Logo

Soạn văn 9 VNEN bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em

Soạn văn 9 VNEN bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em trang 19 gợi ý trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1 chương trình mới ngắn gọn, chính xác nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Văn lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em

Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào?

Bài làm:

Pháp luật Việt Nam quy định một số quyền cơ bản của trẻ em như sau:

Điều 12. Quyền sống

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Bản thân em và các bạn đều đang được hưởng đúng những quyền lợi của mình.

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu văn bản

a) Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?

Bài làm:

Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên mục đích và tuyên bố chung của hội nghị là lời kêụ gọi toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

b) Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

Bài làm:

Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành 3 phần.

  • Phần 1 (mục 3 – mục 7): Thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực; trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý,...). Đây là những thách thức đặt ra cho các nhà chính trị.
  • Phần 2 (mục 8, mục 9): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
  • Phần 3 (mục 10 – mục 17): Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

c) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.

Bài làm:

Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện:

- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;

- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;

- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý. Điều 6, tác giả đã nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ.

Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới. Thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

d) Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì? Theo em điều kiện nào là thuận lợi nhất trong bối cảnh hiện nay?

Bài làm:

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:

- Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ các phương tiện, kiến thức để bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

- Công ước về quyền trẻ em ra đời đã tạo cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

Theo em, việc Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhiều nước cùng kí kết và thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi nhất. Bởi đây sẽ là cơ sở pháp lí hữu hiệu để các nước trên thế giới cùng quan tâm, tôn trọng đến quyền và phúc lợi của trẻ em.

e) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em? Chỉ ra tính toàn diện của các nhiệm vụ này.

Bài làm:

Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em:

1. Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

2. Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

3. Đảm bảo quyền bình đẳng nam - nữ (đối xử bình đẳng với các em gái).

4. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.

5. Cần nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình.

6. Cần giúp trẻ em nhận thức được giá trị của bản thân.

7. Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều đặn nền kinh tế.

8. Cần có sự hợp tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trên đây

Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (tiếp theo)

a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:

- Có việc gì thế?

- Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?

(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?

(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?

Bài làm:

(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.

(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.

b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

(1) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi

* Ví dụ 1

Bà cô ở quê nói chuyện với người cháu ở thành phố về chơi:

- Nhà mày có ăn rau muống không thì về cô cắt cho. Rau cô trồng ở bờ sông, chẳng bón phân, phun thuốc gì đâu!

- Ồ, cả nhà cháu đều thích ăn rau muống. Lát cô về cắt cho cháu xin nhé!

- Ừ, cô sẽ cắt hết một lượt. Chắc cũng được nhiều đấy!

- Cô cho cháu vừa vừa thôi. Cô còn để mà ăn chứ!

- Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn chứ nhà cô có ăn hết được đâu!

- Lời nói của người cô cho thấy phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết sự không tuân thủ phương châm hội thoại đó.

- Theo em, việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó có thể là do nguyên nhân nào?

Bài làm:

- Lời nói của người cô cho thấy phương châm lịch sự đã không được tuân thủ.

Câu nói của bà cô - Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn là thiếu tế nhị, không lịch sự, có thể làm mất lòng người nghe.

- Nguyên nhân của việc vi phạm phương châm hội thoại đó là do người nói vô ý và vụng về trong giao tiếp.

* Ví dụ 2

Mai và Khanh đang chuẩn bị cho chương trình đố vui trong ngày hội đọc sách của trường. Mai nói với bạn:

- Khanh ơi, chúng mình sẽ nêu câu hỏi về thời gian xuất bản của bộ truyện Harry Potter nhé.

- Ừ, hỏi như vậy được đấy! Đúng yêu cầu của cô giáo là vấn đề phải mới nhưng không được xa lạ với các bạn.

- Bộ truyện này xuất bản lần đầu vào năm nào nhỉ?

- Khoảng cuối thế kỉ XX.

- Câu trả lời của Khanh có đáp ứng điều Mai muốn biết hay không? Vì sao?

- Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?

Bài làm:

Câu trả lời của Khanh không đáp ứng được điều Mai muốn biết. Thông tin mà Khanh cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của mai (Mai hỏi cụ thể “năm nào”, Ba chỉ giải đáp chung chung, không cụ thể “khoảng cuối thế kỉ XX”).

Ở đây, phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Nguyên nhân trực tiếp của trường hợp vi phạm này là người giao tiếp không biết chính xác được thời gian cụ thể bộ truyện này xuất bản lần đầu.

Một nguyên nhân khác của việc vi phạm phương châm về lượng, đó là để tuân thủ phương châm về chất. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: vi phạm phương châm về chất. Do đó, Khanh đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.

(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là gì? Theo em điều đó có cần thiết không?

Bài làm:

Trong trường hợp này thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ.

Mục đích của bác sĩ là giúp cho người bệnh không bi quan, sợ hãi, không suy sụp để chiến đấu đến cùng với bệnh tật.

Đây là một việc làm cần thiết và nhân đạo.

(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần hiểu ý câu nói này như thế nào?

Bài làm:

Khi nói "Tiền bạc chỉ lù tiền bạc", xét về nghĩa tường minh, hiển ngôn thì phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Câu nói đã không đem đến cho người nghe một thông tin mới nào cả.

