Logo

Soạn văn 8 VNEN bài 1: Tôi đi học ngắn nhất

Soạn văn 8 VNEN bài 1: Tôi đi học trang 3 - 8 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tâp 1 chương trinh mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 1: Tôi đi học Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 1: Tôi đi học

Đọc câu văn sau (trong văn bản Tôi đi học) và trả lời câu hỏi:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vườn rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường.

Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy chia sẻ những ấn tượng, kỉ niệm về một ngày tựu trường của mình với các bạn trong lớp.

Bài làm:

Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc mơn man, xao xuyến, náo nức về ngày đầu tiên đi học.

Tôi còn nhớ rõ ngày đầu tiên đi học ấy. Tôi còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa tôi đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Trong mắt tôi lúc này các gì cũng thật mới lạ. Tôi rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên tôi dịu dàng vỗ về. Cô đón tôi vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất. Không còn sợ hãi như lúc trước nữa tôi say mê hòa lắng nghe bài giảng của cô, lời cô giáo giảng bài rất hay, lôi cuốn tôi quên cả thời gian đang dần trôi. Buổi học đầu tiên hôm ấy rất hay và thú vị

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 1: Tôi đi học

1. Đọc văn bản sau: Tôi đi học

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Điều gì đã gợi nhắc nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật " tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?

Bài làm:

a. Những hình ảnh khiến tác giả nhớ về ngày đầu tiên đi học:

  • ''Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc'' → những dấu hiệu đánh dấu đất trời đang chuyển mình sang thu - đồng thời cũng là mùa tựu trường của học sinh.
  • ''mấy em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường''.

⇒ Tất cả đã gợi nhắc tác giả về những kỉ niệm khó quên của buổi tựu trường đầu tiên của mình

Những kỉ niệm của nhan vật ''tôi'' được diễn tả theo trình tự : thời gian, cụ thể:

  • Từ con đường đến trường với ''sớm mai đầy sương thu và gió lạnh'' và ''con đường làng dài và hẹp''.
  • Khi tập trung ở sân trường nghe ông đốc đọc tên những học sinh mới.
  • Cuối cùng là lúc vào lớp, chuẩn bị học bài học đầu tiên.

b. Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật: "tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó.

Bài làm:

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hỗn hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi khi:

Tâm trạng khi trên con đường làng:

  • Chi tiết hình ảnh: “Mẹ tôi âu yếm ...dài giải bài 1 Tôi đi học, Tôi đi học trang 3, bài Tôi đi học sách Vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách Vnen chi tiết dễ hiểu và hẹp”.
  • “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.
  • “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.

=> Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liên của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.

Cùng mẹ đi trên đường tới trường:

  • Chi tiết hình ảnh: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn. ''Sân nó rộng .... vẩn vơ”.

=>Nhận xét: Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.

Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:

  • Chi tiết hình ảnh: “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.
  • “Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”. “Nhưng người tôi ... một cách lạ”. “Quay lưng...nức nở khóc”. “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.

=> Nhận xét: Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên

Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

  • “Một mùi hương lạ xông lên, ...là lạ và hay hay”.
  • “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.
  • “Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.
  • “ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”.

=> Nhận xét: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên

c. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học. Từ tâm trạng và thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong truyện, nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi người.

Bài làm:

Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học:

  • Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái với học sinh.
  • Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.
  • Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi đầu tựu trường: quần áo, sách vở.
  • Tất cả đều trân trọng dự lễ khai giảng cùng các em.

=> Qua đó có thể thấy từ cha mẹ, thầy cô giáo đều có trách nhiệm và rất quan tâm đến con em mình trong ngày đầu tựu trường, để tạo ấn tượng tốt đẹp và giúp các em cảm thấy an tâm, vui vẻ trong lần đầu tiên đi học.

Ý nghĩa ngày đầu tiên đi học:

Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người

d) Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một sô hình ảnh so sánh trong tác phẩm.

