Logo

Tuyển chọn mẫu nghị luận về lòng biết ơn cực hay (13 mẫu)

Tổng hợp 10+ bài nghị luận xã hội về lòng biết ơn hay và đặc sắc nhất. Giúp em nắm được dài bài, trau dồi vốn từ vựng và biết cách làm dạng văn nghị luận về lòng biết ơn, giúp đạt điểm cao trong các kì thi.
3.2
9 lượt đánh giá

Giới thiệu đến các em học sinh cùng thầy cô giáo tổng hợp 10+ bài văn hay lớp 9: Nghị luận về lòng biết ơn, nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo cực hay. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện bài viết của mình tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn

a. Mở bài nghị luận lòng biết ơn

– Nêu và dẫn dắt vấn đề: Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

b.Thân bài nghị luận lòng biết ơn

Luận điểm 1: Giải thích lòng biết ơn là gì?

– Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng biết ơn.

– Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

– Kính trọng, vâng lời thầy cô

– Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.

– Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.

– Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.

– Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.

Luận điểm 3: Tại sao cần phải có lòng biết ơn?

– Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

– Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

– Là cơ sở tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

– Thúc đẩy tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

– Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

– Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu, là nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam từ xưa đến nay.

* Dẫn chứng về lòng biết ơn, biểu hiện của lòng biết ơn:

– Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người.

– Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu.

– Tất cả chúng ta phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

+ Uống nước nhớ nguồn.

+ Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa. 

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Luận điểm 4: Thực trạng lòng biết ơn trong xã hội hiện nay.

– Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa:

+ Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn

+ Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng

+ Họ chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.

– Dẫn chứng:

+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.

+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …

+ Câu chuyện “Người nông dân và con rắn

Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức:

+ Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.

+ Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

+ Cần trân trọng, ghi nhớ công ơn dù bản thân nhận được sự giúp đỡ nhiều hay ít.

+ Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người giúp đỡ ta khi bản thân có khả năng.

+ Nên có những hành động cụ thể để giúp đỡ, chia sẻ và tri ân.

– Hành động:

+ Biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích

+ Biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.

+ Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

c. Kết bài nghị luận lòng biết ơn

– Khẳng định lại quan điểm về lòng biết ơn (quan trọng, cao đẹp, cần gìn giữ,…)

– Liên hệ bản thân: Em đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn?

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn 200 chữ

Mời bạn tham khảo mẫu nghị luận về lòng biết ơn 200 chữ được chúng tôi chia sẻ tại đây:

Những đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn ý nghĩa nhất

Nghị luận về lòng biết ơn

Tham khảo một số bài nghị luận xã hội về lòng biết ơn hay và đầy đủ nhất sau đây:

Mẫu 1:

Lòng biết ơn là một trong những đạo lý con người rất quý báu của nhân dân ta. Ông bà ta từ bao đời nay đã luôn cố gắng lưu truyền và phát huy tinh thần “uống nước nhớ nguồn” cho biết bao thế hệ con cháu.

Lòng biết ơn là gì? Đó chính là tình cảm, sự chân thành được dành cho những người đã có công giúp đỡ, chăm sóc mình trong mọi hoàn cảnh, dù trong lúc vui vẻ hay hoạn nạn. Là một người có lòng biết ơn, nó thể hiện chúng ta là một con người biết phải trái, trước sau, biết tôn trọng những người có công. Nhờ đó sẽ giúp ta cũng tích cực hơn làm những điều tốt trong cuộc sống.

Khi đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ những ngày khai thiên lập địa cho đến ngày nay, có biết bao nhiêu người dân, anh hùng đã hi sinh thân mình để đóng góp xây dựng đất nước. Để có được cuộc sống trong thời bình, nhận được sự chở che, yên ấm của Đảng và nhà nước thì chúng ta đã phải trải qua rất nhiều mất mát. Chính vì lẽ đó, những thế hệ sau luôn được dạy dỗ cần tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ Việt Nam anh hùng, đến những người lính cách mạng, đến gia đình bố mẹ của ta. Những ngày kỉ niệm như 27/7 là Ngày thương binh liệt sỹ hàng năm là một dịp quan trọng để ta hướng đến những giây phút mặc niệm về công ơn gây dựng của những người anh hùng ấy.

Lòng biết ơn còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Mang về những điểm mười, những lời khen để giành tặng cha mẹ là ta đã biết tỏ lòng biết ơn đến sự nuôi dưỡng  giáo dục của cha mẹ thầy cô. Khi lớn lên, trưởng thành, bổn phận của con cái là phải biết chăm sóc cha mẹ lúc về già, ốm đau bệnh tật. Hay việc có thể trở thành những con người thành công, có công ăn việc làm ổn định là ta cũng cần biết ơn đến công sức truyền dạy của thầy cô. Thật vậy, ngay cả bát cơm ta ăn, chiếc áo ta mặc hàng ngày, ta cũng cần phải biết trân trọng, gìn giữ bởi công sức của những người làm ra đó thật sự rất vất vả, trải qua nhiều công đoạn mới làm nên được một sản phẩm hoàn chỉnh

Bởi vì tầm quan trọng của lòng biết ơn, giúp mọi người trở nên tốt đẹp hơn, biết cách chia sẻ giúp đỡ khi cần. Vì thế ông bà ta đã thông qua rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ để truyền tải, thúc đẩy tinh thần biết ơn mọi người như câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “con ơi ghi nhớ lời này / công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên”. Việc chúng ta biết tỏ lòng biết ơn giúp gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp, làm cho đất nước, con người có cuộc sống hạnh phúc, nhân ái hơn.

Thế nhưng, với guồng quay của cuộc sống làm cho con người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ không có nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự cùng cha mẹ. Thậm chí, khi cha mẹ về già, họ để họ sống cô đơn ở những bệnh viện, hay trại dưỡng lão mà thiếu đi hơi ấm gia đình, tình thương của con cái dành cho cha mẹ. Hay khi ta ra trường, trưởng thành, việc hỏi thăm thưa gửi với những thầy cô giáo cũ trở nên quá xa vời. Họ quên đi những người bạn, người đồng hành đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ họ lúc họ khó khăn khi giờ đây, họ đã đứng trên những thành công khác.

Đó là những điều mà chúng ta cần thật sự quan tâm, vì nếu không biết đến giá trị của gia đình, cội nguồn thì những truyền thống, văn hóa đất nước sẽ bị thui chột, mài mòn và biến mất. Những kẻ “qua cầu rút ván“ hay “ăn cháo đá bát” cần bị bài trừ một cách nghiêm khắc.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức đáng quý của con người. Biết sống sao cho trọn vẹn với những người có công giúp đỡ, nuôi nấng mình, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống.

