Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về môn Sinh hoạt tập thể (SHTT), hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho bạn.
Nhiều người đặt câu hỏi SHTT là môn gì? Mời bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:
SHTT viết tắt là tiết Sinh hoạt tập thể trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Tiết “Sinh hoạt tập thể” mang lại sự tự chủ của học sinh, nhằm tạo những nhân cách phát triển toàn diện phù hợp với sự tiến bộ của xã hội ngày nay, đó cũng là một trong các mục tiêu mà nhà trường hướng tới nhằm làm nên sự toàn diện. Để tiết sinh hoạt tập thể mang lại hiệu quả cao thì mỗi người giáo viên phải tự nghĩ ra những nội dung sinh hoạt tập thể phù hợp theo từng tháng, từng chủ điểm của năm học. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể giáo viên không chỉ làm cho các em hứng thú, mà các em còn được mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, giáo dục cho các em một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
- Tiết sinh hoạt tập thể giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới lớp một cách kịp thời.
- Tiết SHTT giúp HS phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, hợp tác cùng nhau, năng lực điều hành, tự quản của các em.
- Tiết sinh hoạt tập thể giúp các em được bộc lộ khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm của mình khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn ; khả năng nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên.
- Tiết SHTT bồi dưỡng cho HS sự sẻ chia, thông cảm với bạn bè, mọi người xung quanh; sẵn sàng chia sẻ và gánh vác công việc chung của lớp, trường,…hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho các em.
- Tiết sinh hoạt tập thể là nơi để thầy, cô hiểu trò hơn, nhằm lựa chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục đúng hướng cho từng đối tượng HS trong lớp.
Tham khảo thêm:
Thường tổ chức vào tiết cuối cùng của thứ 6 hàng tuần
Theo hướng đổi mới tiết sinh hoạt lớp và lồng ghép dạy kĩ năng sống. Một tiết sinh hoạt tập thể gồm có 2 phần:
Phần 1. Sinh hoạt lớp
1. Mục tiêu
Mục tiêu duy nhất là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh.
Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học.
2. Nhiệm vụ
Tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu. Đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra
Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của GVCN.
3. Hình thức
- Giáo viên có thể trang trí trên bảng đen dòng chữ “Sinh hoạt lớp” và những khẩu hiệu hành động phù hợp theo các chủ điểm của tháng hay của cả đợt thi đua.
- Tổ chức cho HS sắp xếp bàn ghế cho phù hợp trong không gian lớp học, có thể cho các em ngồi thành tổ, tập cho CT HĐTQ chủ trì giờ sinh hoạt.
- Hoặc cũng có thể tổ chức tiết sinh hoạt lớp ngoài sân trường (nếu giáo viên thấy phù hợp) và cho các em ngồi theo đội hình phù hợp.
4. Nội dung
Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động, nề nếp, và các hoạt động khác….
Tổng kết hoạt động trong tháng (vào cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối năm).
Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục học sinh theo chủ đề của đợt thi đua.
Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ.
Sẽ chọn nội dung mang tính chuyên đề và xen vào để cho các em vui chơi, giải trí…
5. Về trình tự tiết sinh hoạt lớp
Mỗi lớp có thể chọn cho mình một mô hình sinh hoạt lớp khác nhau, nhưng cùng quy trình có thể theo các bước sau:
Đánh giá hoạt động tuần qua:
a, CTHĐ giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp (sinh hoạt văn nghệ)
b, Các nhóm trưởng báo cáo tình hình tổ mình tuần qua ưu điểm, khuyết điểm. Điển hình cá nhân tốt, chưa tốt. Các nhóm trưởng bổ sung nếu thấy còn thiếu, chưa đầy đủ.
(Lưu ý khi báo cáo cần nói được biện pháp mà nhóm đã hỗ trợ đã giúp các bạn còn vi phạm và sự chuyển biến các bạn đó như thế nào).
c, Học sinh phát biểu cá nhân chủ yếu là những học sinh còn vi phạm (vì sao còn vi phạm, nói lên biện pháp khắc phục lỗi).
d, Tổ họp nhóm bình bầu đánh giá cá nhân xuất sắc. Báo cáo trước lớp. Biểu quyết của lớp…
đ, Lớp công nhận bầu tổ xuất sắc. Giáo viên khen thưởng hoặc tặng cờ cho tổ, ghi tên cá nhân xuất sắc lên bảng.
Phổ biến kế hoạch tuần tới
Lớp trưởng nêu lên cách khắc phục những việc chưa tốt tuần trước và những nội dung mới cần làm trong tuần dựa trên sự định hướng trước của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường và đội TN (Kế hoạch trường, đội). Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
6. Chú ý
- Xây dựng được số hội đồng tự quản nhiệt tình, có năng lực.
- Phân công giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho các trưởng ban.
- Mỗi các trưởng ban phải có sổ tay ghi chép rõ ràng những mặt ưu khuyết điểm của lớp qua từng tuần.
- Xây dựng HS có tính kỉ luật, tính tập thể, có sự đoàn kết, yêu thương, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Xây dựng cho HS kĩ năng thảo luận, trao đổi, kĩ năng nói trước đám đông, có ý thức phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm, khuyết điểm trong học tập và cả mặt hoạt động khác.