Bài làm:

Hình ảnh so sánh và ý nghĩa:

  • Tôi quên thế nào được...quang đãng=> ý nghĩa: thể hiện tình cảm đẹp đẽ,trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu tiên đi học, không chỉ bầu trời nở hoa mà lòng người cũng nở hoa
  • Ý nghĩ ấy...lướt ngang ngọn núi => ý nghĩa: so sánh ngang bằng vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ lại vừa thể hiện sự thoáng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến ko làm cậu bé bận tâm
  • Cũng chỉ như tôi...còn ngập ngừng e sợ => ý nghĩa: so sánh ngang bằng giữa người và vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muốn đến nhưng chân trời tự do và cao rộng của học sinh thơ bé, sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh nhà trương như tổ ấm, học trò như nhưng cánh chim
  • Nói các cậu...quả banh tưởng tượng => ý nghĩa: thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trông đối với tâm hồn học sinh, lòng người như đang hòa cùng nhịp trống

e. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này (nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm)

Bài làm:

Nhận xét:

  • Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế sâu sắc
  • Bố cục của truyện được viết theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình theo dòng thời gian của buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
  • Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm tinh tế.
  • Giọng điệu trữ tình trong sáng, êm dịu, tha thiết.
  • Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên bởi tình huống truyện và tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ và hình ảnh thiên nhiên, khung cảnh ngôi trường và cách so sánh gợi hình, gợi cảm.

3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?

b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này

c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:

  • Nhan đề của văn bản
  • Quan hệ giữa các phần của văn bản
  • Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên

d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

Bài làm:

a. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.

Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng, kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Nó bắt đầu từ cảm xúc náo nức của chính tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè

b) Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

c. Nhận xét chung về:

  • Nhan đề: Tập chung làm rõ chủ đề văn bản
  • Quan hệ các từ giữa văn bản: sát chặt chẽ và liên kết với nhau
  • Các từ ngữ: Tập chung miêu tả nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường

d. Từ đó rút ra:

  • Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
  • Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.

4, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?

b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này

c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:

  • Nhan đề của văn bản
  • Quan hệ giữa các phần của văn bản
  • Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên

d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

Bài làm:

a. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.

Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng, kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Nó bắt đầu từ cảm xúc náo nức của chính tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè

b) Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.

c.Nhận xét chung về:

  • Nhan đề: Tập chung làm rõ chủ đề văn bản
  • Quan hệ các từ giữa văn bản: sát chặt chẽ và liên kết với nhau
  • Các từ ngữ: Tập chung miêu tả nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường

d. Từ đó rút ra:

  • Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
  • Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.

Hoạt động luyện tập Bài 1: Tôi đi học

1. Viết đoạn văn hoặc trình bày trước lớp cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn tôi đi học

Bài làm:

Tham khảo:

Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng. Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự.lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay

2. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Rừng cọ quê tôi

a. Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?

b. Nêu chủ đề của văn bản?

c. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.

d, Chỉ ra các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.

Bài làm:

a. Đối tượng văn bản là: rừng cọ. Đối tượng được trình bày theo trình tự miêu tả. Theo em, không thể thay đổi trình tự này được vì như thế sẽ làm thay đổi đến chủ đề của văn bản.

b. Chủ đề của văn bản: hình ảnh của rừng cọ được gắn bó với con người sông Thao.

c. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Chứng minh:

  • Đoạn 1: Miêu tả bộ phận của cây cọ
  • Đoạn 2: Sự gắn bó cây cọ với người dân
  • Đoạn 3: Lợi ích cây cọ

=> các đoạn đều xoay quanh chủ đề hình ảnh, vai trò cây cọ với đời sống của người dân

d. Các từ ngữ thể hiện chủ đề: rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ

Các câu thể hiện chủ đề:

  • Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng
  • Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ
  • Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình

3. Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại náo nức, rộn rã, xốn xang

b) Con đường đến trường trở nên lạ

c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường

d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự

e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn

g) Sợ hãi, lúng túng trong hàng người bước vào lớp

h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu của đề bài

Trả lời:

   + Vì chủ thể của các cảm xúc là của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, và chủ đề là “dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi”, nên các ý (c) và (g) không hợp chủ đề.

