Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 3: Sống cần kiệm (Ngắn gọn)

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 3: Sống cần kiệm hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 3: Sống cần kiệm VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 6 VNEN Bài 3: Hoạt động khởi động

“Khám phá” ô chữ và trả lời câu hỏi

a. Cách chơi

Ghép các chữ cái đứng liền nhau trong ma trận để tạo thành các từ chỉ phẩm chất cần có của con người.

b. Trả lời câu hỏi:

Theo em, trong những từ chỉ phẩm chất của con người vừa tìm được, từ nào chỉ lối sống cần kiệm?

Bài làm:

=> Theo em, những từ chỉ phẩm chất vừa tìm được của con người chỉ lối sống cần kiệm là: Giản dị, cần cù…

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 VNEN Bài 3: Hoạt động hình thành kiến thức

I. Sống cần kiệm và ý nghĩa của sống cần kiệm

1. Tìm hiểu về sống cần kiệm

a. Hãy cho biết suy nghĩ của em về ý kiến sau: Siêng năng, kiên trì là đức tính tốt đẹp của mỗi người, được biểu hiện ở sự cần cù, chịu khó, tự giác làm việc và quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.

Bài làm:

Em đồng ý với quan điểm và suy nghĩ trên. Bởi trong cuộc sống của mỗi người, siêng năng và cần cù là hai đức tính cần có.

  • Siêng năng được biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

  • Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

=> Khi chúng ta có sự siêng năng và kiên trì thì chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống.

b. Đọc truyện và trả lời câu hỏi: Kiến và ve sầu

  • Vì sao Kiến vẫn đủ thức ăn để vượt qua mùa đông giá lạnh, còn Ve Sầu héo dần đi vì đói và rét?

  • Hãy gạch chân những từ/ cụm từ chỉ những đức tính tốt đẹp của Kiến

  • Hãy gạch chân những từ/ cụm từ chỉ sự lười biếng của Ve Sầu khiến chính nó phải chịu đói rét trong mùa đông.

  • Những đức tính tốt đẹp của Kiến có phải là biểu hiện của lối sống cần kiệm không? Theo em, thế nào là sống cần kiệm?

Bài làm:

  • Kiến vẫn đủ thức ăn để vượt qua mùa đông vì mùa hè dù nắng nóng nhưng những chú Kiến vẫn chăm chỉ, bận rộn, chuyển thức ăn về tổ để tích trữ thức ăn cho mùa đông giá rét. Ngược lại, Ve Sầu vui chơi không chịu lo làm tổ, tích trữ thức ăn nên nó bám vào cây, khô héo dần đi vì đói và rét.

  • Những từ/ cụm từ chỉ đức tính tốt của Kiến là: chăm chỉ, bận rộn chuyển thức ăn về tổ, khéo léo tìm cách khiêng chứ không chịu bỏ cuộc, Kiến vẫn tiếp tục làm việc.

  • Những từ/ cụm từ chỉ sự lười biếng của Ve Sầu: Kiến làm việc Ve Sầu giễu cợt, chú cứ vui chơi như chúng tôi đi, mùa đông Ve Sầu bám vào cây, khô héo dần vì đói và rét.

  • Những đức tính tốt đẹp của Kiến là những biểu hiện của lối sống cần kiệm. Vậy, sống cần kiệm là chăm chỉ siêng năng, kiên trì làm việc để tạo ra của cải vật chất, biết sử sụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

2. Tìm hiểu tấm gương sống cần kiệm của Bác Hồ

Phân vai đọc hội thoại và trả lời câu hỏi:

  • Tìm những từ/ cụm từ/ đoạn văn mô tả lối sống cần cù trong học tập và lao động của Bác Hồ

  • Vì sao bạn Hải lại nói Bác là người sống rất tiết kiệm?

  • Bác Hồ đã căn dặn chúng ta phải tiết kiệm những gì?

  • Kể tên những đức tính của Bác Hồ mà em nhận thấy được qua đoạn hội thoại

Bài làm:

  • Những từ/ cụm từ/ đoạn văn mô tả lối lối sống cần cù trong học tập và lao động của Bác Hồ là:

    • Bác làm việc 17 tiếng và còn học thêm 2 tiếng

    • Đến bất cứ nước nào Bác đều tranh thủ học tiếng nước ấy

    • Mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vừa làm vừa học

  • Bạn Hải nói Bác là người sống rất tiết kiệm vì là một vị lãnh tụ của một nước mà Bác chỉ mặc bộ quần áo ka-ki bạc màu, chân đi dép cao su, bữa ăn của Bác cũng vô cùng thanh đạm.