Mẫu 2:

Đất nước ta là đất nước giàu truyền thống văn hóa. Có rất nhiều đạo lí mà ông cha chúng ta truyền dạy, vẫn là những đạo lí chẳng bao giờ sai cả. Con người sống trong xã hội cần phải có lòng biết ơn, để chúng ta trân trọng những gì mà người khác mang lại cho chúng ta.

Lòng biết ơn đơn giản là ai đó có ơn với chúng ta, và chúng ta ghi nhớ ơn của người ấy với mình. Mong muốn được đền đáp ân nghĩa của người ấy.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đôi khi chúng ta mắc phải sai lầm, và may mắn khi có người giúp đỡ chúng ta khắc phục. Chúng ta cần biết ơn họ, quý trọng những gì họ đã giúp đỡ chúng ta.

Là một công dân của đất nước, là những người đang hưởng chế độ của xã hội. Chúng ta có rất nhiều thứ cần phải biết ơn. Trước hết đó là biết ơn những bậc cha, mẹ những người đã sinh thành ra chúng ta. Những người đã hi sinh cả đời vì chúng ta, từ khi chúng ta còn bé. Cha mẹ đã chăm sóc, dìu dắt chúng ta cho tới tận khi cha mẹ mất đi. Công lao của cha mẹ đối với chúng ta là vô cùng to lớn mà chẳng thể làm cách nào chúng ta bù đắp lại được. Vì vậy, chúng ta phải biết ơn họ, để không phải hối hận. Cha mẹ chẳng thể nào sống với chúng ta cả đời được, sẽ có ngày cha mẹ mất đi, hãy biết ơn, chăm lo, quan tâm tới cha mẹ. Để những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với chúng ta.

Biết ơn với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh. Thầy cô giáo dục chúng ta, giúp chúng ta có một hành trang về kiến thức vững chắc để bước vào đời. Những người cả đời mình làm cho sự nghiệp giáo dục, đưa đò chở học sinh đến bến bờ của thành công. Hay bạn bè, những người sát cánh cùng chúng ta mỗi khó khăn, vất vả.

Hay những người không may xảy ra tai nạn trên đường. Được người khác cứu giúp kịp thời. Họ thật sự may mắn vì đã được người khác giúp đỡ. Cho nên, hãy biết ơn những người đã giúp mình thoát khỏi cơn nguy hiểm.

Những chiến sĩ đã hi sinh thân mình cho độc lập của toàn dân tộc, hay những người vẫn canh giữ cho bình yên của đất nước ở nơi xa. Nhiều lắm những thứ mà chúng ta cần biết ơn, cần trân trọng. Giá trị của cuộc sống đem lại cho chúng ta là vô cùng to lớn. Bởi vậy, chúng ta cần phải trân trọng cuộc sống đó, sống một cách có trách nhiệm, biết ơn cuộc sống đã đến với chúng ta.

Cuộc sống kì diệu là vậy, nhưng không phải ai cũng biết sống một cách đúng mực, biết ơn với đời. Có nhiều người sẵn sàng vứt bỏ những giá trị tốt đẹp ấy một cách trắng trợn. Họ đối xử tệ bạc với cha mẹ của mình, thay vì biết ơn vì công lao của cha mẹ đã sinh thành. Họ lại tàn nhẫn đánh đập, đuổi cha mẹ ra đường. Những hình ảnh khiến con người phải đau lòng, vẫn diễn ra ở đâu đó khắp mọi nơi.

Xã hội hiện đại, làm cho con người chỉ biết tới bản thân mình. Và coi rằng tất cả mọi thứ mà họ có được đều là do bản thân họ. Chẳng ai khác cho họ một điều gì, cho nên họ nghĩ rằng chẳng phải biết ơn bất cứ một ai cả. Chính vì những tư tưởng ấy đã làm cho một bộ phận con người trong xã hội mới, đánh mất đi nhân cách của chính bản thân mình.

Biết ơn là đức tính cao đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc. Giữ gìn truyền thống văn hóa là cách để giữ gìn bản sắc của một quốc gia. Một quốc gia phát triển không phải chỉ ở kinh tế, mà đó còn ở văn hóa bản sắc của quốc gia đó.

Hãy trân trọng cuộc sống đang ở quanh bạn, trân trọng những người vẫn đang ở quanh chúng ta. Biết ơn đời, vì đã cho chúng ta cơ hội để được sống. Được làm tất cả mọi thứ mà chúng ta muốn. Để cho hạnh phúc luôn ngập tràn trong mỗi chúng ta. Cảm ơn cuộc đời đã cho chúng ta được tồn tại.

Nghị luận về lòng biết ơn trong cuộc sống - Mẫu 3

Chúng ta sinh ra trên đời không ai là hoàn hảo cả. Ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn, hoặc sai lầm… cần phải nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi đó, chúng ta cần phải biết ơn họ, những người đã giúp đỡ, cưu mang ta lúc khó khăn hoạn nạn, đó chính là lòng biết ơn. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay, cần phải được gìn giữ và phát huy.

Có một câu tục ngữ rất hay để nói về lòng biết ơn, đó chính là “Uống nước nhớ nguồn”. Nội dung câu tục ngữ khuyên chúng ta nên nhớ tới cội nguồn, những người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp với sự biết ơn sâu sắc nhất. Không ai trên đời tự nhiên mà sinh ra, ta đều có cội nguồn, có người cha, người mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Công lao sinh thành, dưỡng dục có ý nghĩa rất to lớn với mỗi người. Và chúng ta cần phải biết ơn, tìm cách báo đáp cha mẹ đã cho chúng ta được như ngày hôm nay.

Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn thể hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ và thể hiện lòng biết ơn. Đó chỉ đơn giản là khi chúng ta bưng bát cơm để ăn, chúng ta hãy nghĩ đến những người nông dân vất vả làm ra hạt gạo, mà nâng niu, trân trọng, không lãng phí thức ăn, đó đã là thể hiện lòng biết ơn của chúng ta rồi. Hơn thế nữa, chúng ta cũng cần phải biết ơn những thế hệ cha ông đi trước, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đổi lại nền hòa bình độc lập cho đất nước như ngày hôm nay.