   + Các ý (b), (e), (h) hợp với chủ đề nhưng cần thay đổi cách diễn đạt, có thể thay đổi như sau:

(b) Con đường đến trường vốn quen thuộc hàng ngày “đi lại lắm lần” nhưng “tôi” bỗng cảm thấy lạ, cảnh vật hình như cũng có nhiều đổi thay.

(e) “Tôi” cảm thấy sân trường như rộng hơn, ngôi trường như cao hơn.

Hoặc: “Tôi” cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

(h) “Tôi” thấy gần gũi, mến yêu lớp học, thầy giáo và các bạn.

Hoạt động vận dụng Bài 1: Tôi đi học

1. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) ghi lại ấn tượng của em trong ngày tựu trường mà em nhớ nhất.

Trả lời:

“Cứ mỗi độ thu sang

Hoa cúc lại nở vàng

Ngoài vườn hương thơm ngát

Ong bướm bay rộn ràng

Em cắp sách đến trường…”.

Mỗi lần đọc lại những vần thơ trong sáng ấy, lòng tôi lại xôn xao khó tả khi nhớ lại những kỉ niệm mơn man, náo nức của buổi tựu trường đầu tiên. Giống hệt như Thanh Tịnh từng viết: “Hằng năm, cứ vào cuối thư, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” . Tôi quên làm sao được cái buổi ban mai, tôi được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường làng có hai hàng cây xanh thẳng tắp, dẫn đến ngôi trường với mái ngói đỏ tươi. Khung cảnh trường học hôm ấy, thực sự lạ lẫm đối với tôi. Những cây bàng và cây phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng và sạch đẹp. Trên sân trường, những anh chị lớp lớn đang tung tăng chạy nhảy, vui tươi xúng xính trong những bộ đồng phục mới còn thẳng nếp là. Chao ôi! Vào thời khắc cô giáo đưa cánh tay vẫy nhẹ dịu dàng trước cửa lớp, tôi chỉ ước mình cũng vui cười như các anh chị, ước mình không muốn chảy nước mắt, lo lắng nhìn bạn bên cạnh đang khóc thút thít, và cũng không để mẹ phải gỡ bàn tay tôi đang ghì chặt vì lo sợ vẩn vơ. Thế nhưng, tất cả những lo lắng, hồi hộp trong tôi khi nhìn ra ngoài sân, mẹ và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về, khi vào lớp với không gian rộng mở, nhận chỗ ngồi và sự bẽn lẽn khi cúi chào người bạn mới dường như tan biến hết khi giọng đọc vâng, ấm áp của cô giáo cất lên. Và buổi học đầu tiên đã bắt đầu ngọt nào như thế …

2. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản mà em vừa thực hiện

Trả lời:

   + Chủ đề: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình.

   + Tính thống nhất thể hiện qua trình tự kể:

- Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian: Khi được mẹ đưa đến trường, tâm trạng của bản thân và các bạn khi vào lớp, buổi học đầu tiên bắt đầu.

- Không gian có sự phù hợp với thời gian và các sự kiện được kể.

- Các câu văn đều tập trung để làm rõ chủ đề của đoạn

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 1: Tôi đi học ​​​​​​​

Sưu tầm những bài viết hay về ngày khai trường và tìm hiểu tính thống nhất về chủ để của bài viết.

Trả lời:

- Văn bản “Cổng trường mở ra” – tác giả Lí Lan, được trích dẫn trong chương trình Ngữ văn 7, tập I.

- Bài viết “Ngày khai trường” – tác giả Edmondo De Amicis, được trích dẫn trong cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, Hà Mai Anh dịch

Ghi chú:

Học sinh tự đọc các bài viết và tìm hiểu tính thống nhất về chủ để của các bài viết đó.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 8 sách VNEN Bài 1: Tôi đi học file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com