Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác phẩm, bố cục, hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài và phần luyện tập bài soạn Tiếng gà trưa. Dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo, chuẩn bị bài soạn riêng của mình để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới. Nội dung chi tiết các bạn xem và tải tại đây.
- Phần 1 (Khổ 1): Tiếng gà khơi dậy tình kí ức tuổi thơ.
- Phần 2 (Khổ 2 – khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
- Phần 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính.
Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.
Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa:
- Con gà mái mơ với ổ trứng.
- Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.
- Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.
⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.
Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu lo cho cháu, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.
Bài thơ viết theo thể 5 chữ linh hoạt, cách gieo vần cũng linh hoạt. Phần lớn là vần cách, có khi chỉ cần giữ âm điệu.
- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần ở câu mở đầu các khổ 2, 3, 4, 7. Điều này tạo nên điểm nhấn về cảm xúc, tạo sự liền mạch khiến hình ảnh thơ luôn da diết và nồng nàn.
Tình cảm bà cháu trong bài thơ này thật đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó gắn sâu trong kí ức tuổi thơ người chiến sĩ. Do vậy, chỉ một tiếng gà cục tác giữa trưa mà bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ như ùa về. Mảng kí ức ấy gắn liền với người bà tần tảo, bình dị mà thiêng liêng.
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn bản tiếng gà trưa chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.
Chúc các bạn học tập tốt!