Logo

Soạn bài Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm Công nghệ lớp 9 VNEN

Soạn bài Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm Công nghệ lớp 9 VNEN trang 43, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
2.8
3 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Công nghệ 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt Công nghệ lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm

1. Liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi sau:

a. Kể tên một số giống hoa thường dùng để trồng hoa thảm

b. Tại khu vực gia đình em sinh sống có trồng hoa thảm hay không? Nếu có, em hãy mô tả một số kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa thảm mà em đã quan sát được?

Bài làm:

a. Tên một số giống hoa thường dùng để trồng hoa thảm là: hoa mười giờ, hoa dạ yến thảo, hoa cẩm tú mai, hoa chiều tím…

b. Tại khu vực em sinh sống có trồng hoa thảm, đó là hoa mười giờ. Một số kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa thảm mà em quan sát được là: Làm tơi đất xốp, trộn một ít phân hoại hoặc phân lân trộn đều với đất. Sau đó, lấy các cành hoa mười giờ cắm xuống đất, tưới một ít nước để đất có độ ẩm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức - Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm

1. Một số giống hoa trồng thảm đang trồng phổ biến ở Việt Nam

Từ nội dung mục a, kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy điền thông tin vào ô trống để hoàn thiện nội dung trong bảng sau:

Loại hoa

Hình

Thời vụ gieo trồng

Yêu cầu ngoại cảnh

Hoa sô đỏ (hoa xạc pháo)

 

 

 

Hoa cúc mặt trời

 

 

 

Hoa đồng tiền (cúc đồng tiền)

 

 

 

Hoa tô liên (hoa mắt nai)

 

 

 

Hoa mào gà

 

 

 

Hoa Phlox (hoa lốc, hoa móng rồng)

 

 

 

Hoa dừa cạn

 

 

 

Loại hoa thảm nào đặc trưng cho công viên, đô thị ở địa phương em? Vì sao?

Bài làm:

Hoàn thành bảng sau:

Loại hoa

Hình

Thời vụ gieo trồng

Yêu cầu ngoại cảnh

Hoa sô đỏ (hoa xạc pháo)

Hình b

Đông xuân gieo hạt tháng 10 – 11, trồng cây tháng 11 – 12

Xuân hè gieo hạt tháng 1 – 3, trồng cây thang 2 – 4.

Cây ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp 15 – 25 độ C, ưa sáng mạnh, chịu được hạn nhưng chịu nóng kém.

Hoa cúc mặt trời

Hình d

Quanh năm

Cây chịu nóng, chịu rét cao, chịu ẩm, chịu úng tốt, có nhu cầu ánh sáng mạnh. Đất thích hợp là đất thịt nhẹ nhiều mùn.

Hoa tô liên (hoa mắt nai)

Hình e

Xuân hè trồng tháng 3 – 5

Hè thu tháng 6 – 8

Vụ Đông tháng 9 – 10.

Cây chịu nóng cao, chịu hạn và chịu úng tốt. Là cây ưa ánh sáng, thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ…

Hoa mào gà

Hình a

Xuân hè gieo tháng 3-5

Thu hè gieo tháng 5-7

Thu đông gieo hạt tháng 8 - 9

Cây chịu nhiệt, chịu nóng cao, chịu hạn và chịu lạnh. Thích hợp với đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, nhiều mùn.

Hoa Phlox (hoa lốc, hoa móng rồng)

Hình h

Vụ Xuân tháng 2-3

Vụ Đông Xuân tháng 8 – 10.

Cây ưa khí hậu mát mẻ, chịu rét, chịu hạn khỏe, kém chịu nóng, không chịu úng. Thích hợp trồng trên đất tơi xốp, giàu mùn, độ pH 6 – 6,5.

Hoa dừa cạn

Hình g

Xuân hè gieo hạt tháng 3-5, trồng cây 4-6.

Hè thu gieo hạt tháng 6-8, trồng cây tháng 7-9.

Cây chịu nhiệt, chịu nóng, chịu hạn rất tốt nhưng kém chịu lạnh. Thích hợp với đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình.

