Nội dung hướng dẫn giải Bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.
Xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Em biết gì về điều này? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp và nói lên mong ước của mình.
Bài làm:
Ngày nay, chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình nhưng trên thế giới, xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia được coi là những “chảo dầu” của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban. Còn ở Trung Phi là những cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên. Những cuộc chiến đẫm máu đã cướp đi biết bao sinh mạng, làm kiệt quệ kinh tế và hủy hoại môi trường của chúng ta.
Em mong một ngày trên thế giới sẽ không còn tiếng súng, không còn bom đạn của chiến tranh. Tất cả mọi người sẽ được sống trong một thế giới hòa bình, tự do tươi đẹp.
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hoàn thành bảng sau vào vở để khái quát nội dung chính của từng phần trong văn bản:
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: từ “Chúng ta đang ở đâu?” đến “vận mệnh thế giới” | Kho vũ khí hạt nhân có nguy cơ hủy diệt trái đất, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh thế giới. |
Phần 2: từ “niềm an ủi duy nhất” đến “cho toàn thế giới” | |
Phần 3: từ “Một nhà tiểu thuyết” đến “điểm xuất phát của nó” | |
Phần 4: từ “Chúng ta đến đây” đến “bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này” |
|
Bài làm:
Phần | Nội dung chính |
Phần 1: từ “Chúng ta đang ở đâu?” đến “vận mệnh thế giới” | Kho vũ khí hạt nhân có nguy cơ hủy diệt trái đất, đe dọa nghiêm trọng vận mệnh thế giới. |
Phần 2: từ “niềm an ủi duy nhất” đến “cho toàn thế giới” | Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. |
Phần 3: từ “Một nhà tiểu thuyết” đến “điểm xuất phát của nó” | Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên. |
Phần 4: từ “Chúng ta đến đây” đến “bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này” | Phải đấu tranh vì một thế giới không có chiến tranh. |
b) Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Hãy giải thích cụ thể.
Bài làm:
Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận chứng minh, đưa ra các mốc thời gian và số liệu cụ thể.
Tác giả mở đầu bài viết bằng việc xác định một mốc thời gian cụ thể (ngày 8 - 8 – 1986), đưa ra số liệu cụ thể: Hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh, số đầu đạn đó có sức công phá đến mức bình quân mỗi người dân đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, có khả năng huỷ diệt 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất và tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời.
Bằng phương pháp lập luận chứng minh với những mốc thời gian cụ thể, số liệu chính xác, tác giả đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
c) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau (vào vở) để thấy được sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ tranh hạt nhân.
Bài làm:
Chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang | Những việc có thể làm với chi phí đó |
Hơn 100 tỉ đô la được bỏ ra để phục vụ cho 100 máy bay ném bom chiến lược B. 1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu. | Thực hiện một chương trình cứu trợ giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. |
Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân | Thực hiện một chương trình phòng bệnh và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em. |
149 tên lửa MX
| Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho gần 575 triệu ngươi
|
27 tên lửa MX | Đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.
|
Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân | Thực hiện xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. |
d) Những chứng cứ nào cho thấy chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”?
Bài làm:
Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của con người bởi vì con người thông minh đã làm cuộc sống ngày càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn. Con người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp trên hành tinh. Nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nó sẽ thiêu huỷ toàn bộ thành quả mà loài người đã dày công lao động, sáng tạo mới có được. Nó cũng đi ngước lại lí trí của tự nhiên, bởi vì nó huỷ diệt tự nhiên, đưa quá trình tiến hoá của lự nhiên trở lại điểm xuất phát.
e) Từ những hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ đặt ra cho thế giới loài người là gì? Em hiểu như thế nào về lời đề nghị của tác giả ở cuối văn bản?
Bài làm:
Nhiệm vụ đặt ra cho thế giới loài người đó là đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.
Ở cuối văn bản, tác giả đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ về thảm họa hạt nhân. Mục đích của việc làm này đó là để cho nhân loại thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta đã tồn tại trên Trái đất và không quên những kẻ đã vì lợi ích của mình mà đẩy nhân loại vào họa diệt vong.
g) Chỉ ra giá trị nghệ thuật của văn bản:
Bài làm:
Nghệ thuật:
- Cách lập luận chặt chẽ với những chứng cớ xác thực, cụ thể.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
3. Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
a) Phương châm quan hệ
Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Người tham gia giao tiếp khi đến lượt lời của mình cần chú ý nói đúng vào trọng tâm của đề tài giao tiếp, không nói lạc đề, cần xác định được bản thân mình sẽ nói những gì và lời nói đó có đúng trọng tâm giao tiếp hay không.
Ví dụ:
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Trong trường hợp này, Dế Mèn đã hiểu lời đề nghị của Dế Choắt và trả lời đúng lời đề nghị với giọng điệu mỉa mai, coi thường.)