Đó là với những thế hệ đi trước, còn trong cuộc sống hiện nay, chúng ta phải thể hiện sự biết ơn với những người đã giúp đỡ mình. Ta biết ơn cha mẹ sinh ra, thì cũng nên biết ơn thầy cô đã dạy dỗ cho ta kiến thức, dạy ta nên người. Khi trưởng thành, cũng nên biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong công việc, cuộc sống, để có cơ hội báo đáp lòng tốt của họ. Khi chúng ta cho đi, chắc chắn sẽ nhận lại nhiều hơn như thế.

Lòng biết ơn thật đáng quý, nhưng những con người vô ơn, vô tình vô nghĩa thì thật đáng chê trách. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Các em thậm chí quên mất cả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Rồi vô tư nhận sự giúp đỡ của người khác như một lẽ hiển nhiên mà không nghĩ đến việc biết ơn và báo đáp những người đã giúp đỡ mình. Cứ như vậy, các em sẽ trở thành những con người vô cảm, sống mà không có tình yêu thương, không nhận được sự cảm thông của những người xung quanh.

Thật vậy, mỗi chúng ta dù là bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào hay trong hoàn cảnh nào cũng cần phải có lòng biết ơn. Lòng biết ơn không tự nhiên mà có, mà xuất phát từ chính trong tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần phải rèn luyện để có một nhân cách tốt, và luôn biết ơn, nhớ đến nguồn cội, cũng như những người đã giúp đỡ mình.

Mẫu 4:

Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiêu thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc, một nét văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ trông cây.

Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiên với công lao của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lý cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ.

Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân trọng.

Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ, phát xít Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa. Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục riêng.

Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền… Tất cả điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,… không sợ súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một lòng đuổi tất cả bọn cướp nước bán nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống trong lòng chúng ta.

Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ cần chúng ta đền đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ.

Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiên.

Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng nhất.

Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đập cha mẹ. Họ phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường. Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình.

Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này. Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi những lòng biết ơn, nó đẩy chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm không nhớ đến.

Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới, vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người thân… đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.

Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lý của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên nhưng trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.

Mẫu 5:

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,. là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn – một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.

Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,. Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,. Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người.

Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi, tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện, mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất mát vô cùng to lớn và vĩ đại.

Những hạt cơm, hạt gạo hết sức bé nhỏ mà hằng ngày chúng ta thưởng thức đã trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, là sự “dãi nắng dầm mưa”, “hai sương một nắng” tần tảo, vất vả của người nông dân. Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà hôm nay đất nước ta có được là nhờ vào sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước. Với tinh thần yêu nước mãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, can trường, dũng cảm đối mặt với “mưa bom bão đạn”, hi sinh tuổi xuân, tuổi đời “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” để đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó, toàn thể đất nước Việt Nam vẫn luôn biết ơn, khắc ghi, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã khuất và giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, gia đình của những người thương binh. Lòng biết ơn còn là chuẩn mực để nhắc nhở con người về giá trị của gia đình, quê hương và cội nguồn.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn cố gắng gìn giữ, phát huy lòng biết ơn, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, thể hiện qua việc lãng quên quá khứ, sống bội bạc, vong ơn phụ nghĩa. Đâu đó trong xã hội này, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những người con bất hiếu buông lời xúc phạm và ngược đãi bố mẹ. Thậm chí có những người sẵn sàng phản bội những người từng giúp đỡ mình để thỏa mãn lòng ích kỉ hay sự đố kị, ghen ghét. Đó là những hành động, thái độ sống đáng bị lên án, phê phán bởi họ đã lãng quên đi cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng.

Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, gia đình, thầy cô, bằng những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực hơn nữa trong học tập và lao động.

Mẫu 6:

“Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú” (D. Bonhoeffer). Thật đúng như vậy, con người chúng ta được xem là loài động vật bậc cao, đứng lên trên muôn loài trên Trái Đất này ngoài sáng tạo ra ngôn ngữ còn có hoạt động của tư duy. Trong sự phức hợp của phần kiến trúc thượng tầng này, thì lòng biết ơn chính là một trong những điều làm nên sự đặc biệt.

Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động của ông cha ta để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người. Lòng biết ơn được thể hiện rất phong phú trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Sự biết ơn được phát huy hàng ngày, hằng giờ, từ những hành động nhỏ lẻ cho đến những hoạt động lớn lao.

Con người Việt Nam có truyền thống ngoan hiền, hiếu thảo, lòng biết ơn được thể hiện thông qua phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Thể hiện tinh thần biết ơn sâu sắc của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ, những người đã có công lao sinh thành, nuôi dưỡng. Không những vậy, họ còn thờ cúng tất cả những bậc nhân thần (những con người bình thường, có công với đất nước, sau khi mất được tôn lên làm thần), những Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Cảnh, tấm ảnh Bác Hồ giản dị linh thiêng được treo ở vị trí trang trọng giữa nhà…

Đó được xem là truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng dân gian, như một dòng chảy, một sợi dây liên kết suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Là điều mà chúng ta không thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều dân tộc khác.

Có lẽ Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều ngày tưởng niệm nhất trên thế giới trong suốt một năm. Ngày 27/7, ngày 22/12, ngày 20/10…, đó là những ngày lễ trọng đại của đất nước, để tri ân các anh hùng liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam bất khuất, đảm đang. Đó là tiếng nói lên tiếng cho lòng biết ơn đối với những con người đã vì đất nước ngã xuống cho hòa bình dân tộc.

Không thể không kể đến truyền thống tôn sư trọng đạo của con dân Việt. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người thầy chỉ đứng sau “Quân” và “Phụ mẫu”, địa vị luôn được kính trọng. Ngày nay, bước vào xã hội hiện đại, thì người giáo viên lại càng được tôn trọng.

Lòng biết ơn đã là một chuẩn mực đạo đức đẹp trong tâm thức người con dân Việt. Như D. Bonhoeffer đã nói: “Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi, và chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú”. Lòng biết ơn là đức tính quan trọng của mỗi con người.

Người sống có lòng biết ơn là những người thấu hiểu đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, họ nhận thức được bản thân mình khi được sinh ra đã mang trong mình một cái ơn lớn của đất trời, của vũ trụ. Sống trong cái vũ trụ ấy, việc nhận được và cho đi đó là một lối sống văn hóa, tình nghĩa, từ những gì chúng ta nhận được và trao cho nhau, chúng ta đang góp sức xây dựng một cuộc sống xinh đẹp, tươi sáng.