Xét về nghĩa hàm ẩn, thì câu nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

Câu này được hiểu theo nghĩa hàm ẩn là: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, nó chỉ có giá trị vật chất bình thường. Đây là lời răn dạy người ta không nên chạy theo tiền mà quên đi những thứ khác quan trọng trong cuộc sống.

(4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?

Bài làm:

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại

a) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể

Bài làm:

Từ ngữ xưng hô

Cách dùng/ ví dụ

Tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Anh cho tôi xin.

Anh

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai

Ví dụ: Anh đi nhé!

Chúng tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng tôi là học sinh.

Chúng ta

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng ta sẽ là những người đầu tiên.

Ông

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ ba

Ví dụ: Ông cho cháu này.

Cháu

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ 3

Ví dụ: Cháu đi học đây.

b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không chút bận tâm.

(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

- Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Bài làm:

- Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt:

  • Đoạn trích (1) ta – chú mày
  • Đoạn trích (2) tôi – anh

Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn. Đó là cách xưng hô tôn trọng nhau, thể hiện sự bình đẳng.

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn:

  • Đoạn trích (1) em – anh
  • Đoạn trích (2) tôi – anh

Khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.

c) Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.

A

B

1. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

a. xưng hô cho phù hợp

b. rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

2. Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để

c. thực hiện

d. rất đơn giản, dễ sử dụng

Bài làm:

1 – b: Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.

2 – a: Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.

(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là gì? Theo em điều đó có cần thiết không?

Bài làm:

Trong trường hợp này thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ.

Mục đích của bác sĩ là giúp cho người bệnh không bi quan, sợ hãi, không suy sụp để chiến đấu đến cùng với bệnh tật.

Đây là một việc làm cần thiết và nhân đạo.

(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần hiểu ý câu nói này như thế nào?

Bài làm:

Khi nói "Tiền bạc chỉ lù tiền bạc", xét về nghĩa tường minh, hiển ngôn thì phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Câu nói đã không đem đến cho người nghe một thông tin mới nào cả.

Xét về nghĩa hàm ẩn, thì câu nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

Câu này được hiểu theo nghĩa hàm ẩn là: tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, nó chỉ có giá trị vật chất bình thường. Đây là lời răn dạy người ta không nên chạy theo tiền mà quên đi những thứ khác quan trọng trong cuộc sống.

(4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?

Bài làm:

Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại

a) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể

Bài làm:

Từ ngữ xưng hô

Cách dùng/ ví dụ

Tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Anh cho tôi xin.

Anh

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ hai

Ví dụ: Anh đi nhé!

Chúng tôi

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng tôi là học sinh.

Chúng ta

Chỉ ngôi thứ nhất

Ví dụ: Chúng ta sẽ là những người đầu tiên.

Ông

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ ba

Ví dụ: Ông cho cháu này.

Cháu

Chỉ ngôi thứ nhất và thứ 3

Ví dụ: Cháu đi học đây.

b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không chút bận tâm.

(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

- Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Bài làm:

- Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt:

  • Đoạn trích (1) ta – chú mày
  • Đoạn trích (2) tôi – anh

Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn. Đó là cách xưng hô tôn trọng nhau, thể hiện sự bình đẳng.

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn:

  • Đoạn trích (1) em – anh
  • Đoạn trích (2) tôi – anh

Khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.

c) Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.

A

B

1. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

a. xưng hô cho phù hợp

b. rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

2. Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để

c. thực hiện

d. rất đơn giản, dễ sử dụng

Bài làm:

1 – b: Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.

2 – a: Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.

C. Hoạt động luyện tập - Bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.

a) Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Bài làm:

b) Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Bài làm:

Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Để được hưởng thụ, thực hiện các quyền khác thì điều kiện trước hết là các em phải được sống, được lớn lên khỏe mạnh. Điều 6 trong bài Tuyên bố đã nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy. Những số liệu khủng khiếp này đã cho thấy nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải bảo vệ được sức khỏe và sinh mệnh của trẻ em trên toàn thế giới.

2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoại

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng:

- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết: Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi!

(Chân, tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Bài làm:

Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm lịch sự.

Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ấy là không có lí do chính đáng.

Khi khách đến nhà thì trước hết cần chào hỏi gai chủ rồi mới nói chuyện khác. Ở đây, thái độ và lời nói của Chân, Tay thật hồ đồ và thiếu lịch sự.

b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người Anh đang học Tiếng Việt: Thứ bảy tuần sau, chúng ta làm lễ thành hôn, mời anh tới dự.

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Bài làm:

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô chúng ta và chúng tôi/ chúng em.

– chúng ta: gồm cả người nói và người nghe

– chúng tôi/chúng em: không gồm người nghe

Cô bạn người Anh đã dùng từ xưng hô chúng ta nhầm lẫn – dễ gây hiểu lầm: mai cô và Minh sẽ làm lễ thành hôn.

Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi.

Sự nhầm lẫn là do cô gái mới học Tiếng Việt, chưa hiểu rõ và cặn kẽ được cách dùng từ chính xác.

c) Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau

Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp lại người thầy từng dạy ông ở lớp một. Ông kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Bài làm:

- Vị danh tướng xưng hô với thầy giáo cũ là con – thầy

Cách xưng hô này cho thấy thái độ biết ơn, tôn trọng của danh tướng với thầy giáo cũ của mình. Địa vị thay đổi không khiến ông thay đổi cách xưng hô với người thầy cũ.

- Người thầy lại xưng hô với vị danh tướng là ngài

Cách xưng hô này thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em Ngữ văn 9 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com