(1) Trong tiếng Việt có thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
(2) Hoàn thành thông tin sau vào vở:
Khi giao tiếp cần nói (…), tránh nói lạc đề.
Bài làm:
(1) Tình huống hội thoại mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau, không thống nhất.
Tình huống hội thoại này dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp. Những người tham gia giao tiếp không hiểu nhau hoặc hiểu sai nội dung giao tiếp.
(2) Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
b) Phương châm cách thức
Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).
Trong hội thoại, khi đến lượt lời của mình, mỗi chúng ta hãy chú ý nói đúng trọng tâm vấn đề chính của hội thoại, không nên nói lan man, dài dòng. Mỗi người cần lựa chọn ngôn ngữ, sắp xếp các ý cho thật ngắn gọn, xúc tích.
Ví dụ:
Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:
- Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?
- Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.
(Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích).
(1) Trong tiếng Việt có một số thành ngữ như: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị. Em hãy cho biết những thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào.
(2) Cách nói này có giúp cho giao tiếp đạt kết quả như mong muốn không? Vì sao?
(3) Hoàn thành thông tin sau vào vở
Khi giao tiếp cần chú ý nói (…), (…); tránh nói mơ hồ, dài dòng.
Bài làm:
(1) Thành ngữ dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, chuyện nọ xọ chuyện kia.
Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói ấp úng, không mạch lạc, không thành lời.
(2) Cách nói này không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận.
(3) Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh nói mơ hồ, dài dòng.
c) Phương châm lịch sự
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Mỗi người trong hội thoại đều có mối quan hệ với nhau hoặc chênh lệch nhau về tuổi tác, chức vụ, địa vị. Chính vì thế, chúng ta cần giao tiếp lịch sự, tế nhị, tôn trọng mọi người trong cuộc hội thoại. Cách nói chuyện lịch sự không chỉ mang đến cho ta hiệu quả giao tiếp mà nó còn đánh giá, phản ánh con người của ta.
Ví dụ:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
(Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
(Trong đoạn hội thoại trên, chị Dậu đã trả lời bà lão hàng xóm vô cùng lịch sự trước sự quan tâm của bà.)
(1) Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có một số câu như: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; “Vàng thì thử lửa thử than – Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên bảo điều gì?
(2) Hoàn thành bảng thông tin sau vào vở:
Khi giao tiếp cần (…); tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.
Bài làm:
(1) Qua những câu ca dao này, cha ông ta khuyên bảo cần biết tế nhị, khiêm tốn và lịch sự khi giao tiếp với người khác.
(2) Khi giao tiếp cần tế nhị; tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.
4. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
a) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM
Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng cây chuối. Trò chơi có tính chất thể thao của trẻ em chúc đầu xuống đất cho cả thân mình tay chân vút thẳng lên trời được gọi là trò chơi "trồng cây chuối". Chả là gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất. Cây chuối rất ưa nước nên người ta hay trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt, còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là "con đàn cháu lũ".
Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan đến cây chuối khi họ phải làm vườn, chăn nuôi, nội trợ và chợ búa, bởi cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa quả! Có lẽ trong các loài cây, thì cây chuối mang sẵn trong nó nhiều nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt - Mường tự xa xưa cho tới ngày nay.
Quả chuối là một món ăn ngon, ai mà chẳng biết. Nào chuối hương, chuối ngự, nào chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc - không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có buồng chuối cả nghìn quả. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng. Chính vì thế nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mỹ phẩm. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ của thực phẩm truyền lại. Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối, bánh chuối,... nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả. Đấy là "chuối thờ". Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải. Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín.
(Nguyễn Trọng Tạo, Tạp chí Tia sáng)
(1) Giải thích nhan đề của văn bản
(2) Tìm 1 – 2 câu văn có yếu tố miêu tả và chỉ rõ những yếu tố miêu tả đó.
(3) Theo em, những yếu tố miêu tả này có tác dụng gì trong bài văn thuyết minh?
Bài làm:
(1) Nhan đề văn bản khái quát hai nội dung chủ yếu trong văn bản thuyết minh này:
(2) Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
Chả là gốc chuối tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất.
(3) Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng bổ trợ, làm tăng thêm sức hấp dẫn, giúp cho việc giới thiệu, giải thích được rõ ràng hơn.
b) Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích sau và nhận xét về tác dụng của chúng.
Bài làm:
Câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn trích như:
=>Tác dụng: Yếu tố miêu tả trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.
c) Từ những kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết: Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào? Những yếu tố miêu tả thường hướng tới mục đích gì và có tác dụng như thế nào?
Bài làm:
Trong ăn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả.
