Logo

Soạn văn 7 VNEN Bài 21: Lập luận chứng minh

Soạn văn 7 VNEN Bài 21: Lập luận chứng minh trang 32 - 37 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 2 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất
5.0
0 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Bài 21: Lập luận chứng minh Ngữ Văn lớp 7 tập 2 VNEN được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Hoạt động khởi động Bài 21: Lập luận chứng minh

 1. Nêu ví dụ cho thấy trong đời sống có những lúc cần phải sử dụng đến phương pháp chứng minh.

Trả lời:

VD: Chúng ta cần chứng minh một câu nói, một vấn đề trong cuộc sống, làm rõ nhận định đó để rút ra bài học cho chính bản thân mình như:

• Chứng minh chiếc bút máy bị mất là của em.

• Chứng minh em là công dân nước Việt Nam.

2. Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?

Trả lời:

Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng”: khi nói điều gì đó cần sự xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được.

Hoạt động hình thành kiến thức Bài 21: Lập luận chứng minh

1. Tìm hiểu chung về lập luận chứng minh. ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

a. Để khuyên người ta " đừng sợ vấp ngã" bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin hay không?

b. Đọc nội dung bảng sau và cho biết mục đích của chứng minh và các phương pháp được sử dụng để chứng minh là gì.

Trả lời:

Bài văn lập luận theo hai vấn đề :

Vấp ngã là thường. Tác giả đã dùng những dẫn chứng để chứng minh:

• Lần đầu tiên chập chững bước đi.

• Lần đầu tiên tập bơi.

• Lần đầu tiên chơi bóng bàn.

=> Các tình huống vấp ngã thường gặp =>không sao đâu vì những danh nhân nổi tiếng, thành đạt cũng từng vấp ngã.

Đưa ra những dẫn chứng cụ thể:

• Oan Đi‐nây từng bị tòa báo sa thải.

• Lu‐i Pa‐xtơ chỉ là học sinh trung bình môn hóa.

• Lép‐Tôn‐X tôi bị đình chỉ học đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập.

• Hen‐ri‐pho thất bại và cháy túi tới 5 lần.

• Ca sĩ En‐ri‐cô Ca‐ru‐xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

=> Kết bài: Khuyên răn con người không lo sợ thất bại.

=> Các sự thật đưa ra đáng tin cậy.

b.

• Mục đích của chứng minh: chứng tỏ những điều đáng tin cậy.

• Các phương pháp sử dụng để chứng minh là: liệt kê, lí lẽ, dẫn chứng chân thực.

2. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

a. Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh qua việc triển khai đề bài.

b. Từ việc tìm hiểu trên hãy hoàn thành phiếu học tập sau:

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện....bước:.......

Dàn bài:

Mở bài: Nêu......

Thân bài: Nêu......

Kết bài: Nêu:........

Giữa các phần và các đoạn cần có.....

Trả lời:

Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.

Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng

Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

Hoạt động luyện tập Bài 21: Lập luận chứng minh

1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: KHÔNG SỢ SAI LẦM

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước vì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai. Vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tìm tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của mẹ thành công.

Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

a. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Tìm những câu văn thể hiện luận điểm đó?

b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu lên những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có sức thuyết phục không?

Trả lời:

a. Luận điểm: khuyên con người không sợ sai lầm.

Những câu văn mang luận điểm:

• Nhan đề của bài văn: Không sợ sai lầm

• Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

• Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

• Thất bại là mẹ của thành công.

• Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:

• Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

• Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi. - Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! - Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

• Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. - Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?

• Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.

• Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.

• Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.

• Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.

• Có người phạm sai lầm thì chán nản. - Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

• Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên. Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người

=> Những luận cứ hiển nhiên, giàu ý nghĩa thuyết phục.

2. Nêu các bước thực hiện các đề sau:

Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày lên kim”.

Đề 2: Chứng minh chân lí được nêu trong đoạn thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Trả lời:

Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày lên kim”.

Dàn ý:

I. Mở bài:

Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công … kim”.

II.Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”.

+ Nghĩa đen: Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu.

+ Nghĩa bóng: là lòng kiên trì, nhẫn nại của con người.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ:

• Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta

• Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta

• Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì, nhẫn nại.

• Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực.

• Phê phán những người lười biếng, thiếu sự kiên trì.

- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ.

III. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ và rút ra bài học cho bản thân.

Đề 2: Chứng minh chân lí được nêu trong đoạn thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Dàn ý:

A.Mở bài: Dẫn dắt vấn đề cần chứng minh.

B.Thân bài

1. Giải thích

- Nghĩa đen: “Đào núi”, “Lấp biển”: hành động vất vả, khó khăn.

- Nghĩa bóng: ẩn dụ cho những điều lớn lao, khó khăn, khó có thể làm được trong cuộc sống.

=>Nội dung bài thơ: khẳng định chân lý sống đúng đắn, tích cực.

2. Bình luận

- Trong cuộc sống mọi khó khăn đều được giải quyết.

- Khuyên nhủ con người về sự nghị lực, dũng cảm.

- Chỉ cần có ý chí, quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công.

- Khơi nguồn sự tư tin và sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người.

- Phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin, không có ý chí, nghị lực, chỉ biết “há miệng chờ sung”.

- Tuy nhiên có ý chí, quyết tâm đôi khi lại có thể thất bại nhưng “thất bại là mẹ thành công”.

3. Chứng minh

- Bác Hồ vị cha già kính mến của dân tộc đã đem lại hạnh phúc, tự do cho dân tộc Việt Nam.

- Những người bệnh nan y không chấp nhận số phận để vượt lên chính mình.

- Dân tộc Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước chống lại các thế lực xâm lược hùng mạnh như: Trung Quốc, Mĩ, Pháp,…

- Nick Jivucic từng nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời”.

=>Thông điệp bài thơ đúng đắn, tích cực.

C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.

Hoạt động vận dụng Bài 21: Lập luận chứng minh

Tìm hiểu đề, tìm hiểu ý, lập dàn ý cho đề văn sau:

Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

Trả lời:

I. Mở bài:

+ Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.

+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

II. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

• Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.

• Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó.

- Luận điểm chứng minh..

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

• Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.

• Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.

• Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.

• Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

=> Bài học rút ra:

+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài:

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.

+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...

Hoạt động tìm tòi mở rộng Bài 21: Lập luận chứng minh

Đọc văn bản sau và tìm hiểu việc triển khai các lí lẽ dẫn chứng trong mỗi văn bản: CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN và SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Trả lời:

Văn bản: CÓ HIỂU ĐỜI MỚI HIỂU VĂN:

Lí lẽ:

• Văn chương là đời sống ghi trên giấy.

• Cần có sự rung động mới có thể cảm nhận được cái hay của thơ.

Dẫn chứng:

• Một thanh niên không ra niềm Bắc sẽ không hiểu được thơ Vũ Hoàng Chương.

• Tác giả mỗi lần ngâm câu thơ Xuân Diệu cảm nhận thoang thoảng hương bưởi đêm xuân miền Bắc.

• Nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những dòng sông mới cảm nhận thấy cái hay của Huy Cận viết bài Tràng An.

Văn bản: SỨC MẠNH CỦA ÂM NHẠC

Lí lẽ:

• Âm nhạc tác động nhiều mặt tới cuộc sống chung quanh chúng ta.

Dẫn chứng:

• Sử dụng một loại âm nhạc nào đấy trên tàu đánh cá thì sẽ thu hút được cá kéo nhau chui vào lưới; sử dụng loại nhạc nào đó thì lượng sữa sẽ được nhiều hơn khi người ta vắt sữa bò; có loại cây phát triển nhanh khi ta cho phát một loại nhạc nào đấy ở khu vực trồng...

• Ở Việt Nam ta, Viện Quân y 103 cũng đã bước đầu nghiên cứu sử dụng âm nhạc vào việc chữa bộnh và tìm được kết qủa tốt.

• Tác động bằng những âm thanh có tổ chức (tức là những bài ca, bản nhạc), thông qua thính giác mà tác động đến tư tưởng và tình cám của con người.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Ngữ văn lớp 7 sách VNEN Bài 21: Lập luận chứng minh file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com