Để có thể xây dựng được một môi trường như vậy, việc chúng ta chính là hành động ngay bây giờ. Không phải chỉ có những hành động lớn lao thì mới thể hiện được lòng biết ơn, mà nó tồn tại trong những hành động hằng ngày. Biết ơn đối với bát cơm mà mỗi ngày mẹ nấu, biết ơn những giọt mồ hôi thấm áo trên đôi vai hao gầy của cha. Biết ơn ông bà đã kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thấm tình gia đình. Biết ơn những lời giảng nhiệt tình của thầy cô trên lớp, biết ơn bác bảo vệ nhỏ nhắn trước cổng trường ngày ngày trông coi ngôi trường thân yêu của mình. Biết ơn dân tộc khi bản thân ta mang một trái tim đỏ, một màu da vàng, một bọc trứng trăm con cùng nở.

Từ những khoảnh khắc định hình bản thân đó, chúng ta hãy hăng hái tham gia những hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng, những hoạt động đền ơn đáp nghĩa… đó không chỉ giúp chúng ta chui rèn tính tình, mà còn hun đúc thêm tinh thần vào đạo đức của một con người hiểu về lòng biết ơn một cách sâu sắc.

Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào cũng như bản thân con người mong ước. Không phải một con người nào cũng mang trong mình những giá trị của lòng biết ơn. Cũng có một số người trong xã hội, họ sống trong sự vô ơn. Chỉ biết nhận cho bản thân mà không bao giờ nghĩ đến việc từ đâu mà họ có được những lợi ích đó. Họ như biển chết, chỉ biết dang tay đón nước từ các nguồn suối vào lòng, nhưng không phân phát, chia sẻ cho những nhánh nước nhỏ hơn, dần dần những người ấy sẽ tách mình ra khỏi xã hội, như biển chết, nước mặn chát, và chẳng có bất cứ loài sinh vật nào sống gần đó được. Đã có biết bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hay xuất phát từ sự vô ơn này như: “Ăn cháo đá bát”, “Qua cầu rút ván”, “Vong ơn bội nghĩa”…

Lòng biết ơn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Có lòng biết ơn, con người sẽ trở nên hiền hòa, nhân từ, có trước sau và khơi nguồn cho biết bao nhiêu đức tình tốt đẹp khác xuất hiện. Và khi có lòng biết ơn, tâm hồn bạn sẽ chẳng còn là một “tinh cầu giá lạnh, với vì sao trơ trọi cuối trời xa”, mà đó sẽ là một tâm hồn “đậm hương”, “rộn tiếng chim” trong khu “vườn đầy hoa lá”.

Mẫu 7:

Lật dở kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, ta thấy thật lắm những câu như: “Uống nước nhớ nguồn”, “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông cha ta lại quan tâm răn dạy con cháu đạo nghĩa biết ơn, nhớ ơn. Đây thực sự là đức tính cần có của mỗi con người.

Vậy chúng ta nên hiểu về lòng biết ơn thế nào cho đúng? Đừng nghĩ đây là thái độ sống quá đỗi cao cả hay lớn lao! Hiểu theo cách đơn giản nhất, lòng biết ơn chính là sự ghi nhận, đền đáp và là biểu hiện tích cực đối với những người từng giúp đỡ, bảo vệ mình. Những hành động của họ đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mình. Và cũng chính bởi tấm lòng ấy, ta đủ mạnh mẽ, tự tin vượt qua khó khăn trong cuộc đời. Đức tính tốt đẹp này là sợi chỉ đỏ tuyệt vời gắn kết tâm hồn con người.

Có rất nhiều cách để “người ăn quả” thể hiện lòng biết ơn với “người trồng cây”. Nó có thể bắt nguồn từ những việc đơn giản nhất: Nghe lời, kính hiếu với ông bà cha mẹ để tri ân công lao dưỡng dục; Tiếp thu, kính trọng thầy cô giáo để đền đáp ơn dạy bảo, truyền đạt tri thức; Thờ cúng ông bà tổ tiên, ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh hay như biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Làm như vậy là ta đã thể hiện thái độ chân thành nhất với những con người đã nhiệt thành giúp đỡ ta.

Có thật nhiều những câu chuyện cuộc sống quanh dạy ta thêm về nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa. Lời căn dặn của Bác năm nào về việc quan tâm đến các gia đình thương binh liệt sĩ vẫn vang vọng bên tai ta: “Máu đào của các thương binh liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói, sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Đó là những người quyết hy sinh tính mạng họ để giữ gìn tính mệnh của đồng bào, họ hy sinh cả gia đình và tài sản của họ để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Vì vậy, tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng.” Các hoạt động tích cực theo lời Bác vẫn lan tỏa trong cộng đồng, thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Vượt ra ngoài lằn ranh biên giới là chuyện của phó chủ tịch Microsoft: Stevens. Ông từng thất nghiệp, đi phỏng vấn rất nhiều nơi. Tại một công ty phần mềm, dù bị loại nhưng ông vẫn viết thư cảm ơn vì cho rằng bản thân đã học hỏi được nhiều thứ. Cuối cùng, ông đã được nhận vào làm và sau 12 năm, ông trở thành phó chủ tịch của Microsoft. Lại có anh chàng sinh viên Thái Lan đã gây bão trên mạng xã hội khi bày tỏ lòng biết ơn của mình với người bố là nhân viên dọn vệ sinh. Anh ta đến nơi bố làm việc, quỳ rạp xuống đường, ngay phía trước chiếc xe chở rác thải bẩn. Nếu không có chiếc xe bẩn ấy, người bố chịu làm công việc ấy thì anh đã không thể hiện thực hóa ước mơ vào đại học của mình. Đó chính là tấm lòng thơm thảo đại diện cho muôn vạn người đang ngày đêm cố gắng, hướng về những người đã luôn ủng hộ, hỗ trợ ta trong cuộc sống. Chắc hẳn rằng ai cũng có một cội nguồn để nhớ về, để nâng niu và trân trọng.

Lòng biết ơn vẫn luôn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người. Hơn thế nữa, nó còn có thể kết người với người, tạo mối quan hệ bền vững. Lòng biết ơn cũng nhắc nhở con người về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội. Một xã hội đẹp, lí tưởng là khi con người luôn tôn trọng nhau, ý thức được vị trí của mình trong cuộc sống.