Tuy nhiên yếu tố miêu tả chỉ được sử dụng ở mức độ phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào? Những yếu tố miêu tả thường hướng tới làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
a) Hãy chọn một vấn đề tâm đắc nhất trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và phát biểu suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Bài làm:
Vấn đề mà em tâm đắc nhất là ý nghĩa của bài văn nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Hòa bình chính là cái mà con người ta luôn hướng đến, là một cuộc sống cùng nhau phát triển, hướng tới những giá trị tốt đẹp cho toàn nhân loại. Thế nhưng, những kẻ hiếu chiến, vì sự ích kỉ và tham vọng bá chủ, vẫn đang chạy theo những cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân – hiểm họa đang đe dọa toàn nhân loại. Biết bao sự đầu tư phi nghĩa cho các cuộc chiến tranh trong khi những người dân vô tội trên khắp thế giới vẫn đang từng ngày, từng giờ sống cuộc sống kham khổ, đói nghèo. . Thông qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", tác giả Mác-két đã chỉ ra những hiểm họa, sự tốn kém phi nghĩa của các cuộc chạy đua vũ trang và kêu gọi loài người cùng nhau lên tiếng để chống lại điều đó. Mỗi cá nhân hãy hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình của mỗi quốc gia và sự bình yên trên toàn thế giới. Cùng nhau xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, những cuộc chạy đua vô nghĩa để xây dựng một thế giới hòa bình tốt đẹp hơn. Hòa bình không có chỗ cho những nghi kị và sự ích kỉ cá nhân, như Emerson từng khẳng định: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
b) Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Bài làm:
2. Luyện tập về phương châm hội thoại
a) Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
- Ví dụ 1
Người cha sắp đi chơi xa, dặn con:
- Có ai tới hỏi cha thì đưa tờ giấy nào cho họ.
- Đưa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất.
Hôm sau có người khách đến chơi hỏi:
- Bố cháu có nhà không?
Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:
- Mất rồi ạ!
Ông khách sửng sốt:
- Mất bao giờ?
- Thưa…tối hôm qua.
- Sao mà mất nhanh thế?
- Cháy ạ!
- Ví dụ 2
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng cả suất của chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phước nói với ông lí cho cháu khất.
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược 2 mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bài làm:
- Ví dụ 1 vi phạm phương châm quan hệ.
Hai người giao tiếp không cùng một đề tài, không hiểu ý nhau.
- Ví dụ 2 vi phạm phương châm lịch sự.
Tên cai lệ không thể hiện sự tôn trọng, lịch sự khi giao tiếp với chị Dậu.
b) Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; nửa úp nửa mở; mồm loa mép giải; đánh trống lảng.
Bài làm:
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo, thiếu nhã nhặn. (Phương châm lịch sự)
- Nói như dấm vào tai: nói thô lỗ, khó nghe, khó tiếp thu. (Phương châm lịch sự)
- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ không rõ ràng, không hết ý (Phương châm cách thức).
- Mồm loa mép giãi: nói nhiều, nói ngoa ngoắt, đanh đá, lấn át người khác (Phương châm lịch sự).
- Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi. (Phương châm quan hệ).
c) Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết;
- Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải xin chị bỏ qua cho;
- Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn….
Bài làm:
- Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết được dùng khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
- Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải xin chị bỏ qua cho là những cách diễn đạt khi phải nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Để đảm bảo phương châm lịch sự người nói phải rào đón như vậy.
- Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn…
3. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
a) Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.
Sen là loài cây thân rễ, mọc trong các lớp bùn ở ao, hồ, sông, ngòi… Thông thường cây sẽ có thể cao tới 1,5 mét. Lá sen hình tròn, nổi trên mặt nước. Mặt trên của lá xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt. Cuống lá hình trụ, dài khoảng hơn 1 mét, có nhiều gai. Hoa sen thường có màu hồng hoặc màu trắng. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Bài làm:
Những thông tin chính về cây hoa sen:
- Giống loài
- Điều kiện sinh sống
- Đặc điểm của mỗi bộ phận
- Giá trị, ích lợi
b) Từ những thông tin chính đã liệt kê trên đây, hãy viết thành đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Bài làm:
Sen là loài cây thân rễ, mọc trong các lớp bùn ở ao, hồ, sông, ngòi… Câu ca dao nói về “nhị vàng, bông trắng, lá xanh” cũng đã cho ta thấy được đặc điểm chung của loài hoa này. Một cây hoa sen thông thường có thể cao tới 1,5m. Chiếc lá sen to và tròn như chiếc nón vành màu xanh nổi trên mặt nước. Cuống là hình trụ dài hơn 1m, xốp rỗng, có những chiếc gai nhỏ li ti bám chặt xung quanh. Cánh hoa sen có màu hồng phớt hoặc màu trắng tùy vào loại sen. Nhiều bông sen đua nhau nở tạo nên một đầm sen vô cùng đẹp mắt. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ văn 9 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.