến hơn.

Bánh trung thu tiếng anh là gì?

- Moon cake

Bánh trung thu tiếng nhật là gì?

Tên tiếng Nhật của bánh trung thu là 月見団子 (tsuukimidango)

Bánh trung thu tiếng trung là gì?

Một số tên tiếng Trung của bánh trung thu là:

月饼 Yuèbǐng: Bánh Trung thu

 迷你月饼 Mínǐ yuèbǐng:Bánh Trung thu mini

肉馅/果仁/蛋黄月饼  Ròu xiàn/guǒ rén/dànhuáng yuèbǐng:   Bánh  trung thu nhân thịt/ hạt lạc /nhân trứng

Bánh nướng trung thu tiếng anh là gì?

- Baked moon cake /beɪkt muːn keɪk

Các hãng bánh trung thu nổi tiếng

Bánh trung thu thường được chia làm nhiều loại bà bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu hiện đại, bánh trung thu hanmade hay bánh trung thu làm thủ công...vv.

Ngày càng có nhiều thương hiệu bánh trung thu xuất hiện trên thị trường mang tới nhiều cơ hội khám phá các vị mới lạ của bánh trung thu như bánh nướng, bánh dẻo, bánh trung thu rau câu...vv. Nhưng trong đó vẫn có những thương hiệu xuất hiện từ lâu song vẫn được người dùng ưa chuộng và xếp hàng chờ mua trong ngày lễ tết ý nghĩa này. Sau đây là một số nhãn hàng bánh trung thu được đánh giá tốt:

- Bánh trung thu Bảo Phương

- Bánh trung thu như lan

- Bánh trung thu broda

- Bánh trung thu thu hương

- Bánh trung thu kinh đô

- Bánh trung thu phúc long

- Bánh trung thu maison

- Bánh trung thu đông phương

- Bánh trung thu madame hương

- Bánh trung thu hữu nghị

- Bánh trung thu abc

- Bánh trung thu givral 

- Banh trung thu vinmart

- Bánh trung thu bảo ngọc

Và còn rất nhiều các thương hiệu khác.

Tham khảo thêm:

Bánh trung thu bao nhiêu tiền?

Bánh trung bao nhiêu tiền 1 cái (chiếc)? Đây chắc chắn là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu giá cả của các loại bánh trung thu để chuẩn bị lựa chọn mua được những chiếc bánh ngon, giá cả hợp lý làm quà biếu.

Bánh trung thu có thể được bán lẻ theo từng chiếc hoặc đóng hộp 2 chiếc, 4 chiếc, 6 chiếc..vv tùy vào nhu cầu của khách hàng. Mỗi thương hiệu bánh trung thu sẽ có mức giá khác nhau thường là chia các khung giá theo trọng lượng của chiếc bánh như 150g, 200g, 250g, 300g...vv.

Theo khảo sát giá bánh trung thu của một số hãng bánh trung thu nổi tiếng trên thị trường năm 2020 cho thấy:

- Bánh Bảo Phương: dao động giá từ 40.000 đến 70.000đ/chiếc đối với bánh nướng, bánh dẻo thông thường. Còn bánh tạo hình con cá chép có giá từ 150.000 đến 250.000đ/con.

- Bánh trung thu Kinh Đô, Hữu Nghi có mức giá sàn sàn nhau, có giá bán lẻ thấp nhất từ 40.000/chiếc/120g trở lên.

1 cái bánh trung thu bao nhiêu calo?

Calo trong bánh trung thu nhỏ khoảng 800 – 1000 calo. Tức nếu bạn ăn 2 chiếc bánh trung thu có thể đủ calo cho cả ngày và không cần ăn gì nữa.

Ăn bánh trung thu uống trà gì?

Chắc chắn sẽ có nhiều người luôn thắc mắc tại sao hình ảnh bình trà luôn hiện diện cùng chiếc bánh trung thu? Nó có ý nghĩa gì? Đó chính là bởi vì vị đắng của trà sẽ giảm bớt vị ngọt, ngấy của bánh trung thu và tăng thêm hương vị thơm mát, đậm đà của chiếc bánh. 

Tùy mỗi loại bánh chúng ta sẽ thưởng thức với từng loại trà khác nhau, cụ thể:

+ Bánh trung thu có vị đậm của hạt sen và trứng muối thì loại trà có hương vị ngọt đậm như trà Hoa Cúc Mật

+ Bánh thập cẩm có vị mặn đậm đà, thì trà Thái Nguyên và trà OOLong với vị ngọt thanh 

+ Trà bạc hà thường được dùng kèm bánh trà xanh

Mang bánh trung thu lên máy bay được không?

Nếu đi máy bay nội địa bạn vẫn có thể mang theo bánh trung thu lên máy bay dạng hành lý xách tay hoặc ký gửi

Nhưng với một số hãng bay quốc tế sẽ tùy từng trường hợp cho phép hoặc không cho phép mang theo bánh trung thu lên máy bay. Điều này phụ thuộc vào quy định nhập cảnh của từng địa phương, quốc gia.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về ngày Trung Thu tại chuyên trang của chúng tôi như sau:

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com