Logo

Soạn bài Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà Công nghệ lớp 9 VNEN

Soạn bài Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà Công nghệ lớp 9 VNEN trang 106, hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả.
3.8
4 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài: Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Công nghệ 9 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt Công nghệ lớp 9.

A. Hoạt động khởi động - Bài: Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

  • Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà gồm những loại nào? Nêu công dụng của mỗi loại vật liệu điện đó.
  • Vật liệu nào dùng để truyền tải điện năng đến các thiết bị điện và đồ dùng điện trong gia đình?
  • Hãy cho biết mạng điện trong nhà gồm nhưng phần tử nào?

Bài làm:

- Vật liệu điện dùng trong lăp đặt mạng điện trong nhà gồm những loại:

  • Dây dẫn điện: dùng để dẫn điện từ công tơ điện đến các thiết bị và đồ dùng điện trong nhà hoặc đấu nối giữa các thiết bị điện với nhau.
  • Dây cáp điện: dùng để dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến công tơ điện của mạng điện trong nhà.

- Vật liệu dùng để truyền tải điện năng đến các thiết bị điện và đồ dùng điện trong gia đình là: nhôm, đồng hoặc thép – nhôm (dây nhôm lõi thép).

- Mạng điện trong nhà gồm những phần tử:

  • Công tơ điện
  • Dây dẫn điện
  • Các thiết bị điện: đóng- cắt, bảo vệ và lấy điện.
  • Đồ dùng điện

B. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập - Bài: Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

I. Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà

1. Dây dẫn điện

a. Đọc thông tin, bảng 1.1 và quan sát hình 1.1 (sgk)

b. Trả lời câu hỏi:

Quan sát cấu tạo của một số loại dây dẫn điện trên hình 1.1, điền từ thích hợp vào chỗ chấm và điền chữ cái chỉ hình tương ứng vào cột Hình ảnh trong bảng 1.2

Cách phân loại

Tên gọi dây dẫn điện

Hình ảnh

Phân loại theo vật liệu làm lõi

- Dây dẫn điện……..

- Dây dẫn điện ………

 

Phân loại theo lớp vỏ cách điện

- Dây dẫn điện……..

- Dây dẫn điện ………

 

Phân loại theo số lõi và số sợi của lõi

- Dây dẫn một lõi và dây dẫn ……..

- Dây lõi ….sợi và dây lõi ….sợi.

 

Bài làm:

Cách phân loại

Tên gọi dây dẫn điện

Hình ảnh

Phân loại theo vật liệu làm lõi

- Dây dẫn điện lõi nhôm

- Dây dẫn điện lõi đồng

 

Phân loại theo lớp vỏ cách điện

- Dây dẫn điện một lớp vỏ

- Dây dẫn điện nhiều lớp vỏ

 

Phân loại theo số lõi và số sợi của lõi

- Dây dẫn một lõi và dây dẫn nhiều lõi

- Dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi.

 

Lớp vỏ cách điện của dây dẫn có bọc cách điện được làm bằng vật liệu gì? Tại sao trong dây dẫn nhiều lõi, lớp vỏ của các lõi thường có các màu khác nhau?

Ở mạng điện trong nhà, người ta thường sử dụng loại dây dẫn trần hay dây dẫn có vỏ bọc cách điện? Vì sao?

Bài làm:

Lớp vỏ cách điện củ dây dẫn có bọc cách điện được làm bằng cao su hoặc nhựa tổng hợp PVC. Trong dây dẫn nhiều lõi, lớp vỏ của các lõi thường có các màu khác nhau vì như vậy để:

  • Phân biệt được dây pha, dây trung hòa khi lắp đặt mạng điện.
  • Phân biệt được mạch điện chính và các mạch điện nhánh.
  • Giúp quá trình lắp đặt, sửa chữa mạch điện được nhanh chóng và thuận lợi.

Ở mạng điện trong nhà, người ta thường sử dụng loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện vì như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho mạch điện trong nhà và tránh tình trạng điện giật khi con người chạm vào dây điện.

Giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên hai dây dẫn điện như sau:

  • Dây điện: VCmd – 2x 2.5
  • Dây điện: VCm – 2.5

Bài làm:

  • Ý nghĩa của kí hiệu: “Dây điện: VCmd – 2x 2.5” là: Dây điện đôi mềm dẹt, nhiều sợi đồng, bọc nhựa PVC, tiết diện 2.5mm2.
  • Ý nghĩa kí hiệu: “Dây điện: VCm – 2.5” là: Dây điện đơn mềm ruột đồng bọc nhựa PVC (VCm), tiết diện 2.5mm2.
  • Dây cáp điện
  • Đọc thông tin, bảng 1.3 và quan sát hình 1.2 (SGK)
  • Trả lời câu hỏi:
  • Dây cáp điện được lắp ở vị trí nào trong mạng điện trong nhà?
  • Mô tả cấu tạo và vai trò của lõi dẫn điện, lớp mạch điện và lớp bọc ngoài của dây cáp điện?
  • Tại sao lớp cách điện các lõi của dây cáp điện nhiều lõi có màu sắc khác nhau?

Bài làm:

- Dây cáp điện được lắp ở vị trí từ cột điện lưới phân phối điện gần nhất đến công tơ điện của mạng điện trong nhà.

- Cấu tạo và và trò của lõi dẫn điện, lớp cách điện và lớp bọc ngoài của dây cáp điện là:

  • Lõi dẫn điện: có một lõi hoặc nhiều lõi, được làm bằng đồng hoặc nhôm, dùng để dẫn điện.
  • Lớp cách điện: được làm bằng cao su lưu hóa, giấy cách điện, nhựa PVC hoặc nhựa XLPE
  • Lớp bọc ngoài: được làm bằng cao su lưu hóa, nhựa PVC, PE hoặc HDPE nhằm tăng cường bảo vệ cáp điện.

- Lớp cách điện các lõi của dây cáp điện nhiều lõi có màu sắc khác nhau sẽ giúp người thợ điện:

  • Phân biệt được dây pha, dây trung hòa khi lắp đặt mạng điện.
  • Phân biệt được mạch điện chính và các mạch điện nhánh.
  • Giúp quá trình lắp đặt, sửa chữa mạch điện được nhanh chóng và thuận lợi.

- So sánh sự khác nhau về cấu tạo, vị trí lắp đặt của dây cáp điện và dây dẫn điện ở mạng điện trong nhà?

- Giải thích ý nghĩa các kí hiệu ghi trên cáp điện dưới đây. Cáp điện Cu/XLPE/PVC (3x25+1x16) mm2

Bài làm:

 

Dây dẫn điện

Dây cáp điện

Cấu tạo

  • Lõi dây bằng đồng (nhôm)
  • Vỏ cách điện.
  • Lõi bằng đồng (nhôm)
  • Vỏ cách điện làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, chất PVC…
  • Vỏ bảo vệ được chế tạo phù hợp với các điều kiện môi trường.

Vị trí lắp đặt

Từ công tơ điện đến các thiết bị và đồ dùng bằng điện trong nhà.

Từ lưới điện phân phôi đến công tơ điện của mạng điện trong nhà.

Ý nghĩa của kí hiệu ghi trên cáp điện: Cáp điện Cu/XLPE/PVC (3x25+1x16) mm2 có nghĩa là:

  • Cáp Cu: Nghĩa là cáp đồng.
  • XLPE: Nghĩa là lớp cách điện giữa các pha của cáp là chất cách điện XLPE.
  • PVC: Cũng là một chất cách điện, nhưng nó bọc ở bên ngoài lớp XLPE.
  • (3x25+1x16)mm2: Cáp có 4 ruột trong đó 3 ruột có kích thước bằng nhau và bằng 25mm2, 1 ruột có kích thước là 16mm2.

3. Vật liệu cách điện

a. Đọc thông tin (Sgk)

b. Trả lời câu hỏi

  • Hãy đánh dấu x vào những ô trống trong bảng 4.1 để chỉ ra những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.