Loại hoa thảm đặc trưng cho công viên, đô thị ở địa phương em là hoa dừa cạn, hoa mào gà vì những loại hoa này chịu nhiệt, chịu nóng cao, chịu hạn và chịu lạnh tốt. Do đó, nó có thể sống quanh năm.

2. Kĩ thuật nhân giống hoa thảm

a. Từ kiến thức ở mục 1 và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn kĩ thuật nhân giống phù hợp với các loại cây trồng thảm hoa sau đây:

Bài làm:

c. Trả lời các câu hỏi sau:

  • Quy trình gieo hạt hoa mào gà được thực hiện như thế nào?
  • Vì sao khi gieo hạt hoa mào gà cần phủ một lớp rơm rạ chặt ngắn lên trên? Vì sao sau khi hạt nảy mầm thì phải thu lớp rơm rạ đi?

Bài làm:

Quy trình gieo hạt hoa mào gà được thực hiện như sau:

Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20 – 25oC. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống. Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mịn mỏng 2 – 3mm, rồi phủ rơm rạ hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trôi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mầm, bỏ hết vật che phủ, khi cây mọc được 3 lá thật mới tiến hành tỉa thưa khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây ra trồng.

Khi gieo hạt hoa mào gà cần phủ một lớp rơm rạ chặt ngắn lên trên để vừa bảo vệ những hoạt giống tránh tác động của bên ngoài như nắng nóng, mưa to cuốn trôi hạt hoặc các loại côn trùng, động vật khác ăn hạt giống. Đồng thời nó còn đảm bảo độ ẩm cho đất giúp cây nhanh chóng mọc lên cây con. Nhưng khi hạt nảy mầm thì phải thu lớp rơm rạ đi để thông thoáng để hấp thụ ánh sáng, quang hợp tốt để phát triển nhanh. Ngoài ra, cũng giúp cây mọc thẳng, không gặp vật cản khi nhô lên khỏi mặt đất.

3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa thảm

Từ nội dung đã đọc ở mục a, hãy mô tả quy trình trồng hoa sô đỏ trong chậu và trồng thảm hoa sô đỏ?

Bài làm:

Quy trình trồng hoa sô đỏ trong chậu gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị chậu, nên chọn chậu thấp, đường kính 60 – 80cm, có màu sáng.

Bước 2: Chuẩn bị đất, giá thể

  • Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt
  • Gía thể trộn theo tỉ lệ: 60% đất màu, 20% phân chuồng hoai mục, 20% trấu hoặc mùn và có thể trộn thêm NPK.

Bước 3: Tiến hành trồng cây

  • Đặt vài miếng gạch hoặc sỏi vào đáy chậu, sau đó bỏ giá thể vào.
  • Đặt bầu cây vào chậu cao hơn miệng chậu 3 – 5cm, ấn chặt gốc rồi tưới nước.
  • Đưa chậu vào chỗ râm mát 1-2 ngày rồi mang đến chỗ trang trí

Bước 4: Chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây đều đặn, đúng quy trình để kích thích sinh trưởng, ra hoa.

Quy trình trồng thảm hoa sô đỏ gồm các bước:

- Chọn giống cây

  • Đối với cây giâm cành, cao 6 -8cm, có 4-6 lá
  • Đối với cây gieo hạt, cao 4-5cm, có 4-5 lá.

- Chọn thời vụ gieo trồng

  • Vụ Đông Xuân gieo tháng 10 – 11, trồng tháng 11 – 12
  • Vụ Xuân hè gieo tháng 1-3, trồng cây tháng 2 – 4.

- Mật độ, khoảng cách trồng:15 cây/ m2, khoảng cách 20 – 30cm.

- Làm đất, lên luống, bón lót: Đất phơi ải kĩ, làm đất, làm kĩ cỏ, thoát nước tốt. Cần xử lí đất trước 7 – 10 ngày. Lên luốngrộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30 – 35cm. Bón lót phân chuồng + lân + 1/3kali.