- Tập cho HS có sự nhìn nhận về bản thân và bạn bè mang tính động viên nhắc nhở là chính, tránh chê bai chỉ trích. Biết nhìn thấy lỗi và sửa lỗi.
- Dành thời gian cho HS sinh hoạt cuối tuần đều đặn, tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở để HS học tập sửa chữa lẫn nhau.
- Tiết sinh hoạt lớp phải được tổ chức ngay từ đầu năm, xuyên suốt cả các khối học, tạo thói quen cho HS ngay từ lớp dưới, lên lớp trên HS sẽ làm tốt hơn
Phần 2. Giáo dục kĩ năng sống
A. Mục tiêu:
Giúp giáo viên nắm bắt được:
- Ý nghĩa, mục đích, nội dung của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp nhằm giáo dục cho học sinh KNS. Nắm được các hình thức dạy lồng ghép KNS theo tài liệu của BGD vào chương trình học hiện nay;
- Vận dụng và thực dạy được việc dạy KNS trong trường tiểu học với tài liệu của BGD phát hành; tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp với việc chủ động của học sinh.
B . Nội dung
1. Về thực giáo dục Kĩ năng sống thực hiện hai nội dung: Thực hiện dạy Kỹ năng sống theo tài liệu của Bộ GD&ĐT:
- Thực hiện dạy lồng ghép vào các bài học ở tất cả các môn học mà giáo viên thấy thích hợp. Thực hiện dạy kết hợp tiết sinh hoạt ngoài giờ hoặc trong tiết sinh hoạt lớp. Mỗi bài chia thành 2 tiết dạy trong hai tuần.
- Dạy theo tài liệu của Bộ GD&ĐT cần chú ý :
+ Bám sát mục tiêu bài học. Giáo viên rèn cho học sinh những kĩ năng mà mục tiêu bài học yêu cầu:
- Giáo viên có thể dạy nội dung, và các hoạt động theo trình tự của sách. Không nhất thiết phải dạy hết các nội dung của sách, có thể chọn một nội dung mà giáo viên thấy phù hợp với học sinh lớp, làm rõ được mục tiêu bài học để dạy.
- Không nhất thiết phải bám vào nội dung sách, vì có những nội dung không làm rõ được mục tiêu bài học và kiến thức khó hiểu đối với học sinh. Giáo viên có thể điều chính nội dung và hình thức dạy theo ý mình. Không nhất thiết phải dạy theo các hoạt động của sách.
- Việc áp dụng dạy Kĩ năng sống vào tiết SHL. Mỗi bài KNS dạy trong hai tiết, dạy tách rời trong thời gian từ 15 đến 20 phút đầu buổi sinh hoạt lớp. Có thể dạy lồng ghép vào tiết sinh hoạt ở cuối tiết.
* Một bài giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước sau:
1. Khám phá
*Mục đích: Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức…sẽ được học
- Giúp GV đánh giá 0/ xác định thực trạng (kiến thức, kĩ năng…)của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới-
* Các bước thực hiện
- GV (cùng với HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm).
- GV (cùng với HS) đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.
- GV giúp HS xử lý / phân loại các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức và phân loại chúng.
*Vai trò của giáo viên và học sinh Gợi ý một số Kĩ thuật dạy học
- GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép…
- HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lý thông tin, ghi chép…
- Một số kĩ thuật dạy học chính: Động não, phân loại/ Xác định chùm vấn đề, thảo luận, chơi trò
2. Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới.
* Các bước thực hiện:GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1.
- GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới.
- Kiểm tra xem kiến thức mới đã được cung câp toàn diện và chính xác chưa.
- Nêu ví dụ khi cần thiết.
*Vai trò của giáo viên và học sinh Gợi ý một số KTDH: GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn. HS là người phản hồi, trình bày quan điểm /ý kiến, đặt câu hỏi/ trả lời.
- Một số kĩ thuật dạy học: Chia nhóm thảo luận, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng (chiếu phim, băng, đài đĩa)
3. Thực hành/ luyện tập
*Mục đích:Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa.
- Định hướng để HS thực hành đúng cách.
- Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch
* Các bước thực hiện: GV thiết kế/ chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới.
- HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
- GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được
*Vai trò của giáo viên và học sinh Gợi ý một số KTDH: GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn, người hỗ trợ.
- HS đóng vai trò người thực hiện, người khám phá.
- Một số kĩ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng, hỏi đáp, trò chơi, thảo luận nhóm, tranh luận…
4. Vận dụng
*Mục đích Tạo cơ hội cho học sinh tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới
* Các bước thực hiện: GV (cùng với học sinh) lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học/ lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới.
- HS làm việc theo nhóm, cặp và các nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức
*Vai trò của giáo viên và học sinh Gợi ý một số KTDH.
- GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này
- GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá.
- HS đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.
- Một số kĩ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ Sinh hoạt tập thể (SHTT) là môn gì và thời gian, quy trình dạy môn SHTT chi tiết nhất. Trân trọng
Tham khảo thêm:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Môn SHTT là gì? Nội dung sinh hoạt tập thể (SHTT) chuẩn nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!