Để gìn giữ và phát huy thái độ sống cao cả này, tự bản thân chúng ta cần trân trọng, ghi nhận những điều mình được người khác giúp đỡ; Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác hay báo ơn khi bản thân có thể. Đồng thời, cần tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương: dâng hương tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, tìm hiểu công lao chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dù cho xã hội vẫn còn nhiều người “qua cầu rút ván”, “ăn cháo đá bát”, những kẻ vô ơn, bạc nhược thì vẫn luôn có những bông hoa thơm ngát luôn trân trọng giá trị tốt đẹp của dân tộc. Và từng lớp người cứ thế, thay nhau đứng dậy, bồi đắp thêm những giá trị văn hoá nước nhà. Lớp người trước dạy lớp người sau: nhiệt thành giúp đỡ người khác và luôn biết đền ơn đáp nghĩa. Từng câu ca hát ru của bà, của mẹ chứa những đạo nghĩa như thế, nuôi dưỡng ta khôn lớn từng ngày:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Mẫu 8:

Con người muốn trở nên tốt đẹp là sự tổng hòa của rất nhiều các phẩm chất, nhân cách khác. Tình yêu thương giúp ta gắn kết với nhau, biết rung động trước cuộc đời và số phận. Sự dũng cảm tiếp thêm cho ta sức mạnh để vượt qua gian truân, sẵn sàng bứt phá làm những điều phi thường. Và trong những đức tính tốt đẹp, không thể không kể đến lòng biết ơn.

Nếu bạn khắc sâu một người, một việc mà người đó đã giúp đỡ bạn, người làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn bằng tất cả sự trân trọng, yêu mến thì đó chính là lòng biết ơn. Để định nghĩa chính xác “biết ơn” là gì quả là một câu hỏi khó nhưng đây đã trở thành truyền thống tốt đẹp quý báu từ ngàn xưa của cha ông ta được truyền tải qua những câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Người Việt Nam hàng năm vẫn có ngày Giỗ tổ Hùng Vương để bày tỏ sự tôn kính cho vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, cũng là dịp chúng ta nhớ về chặng đường vất vả gian lao của “con Rồng cháu Tiên” để khai thiên lập địa, đặt những nền móng đầu tiên cho dải đất hình chữ S. Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là dịp để thế hệ hôm nay tưởng niệm cho bao con người của ngày trước đã ngã xuống cho lá cờ đỏ sao vàng được tung bay phấp phới dưới nền trời tự do. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận ra bản thân của ngày hôm nay cũng là sự vun vén, giúp đỡ của cả một tập thể. Không cá nhân nào có thể tồn tại độc lập, ai cũng cần một cộng đồng để sinh tồn.

Lòng biết ơn nhắc nhở mỗi người biết trân quý nhiều giá trị, sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của những người khác dành cho mình. Nhờ có tình cảm cao đẹp ấy, chúng ta không bao giờ sống ích kỉ, lãng quên đi điểm khởi đầu của mình. Lòng biết ơn tựa như một bông hoa mọc lên giữa mảnh đất tâm hồn đem đến hương thơm thanh tao giúp chúng ta thanh thản và trong sạch hơn. Thế nhưng ngày nay với nhiều trái tim đang dần trở nên vô cảm, họ thờ ơ trước một bàn tay đưa ra giúp đỡ họ, coi đó là điều hiển nhiên. Thậm chí nhiều bạn trẻ được nuông chiều nên còn có những đòi hỏi vô lý không mảy may nghĩ đến sự vất vả lao động của bao người, trong đó có chính bố mẹ họ. Dẫu biết họ chỉ là một số ít nhưng vẫn cần phê phán và thay đổi để xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Các bạn ạ, thực ra xung quanh này có rất nhiều điều chúng ta nên và cần phải biết ơn. Được sinh ra và chào đón trên cõi đời với một cơ thể lành lặn, một gia đình vẹn nguyên, được ngắm nhìn thế giới, lắng nghe thanh âm, đó đã là một món quà. Chúng ta biết ơn những điều giản dị như bữa cơm ngon ngọt của mẹ, một cái ôm của cha, những kiến thức của thầy cô… Lúc đó, ta thấy mình được yêu thương và trao cho đời nhiều thương yêu hơn. Bạn nghĩ rằng lòng biết ơn phải thể hiện bằng những món quà lớn lao, đắt tiền hay bằng những hành động vĩ đại? Không! Đôi khi chỉ cần một lời cảm ơn, một cái cúi đầu, một món quà nhỏ xinh, một bông hoa hồng là đủ, quan trọng là nó phải xuất phát từ chính sự hàm ân trong trái tim của bạn. Biết ơn là một điều cần thiết nhưng nếu chúng ta suy nghĩ thái quá thì dẫn đến tình trạng cảm thấy bản thân mắc nợ, mang ơn và luôn ám ảnh với việc trả ơn. Hãy tin rằng bạn biết ơn cuộc sống này và cuộc sống cũng hàm ân tấm lòng của bạn rất nhiều!

Xin mượn lời của Cicero để khẳng định một lần nữa: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”.

Tham khảo thêm:

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo

Mẫu nghị luận về lòng biết ơn thầy cô cho đề bài viết bài văn về lòng biết ơn thầy cô giáo, viết một bài văn về lòng biết ơn đã được bài viết tổng hợp sau đây. Mời các em theo dõi:

Mẫu 1:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lý đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh nhân nghĩa là lòng biết ơn. Trong cuộc sống này, chúng ta hằng ngày phải chịu ơn biết bao nhiêu người. Từ bát cơm ta ăn, từ hình hài ta có rồi đến cuộc sống tinh thần từ đâu ta có? Phải chăng là do quả của biết bao con người từ nông dân vất vả một nắng hai sương, từ sự tần tảo hi sinh của cha mẹ và gần ta nhất là sự tận tụy hết lòng của thầy cô.

“Nhất tự vi sư. Bán tự vi sư”, “Không có thầy đố mày làm nên” là những lời khuyên sâu sắc của cha ông nhắc nhở chúng ta ghi nhớ công ơn thầy cô. Thầy cô giáo có vai trò rất to lớn trong sự thành đạt của học sinh. Thầy cô là bậc đàn anh đi trước, là người có trình độ hiểu biết cao, có khả năng sư phạm dạy học cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Đằng sau một học trò giỏi là một người thầy giỏi. Bởi thế, khi đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta phải ghi nhớ công ơn họ.

Vai trò và trách nhiệm của thầy cô rất to lớn. Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện. Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi con người. Thầy cô đã tốn rất nhiều công sức, những lời truyền đạt và cả tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh. Biết ơn thầy cô nghĩa là chân thành ghi nhận công lao ấy.