- Trồng cây: tưới đẫm mặt luống, sau 5-6 giờ thì trồng vào lúc chiều mát. Trồng cây thẳng, nén chặt gốc. Sau đó phủ một lớp rạ mỏng chặt ngắn, tưới đẫm nước.

- Tưới nước, bón thúc:

  • Tưới nước 2 lần/ngày cho đến khi cây hồi xanh.
  • Bón thúc sau 7 – 10 ngày 1/3N + 1/3K, cây phân cành và phân hóa mầm hoa bón tiếp 1/3N + 1/3K, cây ra nụ10% bón 1/3N.

- Xới xao, làm cỏ, tỉa cành, bấm ngọn, xén tỉa gốc, phun kích thích…

C.D. Hoạt động thực hành, hoạt động vận dụng - Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm

Học sinh tự thực hiện

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm

1. Tìm hiểu thêm về nhu cầu trồng hoa thảm, những khó khăn và thuận lợi trong việc trồng hoa thảm ở Việt Nam bằng cách tìm đọc báo, sách, thông tin trên mạng internet.

Bài làm:

Nhu cầu trồng hoa thảm ngày càng nhiều bởi nền kinh tế đang ngày càng đi lên, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu làm đẹp và thưởng thức cái đẹp ngày càng được chú trọng. Và không có gì có thể đẹp hơn nếu những khuôn viên vườn, công viên, khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng… có những thảm hoa sặc sỡ màu sắc đua nhau nở và tỏa hương thơm ngát.

Những khó khăn và thuận lợi trong việc trồng hoa thảm ở Việt Nam là:

- Thuận lợi:

  • Khí hậu đa dạng nên có thể trồng trọt nhiều loại hoa với nhiều vụ trong năm.
  • Diện tích đất tự nhiên lớn, nông dân cần cù, chăm chỉ có nhiều kinh nghiệm.
  • Nhu cầu hoa thảm ngày càng nhiều.

- Khó khăn:

  • Có ít giống hoa chất lượng cao thích nghi với điều kiện của từng vùng.
  • Sản xuất còn nhỏ, lẻ, tiến bộ kĩ thuật chưa đồng đều, chưa cao.

2. Điều tra tình hình trồng hoa thảm ở một số cơ quan, địa điểm công cộng ở địa phương bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và đánh giá trực tiếp. Điền thông tin thu được theo mẫu bảng dưới đây:

STT

Loại hoa

Số lượng hoặc diện tích

Kĩ thuật nhân giống, chăm sóc

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài làm:

Ví dụ: Điều tra hoa thảm ở trụ ở UBND xã em

STT

Loại hoa

Số lượng hoặc diện tích

Kĩ thuật nhân giống, chăm sóc

1

Hoa xô đỏ

4000 cây

Hoa xô đỏ nhân giống bằng gieo hạt hoặc giâm cành.

Kĩ thuật chăm sóc:

  • Tưới nước 2 lần/ngày cho đến khi cây hồi xanh.
  • Bón thúc sau 7 – 10 ngày 1/3N + 1/3K, cây phân cành và phân hóa mầm hoa bón tiếp 1/3N + 1/3K, cây ra nụ 10% bón 1/3N.
  • Xới xao, làm cỏ, tỉa cành, bấm ngọn, xén tỉa gốc, phun kích thích…

2

Hoa mười giờ

3500 cây

Hoa mười giờ nhân giống bằng gieo hạt hoặc giâm cành.

Kĩ thuật chăm sóc:

  • Cắt tỉa những cành đã già hoặc khô héo, cành vượt quá dài…
  • Tưới nước cho cây vào buổi áng sớm.
  • Khu vực khô ráo và có nắng trực xạ, không nên để cây tại vị trí ẩm ướt hoặc khuất bóng.
  • Bón phân Dinamic mỗi tháng một lần.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Công nghệ 9 VNEN Bài: Kĩ thuật trồng một số cây hoa thảm file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
3 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com