Logo

Mẫu nhận xét học bạ, đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22

Hướng dẫn cách nhận xét học bạ, nhận xét năng lực phẩm chất, ghi sổ chủ nhiệm và mẫu đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22/2016 và các thông tư khác của Bộ GDĐT chuẩn nhất
5.0
1 lượt đánh giá

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin hướng dẫn cách nhận xét học bạ, nhận xét năng lực phẩm chất, đánh giá học sinh tiểu học cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22, thông tư 27 và thông tư 30 của Bộ giáo dục ban hành các năm 2014, 2016 và 2020 mới và chuẩn nhất, chúng tôi đã tổng hợp các mẫu nhận xét đánh giá thường dùng trong bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho các thầy cô và phụ huynh tham khảo và tải về sử dụng miễn phí.

Tải miễn phí các thông tư 22, 27, 30 về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ giáo dục

Dưới đây là link download nội dung toàn văn các văn bản thông tư số 22, 27 và 30 của Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh cấp tiểu học. Mời các bạn tải về và sử dụng.

Thông tư 22/2016 và các nội dung quan trọng dành cho giáo viên

Thông tư số 22 có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/tt-bgdđt ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Ở văn bản này, có khá nhiều nội dung mới được áp dụng trong quá trình nhận xét, đánh giá học sinh cấp 1. Mời các bạn cùng tham khảo ngay các hướng dẫn thực hiện các quy định cũng như các biểu mẫu theo thông tư 22/2016 do Bộ GD ban hành như sau:

Mẫu nhận xét học bạ theo thông tư 22

Dưới đây là các mẫu nhận xét các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Thủ công, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo thông tư số 22 của Bộ giáo dục. Mời các bạn cùng theo dõi.

Mẫu nhận xét học bạ, đánh giá năng lực phẩm chất học sinh tiểu học theo thông tư 22

Nhận xét học bạ lớp 6 theo thông tư 22

Dưới đây là mẫu nhận xét học bạ lớp 6 theo thông tư 22 mà bạn có thể tham khảo.

Nhận xét năng lực phẩm chất theo thông tư 22

Cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22

Phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học theo thông tư 22 - Mẫu phiếu dự giờ

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22

Thông tư 22, 30 của Bộ giáo dục có nhiều đổi mới trong đánh giá học sinh, giáo viên

Cách ghi khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 22

- Cách nhận xét khen thưởng giữa học kỳ và cuối học kỳ theo các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành cho từng môn học. Còn tiêu chí xếp loại về năng lực, phẩm chất gồm 3 mức: Tốt, đạt, cần cố gắng.

- khen thưởng cuối năm chia thành 2 hạng mục:

+ Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: Kết quả đánh giá các môn học đạt “Hoàn thành tốt”, các năng lực, phẩm chất đạt “Tốt”, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.

+ Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.

- Dưới đây là 1 số cách viết giấy khen cho học sinh Tiểu học:

“Học sinh tiêu biểu”

“Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

“Nổi bật về phát triển phẩm chất”

“Hoàn thành tốt các môn tiểu học và phát triển năng lực phẩm chất”

“Đạt thành tích nổi trội trong học tập”

“Đạt thành tích trong rèn luyện và học tập”

“Đạt thành tích về phẩm chất, năng lực”

“Đạt thành tích nổi bật về môn…”.

“Con hoàn thành tốt các môn về Mỹ thuật và Đạo đức”

“Con có thành tích vượt trội về môn Toán, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Mỹ Thuật”

“Con đạt thành tích nổi trội vượt bậc môn Toán”

Cách ra đề theo thông tư 22

Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục theo thông tư 22

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện thông tư 22

Việc nhận xét, đánh giá kết quả học tập theo phương pháp mới không đánh giá bằng điểm số trong thông tư 22  phần nào giải tỏa tâm lý áp lực, tự ti, thua kém bạn bè của các em HS có học lực trung bình, yếu. Với 3 mức đánh giá “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành”, “Chưa hoàn thành” giúp các em HS phát hiện những hạn chế để cố gắng hơn trong học tập. Một số em HS có học lực khá, giỏi được GV khuyến khích hướng dẫn, giúp đỡ những bạn có học lực trung bình, yếu. Những HS giỏi được tạo điều kiện rèn luyện phát huy năng khiếu, năng lực học tập, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn trở thành những tấm gương tốt.

