Logo

Mẫu so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị chi tiết nhất

Bạn đang không biết cách so sánh luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi, đảm bảo giúp bạn hiểu và làm bài hiệu quả khi so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. Xem ngay!
4.0
3 lượt đánh giá

Hy vọng bài tổng hợp dưới đây của chúng tôi sẽ là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ bạn khi so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và luận cương chính trị của Trần Phú để có bài làm tốt nhất. Mời bạn theo dõi!

Tham khảo thêm:

Nội dung Luận cương chính trị

– Chiến lược và sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

– Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

– Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.

– Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

– Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa CMVN và cách mạng thế giới.

– Hạn chế:

+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc,khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quốc và phong kiến.

Nội dung Cương lĩnh chính trị

– Mục tiêu chiến lược: Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

– Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.

– Về lực lượng cách mạng

+ Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc và các cá nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ.

+ Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng

– Về phương pháp cách mạng: Bạo lực cách mạng gồm có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang

– Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

– Vai trò lãnh đạo của Đảng: Nhân tố quyết định nhất đến CMVN: có đường lối đúng; CNMLN là nền tảng tư tưởng; thâu phục giai cấp công nhân vào Đảng…

So sánh luận cương chính trị và cương lĩnh chính trị

Điểm giống nhau:

Trước tiên, chúng ta sẽ so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 về những nội dung tương đồng nhau:

+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản

+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.

+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản

Điểm khác nhau:

Sau đây là bảng so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị chi tiết và rõ ràng nhất, mời các em tham khảo:

STT CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ
Phạm vi Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.
Tính chất xã hội

Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, bao gồm hai mâu thuẫn:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp (mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất).

- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến.

Xã hội Đông Dương gồm hai mâu thuẫn dân tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất.
Tính chất cách mạng

Cách mạng trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng

Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng.

Luận cương chính trị xác định kẻ thù là Đế quốc và phong kiến.

Nhiệm vụ cách mạng Mục tiêu của cương lĩnh: Làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tích thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thì hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Luận cương chính trị xác định phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để; đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Vai trò lãnh đạo Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam Giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương
Lực lượng cách mạng Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ. Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng.

Trên đây là mẫu so sánh cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc và luận cương chính trị của Trần Phú đã được chúng tôi trình bày chi tiết và cụ thể để các em dễ dàng khi thực hiện bài làm của mình liên quan đến vấn đề so sánh luận cương chính trị của Đảng( 10/1930) và cương lĩnh chính trị( 2/1930). Chúc các em làm bài tốt.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Mẫu so sánh cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị chi tiết nhất file pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
4.0
3 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com