  • Bác Hồ dặn chúng ta tiết kiệm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền bạc…

  • Những đức tính của Bác Hồ mà em nhận thấy được qua đoạn hội thoại là: cần cù, siêng năng, kiên trì và tiết kiệm.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của sống cần kiệm

a. Nêu ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì và tiết kiệm qua câu chuyện Kiến và Ve Sầu

b. Qua đoạn hội thoại ở trên, em thấy việc học tập chăm chỉ, cần cù và lối sống tiết kiệm của Bác Hồ đã đem đến cho Bác thành công gì?

Bài làm:

a. Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì và tiết kiệm:

Con người muốn tồn tại phải cần cù lao động để làm ra của cải, phải biết tiết kiệm, công sức, thời gian thì mới xây dựng được cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ngược lại, nếu không chịu khó, kiên trì và tiết kiệm thì sẽ đói nghèo và không đạt được mục đích gì trở thành kẻ ăn bán gia đình và xã hội, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.

Vì vậy, có thể nói: Cần cù, tiết kiệm giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống.

b. Qua đoạn hội thoại ở trên, em thấy việc học tập chăm chỉ, cần cù và lối sống tiết kiệm của Bác Hồ đã giúp Bác biết được nhiều thứ tiếng trên thế giới và trở thành một vị chủ tịch nước cần kiệm liêm chính được toàn thể nhân dân yêu mến và kính trọng.

II. Những việc cần làm để có lối sống cần kiệm

1. Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm

a. Lựa chọn các từ đã cho và viết vào cột tương ứng:

(siêng năng, lãng phí, chăm chỉ, mải chơi, có kế hoạch, phí phạm, nỗ lực, chịu khó, miệt mài, chừng mực, xa hoa, sử dụng hợp lí, lười biếng, giản dị).

Cần cù

Tiết kiệm

Gần nghĩa

Trái nghĩa

Gần nghĩa

Trái nghĩa

 

 

 

 

  • Đặt câu  với các từ đã cho và viết các câu đó vào giấy

  • Chỉ ra sự khác nhau giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt

Bài làm:

Cần cù

Tiết kiệm

Gần nghĩa

Trái nghĩa

Gần nghĩa

Trái nghĩa

Siêng năng

Chăm chỉ

Nỗ lực

Chịu khó

Miệt mài

Lười biếng

Sử dụng hợp lí

Có kế hoạch

Xa hoa

Phí phạm

Lãng phí

Đặt câu với các từ đã cho:

  • Ngọc luôn siêng năng làm việc để giúp đỡ bố mẹ

  • Lan luôn nỗ lực để đạt kết quả cao nhất trong kì thi học sinh giỏi

  • Tuấn luôn miệt mài nghiên cứu công trình khoa học của mình

  • Cậy nhà giàu, Hoa luôn sống xa hoa, lãng phí

  • Tú luôn sử dụng hợp lí thời gian của mình trong học tập và lao động.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt:

  • Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mực của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của gia đình.

  • Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.

b. Thảo luận và hoàn thành bảng:

Em hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lối sống cần kiệm trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động xã hội khác.

 

Biểu hiện

Ý nghĩa

Học tập

 

 

Lao động

 

 

Sinh hoạt

 

 

Các hoạt động khác

 

 

Bài làm:

 

Biểu hiện

Ý nghĩa

Học tập

Chăm chỉ học tập

Kiên trì giải bài toán khó

Lên kế hoạch học tập

Học tập tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.

Lao động

Siêng năng, cần cù lao động

Cố gắng hoàn thành công việc

 

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Sinh hoạt

Sống giản dị, tiết kiệm

Sử dụng hợp lí điện, nước, tiền bạc..

Cuộc sống yên bình, được mọi người yêu quý và kính trọng

Các hoạt động khác

Nỗ lực vượt qua khó khăn

Sống chừng mực, không xa hoa

Tiêu xài đúng mục đích và vừa đủ.

Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Em hãy nêu những biểu hiện và hệ quả của lối sống không cần kiệm trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động xã hội khác.