Tuy nhiên, khi thực hiện theo thông tư này vẫn còn một số vướng mắc khiến giáo viên và phụ huynh gặp bối rối. Mời các bạn tham khảo tổng kết những thuận lợi và khó khăn cũng như biện pháp khắc phục khi áp dụng thông tư 22 trong đánh giá học sinh ở file tải về dưới đây.

Câu hỏi trắc nghiệm về thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư 30 bộ giáo dục và các biểu mẫu thường sử dụng

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 28 tháng 08 năm 2014. Tinh thần chủ đạo của Thông tư 30 là đánh giá học sinh Tiểu học bằng những lời nhận xét trên ba nội dung: kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học và không chấm điểm. 

Dưới đây là một số biểu mẫu được nhiều giáo viên tìm kiếm tham khảo, mời các bạn tải về sử dụng miễn phí.

Nhận xét năng lực phẩm chất theo thông tư 30

Phiếu giáo viên tự đánh giá theo thông tư 30

So sánh thông tư 30 và thông tư 22

Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 để hoàn thiện hơn cho bản Thông tư 30 về việc đánh giá học sinh tiểu học. Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc sự khác biệt giữa thông tư 30 và Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học như sau:

1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Thông tư 30 Thông tư 22
Cuối kì 1 và cuối năm học

Giữa kì 1, cuối kì 1,

Giữa kì 2 và cuối năm học

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

Không có Lớp 4 – 5 có thêm bài KTĐK Toán-Tiếng Việt vào GK1, GK2.

Mức 1: Nhận biết, nhớ

Mức 2: Kết nối, sắp xếp..vấn đề đã học.

Mức 3: Vận dụng để giải quyết vấn đề mới...

Mức 1: Nhận biết, nhắc lại...

Mức 2: Hiểu

Mức 3: Biết vận dụng quen thuộc

Mức 4: Vận dụng để giải quyết vấn đề mới...

2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT

Thông tư 30

Thông tư 22

Cuối kì 1 và cuối năm học

Giữa kì 1, cuối kì 1,

Giữa kì 2 và cuối năm học

Đạt

Chưa đạt

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

3. HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ

Thông tư 30 Thông tư 22
5 loại 2 loại
 

Không có sổ theo dõi CLGD (giảm tính hành chính)

- GV phải có minh chứng khi được yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao lại xếp HS vào một mức nào đó.

- Minh chứng: Sản phẩm học tập của HS, nhóm, ghi chép của cá nhân GV..

4. KHEN THƯỞNG

Thông tư 30 Thông tư 22

Thành tích nổi bật hay có tiên bộ vượt bật về một trong ba nội dung

Số lượng do hiệu trưởng quyết định.

HS hoàn thành xuất sắc....

HS có thành tích vượt trội...

Khen thưởng đột xuất

Không có sổ theo dõi CLGD (giảm tính hành chính)

- GV phải có minh chứng khi được yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao lại xếp HS vào một mức nào đó.

- Minh chứng: Sản phẩm học tập của HS, nhóm, ghi chép của cá nhân GV...


Văn bản hợp nhất thông tư 30 và thông tư 22

Trên đây là nội dung cung cấp link tải miễn phí các văn bản, biểu mẫu nhận xét, đánh giá theo thông tư 22, 27 và 30 của bộ giáo dục và đào tạo cũng như trình bày các ưu điểm và hạn chế khi thực hiện thông tư 22 và đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt thông tư 22 giúp giáo viên thực hiện tốt các quy định của bộ GD.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com