Từ trước đến giờ các em học sinh chỉ quen thuộc với khái niệm câu, cấu tạo câu và các kiểu câu đơn giản nhưng để hiểu bản chất của câu thì không hề đơn giản. Chúng tôi giới thiệu các em tài liệu soạn văn Nghĩa của câu, hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn để biết rõ hơn câu có những thành phần nghĩa gì. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.
- Ở cặp a1 và a2: cả hai câu đều nói đến sự việc Chí Phèo có một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ. Nhưng câu a1 đi kèm sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc, còn câu a2 chỉ đề cập đơn thuần đến một sự việc như nó đã xảy ra.
- Ở cặp b1 và b2: cả hai câu đều đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng, nhưng câu b1 bộc lộ sự tin tưởng cao vào việc xảy ra sự việc, câu b2 bày tỏ sự nhìn nhận và thái độ đánh giá bình thường.
Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
Luyện tập
- Câu 1: nghĩa sự việc được diễn tả là hai trạng thái (Ao thu lạnh lẽo và nước trong veo)
- Câu 2: nghĩa sự việc được diễn tả là đặc điểm của một chiếc thuyền (chiếc thuyền – bé tẻo teo).
- Câu 3, 4: nghĩa sự việc được diễn tả như một quá trình (sóng – gợn; lá – đưa vèo).
- Câu 5: nghĩa sự việc gồm một quá trình (tầng mây – lơ lửng) và một đặc điểm (trời – xanh ngắt).
- Câu 6: nghĩa sự việc gồm một đặc điểm (ngõ trúc – quanh co) và một trạng thái (khách – vắng teo).
- Câu 7: nghĩa sự việc diễn tả các tư thế (tựa gối, buông cần).
- Câu 8: nghĩa sự việc diễn tả một hành động (cá – đớp).
a. - Nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ.
- Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua các từ: kể, thực, đáng.
b. - Nghĩa sự việc: hai người đều chọn nhầm nghề.
- Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chắn qua từ “có lẽ”.
c. Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái
- Sự việc thứ nhất: “họ cũng phân vân như mình” .
- Nghĩa tình thái: sự việc này được phỏng đoán một cách chưa chắc chắn.
- Sự việc thứ hai: “mình cũng không biết con gái mình hư hay không”.
- Nghĩa tình thái: Người nói muốn nhấn mạnh bằng các từ chính, ngay, đến.
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
Luyện tập
a, - Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam / Bắc có sắc thái khác nhau.
- Nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao.
b, - Nghĩa sự việc: ám ảnh mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao.
c, - Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.
- Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai.
d, - Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề của Chí Phèo (cướp giật và dọa nạt). Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ.
- Ở câu 3 đã đành là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật là mạnh vì liều (nghĩa sự việc).
a, Cụm từ tình thái: nói của đáng tội.
b, Từ tình thái: có thể.
c, Từ tình thái: những.
d, Từ tình thái: kia mà.
a, Điền tình thái từ hình như (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
b, Điền tình thái từ dễ (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
c, Điền tình thái từ tận (đánh giá khoảng cách là xa).
Đặt câu
Chưa biết chừng anh ấy sẽ đi vào miền Nam để tìm cơ hội mới cho bản thân.
Cái áo này đáng giá 30 đồng là cùng.
Ít ra bác cũng nên cho anh ý một cơ hội nữa.
Tôi nghe nói anh ấy sẽ đi ra nước ngoài.
Chả lẽ anh muốn đi thật sao?
Hóa ra mọi chuyện không như chúng ta nghĩ.
Sự thật là cô ấy đã bỏ anh ta.
Nhưng người có quyền quyết định là anh cơ mà.
Chúng tôi đã có những năm tháng rất vui vẻ đặc biệt là khi còn là sinh viên.
Chuyện này tôi đã nói cho anh biết rồi đấy mà.
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn ngữ văn 11 bài nghĩa của câu chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.