 

Biểu hiện

Hệ quả

Học tập

 

 

Lao động

 

 

Sinh hoạt

 

 

Các hoạt động khác

 

 

Bài làm:

 

Biểu hiện

Hệ quả

Học tập

Lười biếng làm bài tập

Nản chí khi gặp bài tập khó

Học tập sa sút, thua kém bạn bè

Lao động

Trốn tránh làm việc

Ỷ lại cho người khác

Không hoàn thành nhiệm vụ, bị người khác chê trách

Sinh hoạt

Lười biếng, mải chơi

Sống không có kế hoạch

Cuộc sống không lành mạnh, không tiến bộ và không được mọi người yêu quý.

Các hoạt động khác

Chi tiêu phung phí

Sống xa hoa, đua đòi

Ăn uống, chi tiêu phí phạm

Bị mọi người lên án, dễ sa vào con đường tệ nạn

3. Rèn luyện lối sống cần kiệm

a. Đọc những thông tin sau:

b. Trả lời câu hỏi

  • Theo em, để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lối sống cần kiệm như thông tin vừa đọc ở trên, em sẽ gặp những khó khăn gì? Hãy chia sẻ với bạn để nhận thêm sự hỗ trợ và quyết tâm rèn luyện những đức tính này.

  • Vì sao mỗi công dân phải tiết kiệm điện, nước sạch, thời gian, sức lực và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày?

  • Lối sống cần kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của gia đình, cộng đồng và xã hội như thế nào?

Bài làm:

  • Theo em, để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lối sống cần kiệm như thông tin vừa đọc ở trên, em sẽ gặp những khó khăn: Phải luôn kiên trì học học tập, không được nản chí, phải luôn cố gắng chăm chỉ làm việc thay vì lười biếng, ỉ lại người khác…

  • Mỗi công dân phải tiết kiệm điện, nước sạch, thời gian, sức lực và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày vì con người phải cần cù lao động mới có thể làm ra của cải. Vì vậy phải biết tiết kiêm để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  • Lối sống cần kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của gia đình, cộng đồng và xã hội:

    • Cần kiệm sẽ làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội

    • Người sống tiết kiệm là người sống có đạo đức và có văn hóa.

Giải VNEN GDCD 6 Bài 3: Hoạt động luyện tập

1. Nêu ý nghĩa của những câu nói, câu ca dao, tục ngữ

Nội dung

Ý nghĩa

1. Nước chảy đá mòn

 

2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

 

3. Năng nhặt chặt bị

 

4. Tay làm hàm nhai

    Tay quai miệng trễ

 

5. Dao siêng mài thì sắc

 

6. Siêng học tập thì mau biết

    Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến

    Siêng làm thì nhất định thành công

 

7. Người siêng năng thì mau tiến bộ

    Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

    Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

    Cả nước siêng năng thì nước mạnh

 

Bài làm:

Nội dung

Ý nghĩa

1. Nước chảy đá mòn

Câu này có nghĩa là không một thành công nào đạt được nếu bản thân không biết cố gắng hết sức. Cho nên chúng ta cần chăm chỉ, chú tâm, cần mẫn cho dù việc gì khó khăn, hay bị vấp ngã chúng ta có thể vững vàng, không khuất phục vượt qua thì thành công là điều tất yếu.

2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu này có nghĩa nếu chịu khó tích lũy, sẽ sớm ngày có được những thứ mình muốn có, sự kiên nhẫn luôn luôn có thể mang lại cho con người một kết quả bất ngờ và thú vị!

3. Năng nhặt chặt bị

Câu này có nghĩa là tích tiểu thành đại ,tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiwều cái bé sẽ thành cái lớn !

4. Tay làm hàm nhai

    Tay quai miệng trễ

Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ.

5. Dao siêng mài thì sắc

Câu có nghĩa là nếu chúng ta chăm chỉ lao động, cần cù thì sẽ nhanh chóng đạt được thành công mà mình mong muốn.

6. Siêng học tập thì mau biết

    Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến

    Siêng làm thì nhất định thành công

Câu có nghĩa là nếu chúng ta siêng năng, chăm chỉ thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết và nhất định thành công.

7. Người siêng năng thì mau tiến bộ

    Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

    Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

    Cả nước siêng năng thì nước mạnh

Câu có nghĩa là mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đều siêng năng, chăm chỉ thì sẽ tiến bộ, hạnh phúc, ấm no, xã hội nhanh chóng phồn thịnh.