Có biết ơn thầy cô người học sinh mới thực hiện đúng nhân cách làm người, thực hiện đúng đạo lý muôn đời của dân tộc “Tôn sư trọng đạo”. Chính lòng biết ơn làm tăng thêm vẻ đẹp nhân cách ở con người, mang lại cho ta niềm tin tưởng vào cuộc sống mà phấn đấu tiến lên phía trước.

Chúng ta phải xem đó là bổn phận và trách nhiệm của người học sinh. Đó là bổn phận của kẻ “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Cho nên ngay từ khi bước vào ghế nhà trường, học sinh đã được dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”

Dù đó là cái lễ, là gốc, là nền, là yếu tố nhân cách cơ bản của người được rèn dạy từ những bước đi chập chững đầu đời nhưng mấy ai hiểu được. Ngày nay, điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có nhiều biểu hiện xấu. Vẫn còn biết bao học sinh quên đi cái lễ ấy. Họ tự hào về vốn kiến thức nhỏ bé của mình mà phủ nhận công của thầy cô, hạ thấp vai trò của thầy cô. Nhiều hiện tượng đáng buồn, học trò lại đứng ngang nhiên cãi lại thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân phẩm của thầy cô như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức lễ giáo là nền tảng giá trị cơ bản.

Chúng ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ cái xấu đang phát triển. Chúng ta cần phải tìm hiểu lý do nào dẫn đến hiện tượng ấy? Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu đang len lỏi dần để đầu độc tư tưởng vốn trong sáng của người học sinh để tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô.

Ngoài việc học ở thầy cô, người học sinh có thể học ở bạn bè, ở những người xung quanh, ở cuộc sống, ở những tiến bộ văn minh trong xã hội. Nhưng chúng ta cũng phải luôn xác định vai trò của thầy cô vẫn là quyết định. Bạn bè, xã hội chỉ đóng vai trò hỗ trợ tiếp sức. Vì thế, chúng ta phải phải luôn quý trọng tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kỹ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Chúng ta phải luôn khẳng định trọng thầy, biết ơn thầy cô là một những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người học sinh.

Người có tài mà không có đức không những là người vô dụng như Bác Hồ đã nói mà còn có thể gây hại cho xã hội và đất nước. Để sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những thành quả lao động của người khác không có gì khác ngoài phải biết sống chân thành, sống vì người khác, hăng say học tập, bồi dưỡng nhân phẩm từng ngày, xây dựng ước mơ, khát vọng cao đẹp, hướng đến tương lai.

Biết ơn thầy cô giáo là một trong việc học lễ. Việc học lễ là việc của một đời người. Đừng nghĩ đơn giản rằng, tôi chỉ trọng thầy, khi thầy dạy bảo tôi nên người. Có thành đạt, tôi mới nhớ ơn thầy.

Chúng ta phải luôn biết kính trọng thầy, biết ơn thầy dạy dỗ: học thật tốt, thành đạt trong cuộc đời là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào, một cái cúi đầu, vâng dạ của người học sinh… đủ làm thầy cô thấy ấm lòng.

Thầy cô là người đưa đò đến bến. Khi trưởng thành và thành đạt, một lúc nào đó hãy nhớ về thầy cô. Đó cũng là một trong những biểu hiện của lòng biết ơn. Bởi thế, cần phê phán những hành động việc làm đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta.

“Muốn sang phải bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người chỉ lối, là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính và biết ơn thầy cô giáo của mình.

Mẫu 2:

Ông cha xưa đã từng có câu: “Tôn sư trọng đạo” để nói lên vấn đề biết ơn, kính trọng những người đã dạy dỗ mình. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, có những giá trị văn hóa truyền thống đã dần bị phai nhạt, nhưng truyền thống Tôn sư trọng đạo này cần phải được giữ gìn và phát huy.

Biết ơn là luôn ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ ta trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, giúp ta khôn lớn trưởng thành. Không chỉ ghi nhớ công lao mà phải luôn có ý thức sẽ báo đáp, đền ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn thầy cô giáo cũng vậy, nó được thể hiện bằng những hành động hết sức cụ thể như nghe lời, kính trọng thầy cô, chăm ngoan học giỏi để đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đã được lưu giữ hàng nghìn năm nay:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy
Hay câu: Không thầy đố mày làm nên

Những câu tục ngữ đó đã có thấy tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi con người. Có ai khôn lớn trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà phía sau không có một người thầy lỗi lạc tận tụy chỉ bảo. Có lẽ từ xưa đến nay chưa từng có một người nào như vậy. Thầy cô đem đến cho chúng ta biết bao bài học, từ cách tiếp thu tri thức, văn hóa cho đến dạy chúng ta cách ứng xử cho phải đạo, lễ phép. Thầy cô sát sao ta từng con chữ, bài học, mong cho chúng ta nên người. Thầy cô chính là người cha, người mẹ thứ hai của mỗi học trò.

Từ xưa đến nay có biết bao tấm gương tôn sư trọng đạo đã được lưu danh sử sách. Ví như Lê Văn Thịnh, nổi tiếng thông minh hoc giỏi, hiểu sâu biết rộng. Tuy đỗ đạt làm quan lớn trong triều, nhưng khi về thăm thầy vẫn nhất mực cung kính quanh tay, xưng con với thầy. Hay Phạm Sư Mạnh, học trò của Chu Văn An, học cũng là người học trò thông mình. Sau đỗ đạt làm quan Tham Chính khu Mật viện, rồi làm đến cả Hành khiển tả ty lang trung. Mặc dù chức sắc lớn, công việc bề bộn nhưng năm nào ông cũng sắp xếp thời gian về thăm thầy, cung kính khi đứng trước mặt thầy thầy đáng trọng Chu Văn An. Trong xã hội hiện đại, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Văn Như Cương, một người thầy đáng trọng, luôn được học trò yêu quý, khi thầy mất đã đem đến niềm tiếc thương vô hạn cho toàn thể học trò trong và ngoài trường.

Bên cạnh những học sinh có ý thức, hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng, biết ơn thầy cô thì vẫn có những học trò còn hỗn láo, có những hành động đáng chê trách như cãi. Chửi nhau, thậm chí là đánh thầy cô giáo. Đó là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức và lối sống trong lớp trẻ. Nếu những hành động đó còn tiếp diễn, thì quả thật đáng lo ngại cho tương lai của nước nhà.

