Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập SGK, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 3 trang 10:
- Quan sát H. 3. 1, H. 3. 2, H. 3. 3, H. 3. 4
- Trao đổi, thảo luận:
+ Xác định những nơi trên Trái Đất có thực vật sống.
+ Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc,…
+ Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít phong phú hơn?
+ Kể tên một số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn.
+ Kể tên một số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có điểm gì khác cây sống trên cạn.
+ Kể tên một vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu.
+ Em có nhận xét gì về thực vật?
Trả lời:
- Mọi nơi trên Trái Đất đều có thực vật sống.
- Cây sống ở đồng bằng: lúa, ngô, khoai
Đồi núi: thông, lim, bạch đàn
Ao hồ: sen, bèo, rong, rau muống nước
Sa mạc: cỏ lạc đà, xương rồng
- Nơi thực vật phong phú: rừng nhiệt đới
Nơi thực vật ít phong phú: sa mạc
- Số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn: lim, thông, bạch đàn
- Một số cây sống trên mặt nước: bèo, sen, trắc. Đặc điểm cây trên mặt nước khác với cây sống trên cạn: mềm,, thấp, sống ngắn ngày.
- Một vài cây nhỏ bé, thân mềm yếu: cà chua, cải, rêu, rau ngải
- Nhận xét về thực vật: đa dạng và phong phú và môi trường sống, hình dạng.
Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 3 trang 11:
- Dùng kí hiệu + (có) hoặc – (không có) ghi vào cột trống ở bảng sau cho thích hợp:
STT | Tên cây | Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng | Lớn lên | Sinh sản | Di chuyển |
1 | Cây lúa | ||||
2 | Cây ngô | ||||
3 | Cây mít | ||||
4 | Cây sen | ||||
5 | Cây xương rồng |
- Nhận xét hiện tượng sau:
Khi trồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, sau một thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
- Hãy rút ra đặc điểm chung của thực vật.
Trả lời:
STT | Tên cây | Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng | Lớn lên | Sinh sản | Di chuyển |
1 | Cây lúa | + | + | + | - |
2 | Cây ngô | + | + | + | - |
3 | Cây mít | + | + | + | - |
4 | Cây sen | + | + | + | - |
5 | Cây xương rồng | + | + | + | - |
- Nhận xét hiện tượng: cây có khả năng phát triển về phía có ánh sáng.
- Đặc điểm chung của thực vật: có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng, lớn lên và sinh sản, không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Câu 1 (trang 12 SGK Sinh học 6):
Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
Trả lời:
Thực vật sống khắp nơi trên Trái Đất.
Câu 2 (trang 12 SGK Sinh học 6):
Đặc điểm chung của thực vật là gì?
Trả lời:
Đặc điểm chung của thực vật:
+ Có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng
+ Lớn lên và sinh sản
+ Không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Câu 3 (trang 12 SGK Sinh học 6):
Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
Trả lời:
Vì thực vật nước ta đang có nguy cơ suy giảm. Ngoài ra, thực vật ở rừng có vai trò quan trọng với sự chống xói mòn rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây thuốc quý ở rừng.
Bài 1 (trang 12 SGK Sinh học 6):
Quan sát 5 cây xanh khác nhau, điền vào bảng sau:
STT | Tên cây | Nơi sống | Công dụng đối với người |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
4 | |||
5 |
Trả lời:
STT | Tên cây | Nơi sống | Công dụng đối với người |
1 | Cây bạch đàn | Trên cạn | Làm gỗ |
2 | Hoa hồng | Trên cạn | Làm cảnh |
3 | Quế | Trên cạn | Làm gỗ, làm thuốc |
4 | Rong biển | Dưới nước | Thức ăn |
5 | Rau cải xanh | Trên cạn | Thức ăn |
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SGK Sinh học lớp 6 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật file word, file pdf hoàn toàn miễn phí.