2. Xử lí tình huống

Tình huống 1:

Chiều nay lớp em có buổi lao động ở trường nhưng trời rất lạnh, lại có mưa nhỏ. Một bạn trong lớp rủ em giả vờ ốm khỏi phải đi lao động.

  • Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

Bài làm:

Trong tình huống đó, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Bởi vì, đó là trách nhiệm của học sinh, với lại mình cần phải rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ để  hoàn thiện mình

Tình huống 2:

Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau rửa tay chân ở vòi nước trong sân trường. Các bạn xả nước tràn ra lênh láng khắp sân. Thấy vậy, Hà phê bình và khóa vòi nước lại. Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà là đồ keo kiệt, thích “lên mặt dạy người”.

  • Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A.

 

3. Học tập tấm gương sống cần kiện

a. Kể 3 tấm gương tiêu biểu về sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và  sinh hoạt hằng ngày mà  em biết từ cuộc sống xung quanh của em hoặc từ các phương tiện thông tin, sách báo.

b. Hãy chỉ ra kết quả của việc học tập và lao động siêng năng, kiên trì đó

 

4. Vẽ “cây giá trị”

Em hãy dùng các màu sắc phù hợp trong hộp bút màu để vẽ “cây giá trị”

  • Phần rễ: Những đức tính của lối sống cần kiệm mà em đã có hoặc mong muốn nhưng chưa có

  • Phần cành: Những việc em đã làm được hoặc mong muốn nhưng chưa làm được để sống cần kiệm

  • Phần hoa, lá, quả: Những kết quả em đạt được do sống cần kiệm.

Giải VNEN Giáo Dục Công Dân 6 Bài 3: Hoạt động vận dụng

1. Xây dựng chương trình hành động “sống cần kiệm”

a. Lập kế hoạch cá nhân

  • Hãy xây dựng thời gian biểu một tuần hoạt động của em trong đó thể hiện được em là người siêng năng, kiên trì (Em có thể tự đưa ra một mẫu thiết kế kế hoạch của mình).

b. Thực hiện theo kế hoạch đã lập:

  • Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện

  • Chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè để tìm cách khắc phục những khó khăn đó.

Bài làm:

Ví dụ: Thời gian biểu một tuần hoạt động của em trong dịp hè

THỜI GIAN BIỂU

Thứ 2:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng

  • 8 giờ - 8 giờ 30: lau dọn nhà cửa giúp mẹ

  • 8 giờ 30 – 10 giờ 30: Học tiếng anh

  • 10 giờ 30 – 12 giờ: Nấu cơm trưa cùng bà nội, cả nhà ăn trưa.

  • 14 giờ 17 giờ: phụ mẹ bán hàng

  • 17 giờ - 17 giờ 30: đánh cầu lông cùng bạn

  • 17 giờ 30 – 19 giờ 30: Lên sân thượng hái rau, nấu bữa tối và ăn tối.

  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 3:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 8 giờ 30: lau dọn nhà cửa giúp mẹ
  • 8 giờ 30 –12 giờ: Đi chợ, chơi với em, chuẩn bị bữa trưa.
  • 14 giờ 17 giờ: phụ mẹ bán hàng + nghe tiếng anh
  • 17 giờ - 17 giờ 30: Tưới nước cho rau và cây cảnh trong vườn.
  • 17 giờ 30 – 19 giờ 30: Phụ mẹ nấu bữa tối, ăn tối
  • 20 giờ - 22 giờ: Đi hiệu sách cùng bạn.

Thứ 4:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng

  • 8 giờ - 9 giờ: lau dọn nhà cửa, giặt quần áo

  • 9 giờ  – 10 giờ 30: Nhổ cỏ cho vườn rau và tỉa cây cảnh cùng ông.

  • 10 giờ 30 – 12 giờ: Nấu cơm trưa, cả nhà ăn trưa.

  • 14 giờ 16giờ: sang thăm ông bà ngoại.