Ống luồn dây điện

 

Thiếc

 

Nhôm

 

Puli sứ

 

Vỏ đui đèn

 

Cao su

 

Gỗ, tre

 

Mica

 

Dây chì

 

Băng dính điện

 

Phíp nhựa

 

Máng ghen

 

Nêu ứng dụng của một số vật liệu cách điện: nhựa PVC, cao su, sứ cách điện.

Bài làm:

Những vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà.

Ống luồn dây điện

x

Thiếc

 

Nhôm

 

Puli sứ

x

Vỏ đui đèn

x

Cao su

x

Gỗ, tre

x

Mica

x

Dây chì

 

Băng dính điện

x

Phíp nhựa

x

Máng ghen

x

Ứng dụng của một số vật liệu cách điện:

  • Nhựa PVC: dùng làm ống dẫn nước, xăng dầu và khí ở nhiệt độ không quá 60°C, các thiết bị thông gió, dùng bọc các kim loại làm việc trong môi trường ăn mòn. Làm ống dẫn nước từ nhà máy nước đến các trạm phân phối nước, ống cấp từ nhà máy cấp nước đến hộ gia đình, ống nước thải trong các tòa nhà cao tầng, ống dẫn nước tưới ở các trang trại. Đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất dây và cáp điện.
  • Cao su: Dùng để sản xuất đệm, gối, lốp xe, các loại găng tay, các vỏ dây điện, các loại băng chặn nước, thiết bị chống thấm đến cao su củ tỏi, cao su diềm chắn than,…

II. Thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

a. Đọc thông tin và quan sát hình 1.3 (SGK)

b. Trả lời câu hỏi:

  • Hãy cho biết tên gọi, công dụng của các thiết bị điện dùng trong mạng điện trong nhà ở hình 1.3
  • Tại sao hiện nay mạng điện trong nhà ít hoặc không sử dụng cầu chì?
  • Quan sát hình 1.3, chọn chữ cái thích hợp (tương ứng với các hình a, b, c, d, e, g) điền vào chỗ trống trong các câu sau: Thiết bị điện dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà bao gồm: thiết bị đóng/ cắt (Hình 1.3….), thiết bị bảo vệ (Hình 1.3….) và thiết bị lấy điện (Hình 1.3…..).

Bài làm:

Tên gọi, công dụng của các thiết bị điện dùng trong mạch điện trong nhà hình 1.3

Hình

Tên gọi

Công dụng

a

Công tắc

Dùng để đóng/bật - ngắt/mở/tắt dòng điện hoặc chuyển hướng trạng thái đóng-ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng chung một công tắc.

b

Ổ cắm điện

thiết bị cho phép các thiết bị điện có thể kết nối với nguồn cung cấp điện chính cho một công trình

c

Cầu dao

Bảo vệ mạch điện khi quá tải hoặc ngắn mạch. Chức năng đơn giản của cầu dao là dò tìm các dòng điện bị lỗi và ngắt mạch điện.

d

Aptomat

Tự động cắt mạch điện khi có quá dòng, quá tải và ngắt mạch hay bị rò điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

e

Chân cắm điện

Dùng để dẫn điện từ mạch điện đến các thiết bị điện để các thiết bị đó hoạt động.

g

Cầu chì điện

bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện khi có hiện tượng quá tải trên đường dây dẫn.

Hiện nay, mạng điện trong nhà ít hoặc không sử dụng cầu chì vì hiện nay có sản phẩm khác có nhiều tính năng vượt trội hơn và đảm bảo tối đa hơn an toàn điện cho con người đó là Aptomat. Do đó, nhiều nhà dùng Aptomat để tự động cắt mạch điện khi có quá dòng, quá tải và ngắt mạch hay bị rò điện để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Đặc biệt và với trẻ em thường hay tò mò khám phá các thiết bị điện và ổ cắm.

Điền vào chỗ chấm: Thiết bị điện dùng để lắp đặt mạng điện trong nhà bao gồm: thiết bị đóng/ cắt (Hình 1.3 a,c), thiết bị bảo vệ (Hình 1.3 d, g) và thiết bị lấy điện (Hình 1.3 b, e).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Soạn Công nghệ 9 VNEN Bài: Vật liệu và thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.8
4 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com