Biết ơn, kính trọng thầy cô là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử. Thầy cô trao cho ta biết bao tri thức, bài học, bởi vậy kính trọng họ là điều tất yếu. Dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Mẫu 3:

Biết ơn thầy cô hay còn gọi là truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những đức tính quý báu mà ông cha ta đã lưu truyền hàng ngàn năm qua. Nó cũng được ví như một kim chỉ nam xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử và trở thành một đạo lý để con cháu ngàn đời noi theo. Bởi “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Trong kho tàng đồ sộ của dân tộc có hàng ngàn câu ca dao tục ngữ nói về chủ đề gia đình, tình yêu, tuy nhiên có lẽ được nhiều người biết đến nhất là câu nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Câu ca dao đề cao và nhấn mạnh vai trò to lớn của những người đã giúp đỡ nâng đỡ ta trong cuộc đời. Nếu như bố mẹ cho ta hình hài thì thầy cô chính là những người cho ta cả bầu trời tri thức. Thật khó có thể chọn được công lao sinh thành hay dưỡng dục là hơn, chỉ có thể nói ngắn gọn rằng đó chính là hai thứ có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Truyền thống tôn sư trọng đạo đã tồn tại giữa lòng dân tộc cả ngàn năm qua và nó trở thành một trong những phẩm chất vô cùng quý báu. Bằng chứng có thể kể đến đó là những tấm gương đáng để chúng ta noi theo.

Xưa kia cụ Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, danh tiếng của cụ được lưu truyền trong lịch sử dân gian. Cụ về quê mở lớp dạy học và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Thế nhưng không vì thế mà ông tỏ ra thất thố với người thầy của mình. Mỗi lần có dịp về thăm thầy ông chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy. Đó mới thấy dù con người ta ở vị trí nào trong xã hội thì đạo làm trò cũng không bao giờ bị sai lệch.

Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại, người ta tìm thấy cuốn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc học sinh trường cấp 3 Từ Liêm Hà Nội. Trong những năm tháng khốc liệt mưa bom lửa đạn đấy thế nhưng trong đầu của anh chiến sĩ vẫn không nguôi nhớ đến những lời dạy của thầy Lưu. Hai tháng trước khi hi sinh ở chiến trường Quảng Trị, người chiến sĩ đó viết: “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Những lời dạy của thầy chính là hành trang tư tưởng lớn lao để anh vượt qua những năm tháng đầy đau thương khốc liệt đó.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn vẫn được xã hội chúng ta tiếp nối và phát huy. Bằng chứng là cả nước dành một ngày 20/11 là hiến chương nhà giáo. Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công lao của những thế hệ trồng người vĩ đại của dân tộc.

Bên cạnh những tấm gương học sinh tốt, thì cũng còn đâu đó những cá nhân chưa hoàn thiện. Vẫn còn những hành động tiêu cực như chưa chăm chú học tập, vi phạm ý thức kỉ luật nhà trường, chưa vâng lời thầy cô. Song nó chỉ như những tiêu cực nhỏ bé mà thôi.

Chúng ta những người đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn còn được uốn nắn dạy bảo dưới bàn tay của các thầy cô hãy thể hiện mình là những người hiếu học, chăm ngoan về đạo đức. Bởi lẽ không có thầy thì đố mày làm nên. Nhớ về cội nguồn biết ơn người đã dìu dắt nâng đỡ mình cũng chính là thước đo của nhân cách con người.

Mẫu 4:

Từ xưa tới nay truyền thống tôn sư trọng đạo đã được lưu truyền qua biết bao thế hệ, đó là một đức tính vô cùng đẹp của dân ta, là cách thể hiện đạo đức của người học sinh với những người thầy, người cô có công ơn dạy dỗ ta nên người, từ đó mà câu nói “Học trò phải biết kính yêu và biết ơn thầy cô”.

Thật vậy, kính yêu và biết ơn thầy cô đã là những đức tính mà người học sinh phải có được, trước tiên là sự kính yêu. Học sinh cần biết kính yêu những người thầy, người cô của mình, những người đã dùng cả cuộc đời để dạy cho ta biết đâu là lẽ phải, người thầy người cô không phải cha mẹ sinh thành ra ta nhưng thầy cô được coi là cha mẹ thứ hai của bất kì người học sinh nào, cha mẹ cho ta cơm ăn áo mặc thì thầy cô mang đến cho ta tri thức, cho ta kinh nghiệm, lẽ sống, những bài học quý giá, cha mẹ dắt ta tập bước đi trên đôi chân nhỏ bé thì thầy cô dắt ta bước đi trên con đường vươn tới thành công trong tương lai. Những con người đó vẫn thầm lặng dạy dỗ, không phân biệt, đào tạo những con người dù giàu sang hay nghèo khó, những người nghịch ngợm phá phách đều từ đó mà nên người. Khi đã học được sự kính yêu thầy cô của mình thì mỗi người cần học cách biết ơn tới những gì mà thầy cô đã làm cho mình, những con người đó cứ thầm lặng với công việc của mình, truyền đạt kiến thức một cách tâm huyết nhất tới những người học trò, người thầy người cô đó cứ miệt mài chèo lái con đò, chở biết bao thế hệ học sinh tới với bến bờ của tri thức mà quên đi bản thân mình, quên đi những mệt mỏi, áp lực để cho thế hệ trẻ trang bị đầy đủ tri thức bước vào cuộc sống.

Kính yêu và biết ơn cần được thể hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Những người thầy người cô tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh của mình sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc học sinh sẽ phải làm gì để trả ơn, chẳng bao giờ yêu cầu học sinh phải báo đáp công ơn của mình nhưng đối với những người học sinh cần phải nhận thức được công ơn to lớn đó. Hành động biết ơn đó chỉ cần thể hiện qua tình cảm thầy trò, chỉ là những ngày học sinh trở lại mái trường xưa, tới thăm thầy cô vào những ngày lễ biết ơn, chẳng cần vật chất xa hoa bởi vật chất không thể đo được thứ tình cảm thiêng liêng đó. Bông hoa trên tay, nụ cười trên môi, những lời hỏi thăm, những câu chuyện không bao giờ cũ, tất cả những thứ đó tuy giản dị nhưng vô cùng đắt giá, chỉ với bấy nhiêu đó cũng đủ thể hiện tình cảm của những người học sinh đối với thầy cô của mình.