  • 16 giờ - 19 giờ 30: Bán hàng cho mẹ + ăn tối

  • 20 giờ  - 22 giờ: Học tiếng anh, tắt điện đi ngủ

Thứ 5:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
  • 8 giờ - 10 giờ: Trồng rau cùng bà nội
  • 10 giờ – 12 giờ: Chuẩn bị bữa trưa, ăn trưa
  • 14 giờ - 16 giờ: Bán hàng cho mẹ
  • 16 giờ  - 18 giờ: Đi học võ
  • 18 giờ - 19 giờ 30: chơi với em, tưới nước cho rau và cây cảnh, ăn tối.
  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 6: 

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng

  • 8 giờ - 12 giờ: Dọn dẹp phòng, giặt quần áo, nấu bữa trưa

  • 14 giờ - 17 giờ: Bán hàng + nghe tiếng anh

  • 17 giờ - 19 giờ 30: Đánh cầu lông với bạn, phụ mẹ nấu bữa tối.

  • 20 giờ  - 22 giờ: Đọc sách, tắt điện đi ngủ

Thứ 7:

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng, sang bà ngoại.
  • 8 giờ - 12 giờ: Trồng rau và dọn dẹp nhà cửa cùng bà.
  • 14 giờ – 16 giờ: Trồng lại vườn hoa và nhổ tóc sâu cho bà.
  • 16 giờ - 18 giờ: Đi học võ
  • 18 giờ - 19 giờ 30: Về nhà tưới cây cảnh, vườn rau, ăn tối
  • 20 giờ  - 22 giờ: Cả nhà đi dạo phố

Chủ nhật: 

  • 6 giờ 30 – 8 giờ: tập thể dục và vệ sinh cá nhân, ăn sáng

  • 8 giờ - 12 giờ: Bán hàng cho mẹ

  • 14 giờ – 17 giờ: Bán hàng cho mẹ

  • 17 – 19 giờ 30: Đánh cầu lông, phụ mẹ nấu bữa tối.

  • 20 giờ  - 22 giờ: Xem phim, tắt điện đi ngủ

2. Thực hành tiết kiệm

Hãy viết những hành động tiết kiệm của em trong từng tuần theo các nội dung dưới đây. Sau đó, em hãy chia sẻ với bạn và thầy/cô giáo những việc em làm được.

  • Tiết kiệm điện

  • Tiết kiệm nguồn nước sạch

  • Tiết kiệm năng lượng

  • Tiết kiệm thực phẩm

  • Tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

  • Tiết kiệm điện: Tắt các thiết bị điện khi không cần sử dụng tới; đi ra ngoài tắt hết đèn điện; lau chùi tủ lạnh sạch sẽ; điều hòa luôn để nhiệt độ trên 20 độ; Gom quần áo đủ số lượng mới giặt một lần….

  • Tiết kiệm nguồn nước sạch: Không xả nước lãng phí; Khóa kĩ các vòi nước khi không dùng đến; tận dụng nước tối đa khi có thể;…

  • Tiết kiệm nguồn năng lượng: Tăng nhiệt độ của tủ lạnh; Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng; nên đi bộ, xe đạp hoặc các thiết bị công cộng; hạn chế lượng rác thải hằng ngày; ….

  • Tiết kiệm thực phẩm: Xác định khẩu phần ăn rồi lên thực đơn cho bữa ăn; Sử dụng hết  thực phẩm trong tủ mới mua thêm tránh tình trạng chất đống; Cố gắng ăn hết tránh bỏ thừa nhiều gây lãng phí; Có thể sử dụng lại thức ăn thừa; bảo quản thực phẩm hiệu quả để tránh để lâu gây hư hỏng….

  • Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày: Không ăn nhiều đồ ăn vặt; Mỗi ngày trích một khoản tiền vặt bỏ vào lợn; Mua những quyển sách cần thiết; hạn chế mua đồ chơi; …

Giải VNEN GDCD lớp 6 Bài 3: Hoạt động tìm tòi mở rộng

2. Viết bài luận

Em hãy trình bày một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Các Mác: Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”

Bài làm:

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. Các Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Các Mác khẳng định thời gian là quý nhất.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp. Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu: “Tiết kiệm là quốc sách”. Các Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho càng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ: học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định: “Thì giờ là vàng bạc”.

Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.

Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội? Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì. Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp. Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí?” (Thép đã tôi thế đấy - Ostrovski). Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.

Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Các Mác càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo, chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước. “Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.

Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.

Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”. Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm? Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để: “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác. Câu nói của Các Mác đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường xuyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 3: Sống cần kiệm sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com