Ngoài ra đối với những bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường có rất nhiều cách thể hiện sự kính yêu và biết ơn đến thầy cô của mình. Đơn giản cho vấn đề đó là tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài trong các tiết học, điều đó giúp những người thầy người cô có một tiết dạy hiệu quả chỉ tập trung vào giảng dạy chứ không phải gào thét, nhắc nhở. Cố gắng thi đua học tập lao động thật tốt để không phụ công ơn thầy cô tin tưởng giảng dạy. Người xưa đã có câu “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay “Không thầy đố mày làm nên” qua đó cho thấy được vai trò to lớn mà thầy cô đem và giáo dục thế hệ học sinh cách biết ơn tới thầy cô của mình. Ấy thế mà bên cạnh những học sinh chăm ngoan đó thì còn một đại bộ phận những học sinh cảm thấy chán ghét một số bộ môn mà mình đang học, lười học và đổ lỗi cho việc thầy cô dạy không hiểu, không có hứng thú với những môn xã hội, đặc biệt là còn bỏ học, trốn học vì ham chơi đặc biệt hơn là những học sinh tỏ thái độ vô lễ với chính người thầy người cô của mình khi được nhắc nhở về những lỗi mà mình đã vi phạm, chống đối với những gì thầy cô đưa ra, đây là điều rất đáng buồn cho một số học sinh trong thời điểm hiện nay.

Để xã hội ngày càng phát triển, đất nước đi lên hơn nữa thì vai trò của thầy cô là vô cùng quan trọng, là những người tạo bàn đạp cho những búp măng non vươn cao hơn, vươn xa ra cả thế giới, là người học sinh cần biết kính yêu và biết hơn những người thầy người cô của mình dù sau này có thành đạt tới đâu.

Mẫu 5:

Cả tuổi thơ con được lấp đầy bởi những câu hát à ơi dịu mát, những bài học làm người sâu sắc nhẹ nhàng của mẹ, của bà. Những câu hát ấy, những mẩu chuyện câu thơ, câu ca dao ấy dần nhen nhóm trong tâm hồn và trí óc non nớt của con bài học tình yêu thương con người, triết lý cuộc sống. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Là người học trò, chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo.

Có thể nói rằng, lòng biết ơn là một khái niệm được nhen nhói trong mỗi tâm hồn con người từ rất lâu, từ khi còn nhỏ. Lòng biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công lao của người khác đối với mình, bản thân phải bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến. Có lúc ta biết ơn cuộc sống.

"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Ta biết ơn cha mẹ:

"Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha…”

Biết ơn bạn bè, nhưng đối với học sinh từng cắp sách tới trường, lòng biết ơn thầy cô sâu sắc, đậm đà hơn bao giờ hết. Chúng ta từng thể hiện lòng biết ơn ấy bằng cách ghi nhớ, khắc sâu công ơn người thầy dìu dắt, dạy bảo học trò trong công tác giáo dục. Ta khẳng định một điều rằng, lòng biết ơn thầy cô là đức tính mà mỗi con người cần phải có.

Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? Đó là bởi thầy cô là người cho chúng ta nguồn ánh sáng của tri thức, văn hóa. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ mãi trong cuộc đời. Quả thực, thầy cô nâng đỡ, dìu dắt học trò từng bước trên con đường tri thức. Những kiến thức thầy cô truyền thụ sẽ dày theo năm tháng, giúp ta thông thái, được khai phá để trở thành con người văn minh trong xã hội. Hơn thế, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi người. Trong khi cho ta tri thức, thầy cô còn thay cha mẹ dạy bảo ta, luyện cho ta những bài học làm người. Qua bài học tính nhân văn , cách ứng xử, triết lý cuộc đời, thầy cô ở bên ta giáo dục ta trở thành người có tri thức, có văn hóa đạo đức. Bên cách đó, thầy cô luôn dành tình cảm yêu thương, bồi đắp tâm hôn ta, thắp sáng ước mơ, vẽ ra cho học trò con đường đi tới tương lai. Người thầy,người cô không chỉ chỉ cho học trò con đường đi mà còn khích lệ ý phấn đấu để thực hiện hoài bão, mục đích, ước mơ. Nhờ vào những giáo dục của thầy cô mà ta thành công, trưởng thành trong cuộc sống. Nếu không có thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ thì có rất nhiều người không thể thành công trong cuộc sống “ Không thầy đố mày làm nên” Không chỉ vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo của con người Việt Nam là truyền thống có từ lâu đời, mỗi cá nhân là một mắt xích phát huy truyền thống ấy. Biết ơn thầy cô cũng chính là biểu hiện của người có văn hóa, văn mình, mọi người yêu quý, kính trọng.

Và học trò chúng ta đã và đang làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô?Lòng biết ơn xưa biểu hiện ở thái độ tôn trọng với thầy . Một ví dụ điển hình là Phạm Sư Mạnh. Ông là một quan đầu triều, quan cao chức lớn. Nhưng khi đến nhà thăm cụ Chu Văn An, thầy giáo cũ. Ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một học trò bình thường. Thật đáng quý biết bao, trở lại thời nay. Lòng biết ơn được biểu hiện qua nhiều hình thức đa dạng, trở thành lễ tri ân mang tính chất rộng ớn toàn xã hội. Điều đó thể hiện trong ngày 20/11 hàng năm. Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20-11. Thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Dù mọi thời đại, biết ơn người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp nên làm. Đó chính là việc làm của một học sinh ngoan, biết phát huy truyền thống của dân tộc ta một cách đúng đắn.

Bởi vậy, chúng ta cần có những hành động phê phán, lên án những biểu hiện sai trái, vô lễ, hỗn láo với thầy cô của những học sinh vô ý thức vô văn hóa. Chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó đi học thì kém cỏi, về nhà hỗn xược với cha mẹ thật đáng trách thay. Và để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo chúng ta chỉ cần ngồi trong lớp nghe giảng không làm việc riêng, làm bài tập, ôn bài, thuộc bài đầy đủ để dành những điểm chín, điểm mười tặng thầy cô. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, tết nguyên đán… học sinh có thể đến thăm gửi quà hỏi thăm sức khỏe thầy cô. Nhờ vậy thầy cô rất vui lòng .

Rõ ràng, thầy cô là một trong những con người quan trọng trong cuộc sống. Ánh sáng người thầy, người cô rọi vào ta sẽ còn mãi. Để mỗi chúng ta biết khắc sâu công ơn dạy dỗ để rồi trường thành vững bước trên con đường đời.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tuyển chọn mẫu nghị luận về lòng biết ơn cực hay (13 mẫu) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
9 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com