Logo

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giải Giáo Dục Công Dân 6 VNEN Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK chi tiết, dễ hiểu. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân VNEN chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập.

Giải GDCD lớp 6 VNEN Bài 9: Hoạt động khởi động

Tìm hiểu ý nghĩa của lời ca và cảm nhận giai điệu bài hát

a. Học sinh cả lớp hát bài Đi học

b. Nêu cảm xúc của em sau khi hát bài Đi học. Nội dung bài hát thể hiện điều gì?

Bài làm:

  • Lời bài hát: Đi học

Hôm qua em tới trường.

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp    

 

Trường của em be bé.

Nằm lặng giữa rừng cây

Cô giáo em tre trẻ.

Dạy em hát rất hay.

*

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước dưới khe thầm thì...

Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi.

  • Khi hát xong bài Đi học, em cảm thấy tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. 

  • Nội dung: Đây là 1 hành khúc tươi vui, rộn ràng, nói lên tình cảm gắn bó của gọc sinh với mái trường, biết kính trọng thầy cô và yêu quí bạn bè trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 VNEN Bài 9: Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

  • Lạc đã thực hiện những quyền gì của mình? Quyền này được thể hiện qua các chi tiết nào trong câu chuyện trên?

  • Lạc đã thực hiện việc học tập của mình như thế nào? Hãy lấy dẫn chứng trong câu chuyện để minh họa

  • Qua câu chuyện trên, em học tập được ở bạn Lạc điều gì?

Bài làm:

Theo em, Lạc đã được thực hiện quyền bảo vệ cho mình. Quyền này được thể hiện qua chi tiết: Sau khi bị hai người đàn ông bỏ rơi, Lạc đã được nhận về nuôi dưỡng và chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội huyện An Nhơn.

Dù mình là một cậu bé tật nguyền sinh ra không có tay, không có bàn chân trái mà chỉ có một nửa bàn chân phải nhưng Lạc rất quyết tâm và kiên trì cố gắng học tập . Dẫn chứng minh họa:

  • Lạc đã không chịu thua, không quản ngày đêm em đã tập trung vào việc kẹp bút và những nét chữ đầu tiên, tròn trĩnh hiện ra

  • Với nỗ lực viết, nỗ lực học, nỗ lực hòa nhập, Lạc đã đạt học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 4....

Qua câu chuyện trên, em khâm phục sự vươn lên của Lạc. Em tự nhắc nhở mình phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi, lớn lên làm người có ích, xứng đáng với tình yêu thương của mọi người.

2. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập

Thảo luận nhóm theo các câu hỏi dưới đây và hoàn thành phiếu bài tập:

  • Vì sao chúng ta phải học tập? Học tập để làm gì?

  • Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào?

Ý nghĩa của việc học tập

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

 

 

 

Bài làm:

  • Chúng ta phải học tập vì việc học tập đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Học để có kiến thức, hiểu biết và được phát triển toàn diện. Góp phần đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

  • Nếu không đi học thì chúng ta sẽ chẳng biết gì, không được tìm hiểu những bài học hay, bổ ích cùng với các bạn và thầy cô, sau này chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì, chỉ ở nhà ăn bám bố mẹ cả đời.

Đối với bản thân

Đối với gia đình

Đối với xã hội

Giúp cho con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Góp phần quan trọng trong công việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Giáo dục và đào tạo nên con người lao động mới, có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh

3. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Câu hỏi:

Quyền:

  • Theo em, những ai có quyền học tập?

  • Hãy kể các hình thức học tập mà em biết

  • Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền học tập của mình như thế nào?

Nghĩa vụ:

  • Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong học tập?

  • Theo em, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các gia đình được thể hiện như thế nào để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

Bài làm:

Quyền:

  • Theo em, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội... đều có quyền học tập.

  • Các hình thức học tập mà em biết là: 

    • Học tại tường lớp

    • Học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên

    • Học tại trường công lập

    • Học tại trường dân lập

    • Học qua sách, báo, đài, ti vi…

    • Học theo nhóm, theo bàn

    • Học ở trường vừa học vừa làm

  • Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền học tập của mình bằng cách:

    • Có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học;

    • Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân

    • Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời

Nghĩa vụ:

  • Nghĩa vụ của công dân trong học tập là: Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ cập.

  • Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các gia đình được thể hiện:

    • Đảng, Nhà nước: Tạo điều kiện ai cũng được học hành, giúp đỡ người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển, có chính sách ưu tiên dân tộc khó khăn, người tàn tật, khuyết tật...

    • Gia đình: Tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ cập.

4. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập:

Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau đây về nghĩa vụ học tập? Giải thích tại sao?

Nghĩa vụ học tập

Tán thành

Không tán thành

Giải thích

1. Tự học, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường

 

 

 

2. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập

 

 

 

3. Chỉ việc học, không cần giúp đỡ công việc gia đình

 

 

 

4. Đi học đầy đủ đúng giờ

 

 

 

5. Chỉ cần biết chữ không cần hoàn thành bậc Tiểu học

 

 

 

Bài làm:

Nghĩa vụ học tập

Tán thành

Không tán thành

Giải thích

1. Tự học, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường

x

 

Đó là việc làm tốt, giúp mình thu nạp được nhiều kiến thức

2. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập

x

 

Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm khi học tập

3. Chỉ việc học, không cần giúp đỡ công việc gia đình

 

x

Bên cạnh việc học, chúng ta cần phải có nghĩa vụ hỗ trợ bố mẹ những công việc vừa sức mình

4. Đi học đầy đủ đúng giờ

x

 

Vừa rèn luyện thói quen tốt, vừa chấp hành đúng nội quy của nhà trường

5. Chỉ cần biết chữ không cần hoàn thành bậc Tiểu học

 

x

Vì hoàn thành bậc Tiểu học là nghĩa vụ của mỗi công dân.

b. Em đã thực hiện tốt quyền học tập của mình chưa? Hiện nay, em có gặp khó khăn gì trong việc thực hiện quyền học tập của em? Em đã có biện pháp khắc phục các khó khăn đó như thế nào?

c. Hãy nêu những biểu hiện tốt và chưa tốt của học sinh hiện nay trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, sau đó điền vào bảng mẫu:

Hành vi thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập

Hành vi thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ học tập

Bài làm:

b. Theo em, em đã thực hiện khá tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Hiện nay, khó khăn em gặp phải trong việc thực hiện quyền học tập là lượng bài tập quá nhiều nên nhiều lúc bị áp lực và làm không kịp. Để khắc phục khó khăn đó, em đã phân bổ chương trình học vào cuối tuần để giảm tải lượng bài tập những ngày trong tuần.

c. Những biểu hiện tốt và chưa tốt của học sinh hiện nay trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập:

Hành vi thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập

Hành vi thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ học tập

  • Chăm chỉ học tập trên lớp và làm bài tập về nhà đầy đủ

  • Thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp

  • Tự giác học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo

  • Kiểm tra quay cóp, mang tài liệu, gian lận trong thi cử

  • Không chịu học bài và làm bài tập.

  • Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

II. Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi (trang 81, 82 sgk)

Câu hỏi:

  • Trong câu chuyện trên, em Đức đã bị xâm phạm các quyền nào? Hãy gạch chân từ và cụm từ thể hiện sự vi phạm những quyền đó?

  • Em hãy nhận xét hành vi của H và C?

  • Nếu là người chứng kiến hành vi của H và C, em sẽ làm gì?

  • Theo em, hành vi của H và C có bị xử lí theo pháp luật không và sẽ bị xử lí như thế nào?

Bài làm:

  • Trong câu chuyện trên, em Đức đã bị xâm phạm các quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể và sức khỏe

     Dẫn chứng cụ thể:

    • Bắt đi lang thang đầu đường xó chợ xin ăn

    • Thường xuyên bị cậu bạo hành với nhiều vết thương chằng chịt

    • Vùng mông, lưng vết thương chằng chịt, hai mắt bầm tím...

    • Đức lang thang ngoài đường, có hôm đói lả.

    • Bỏ mặc Đức quằn quại trong đau đớn...

  • Qua những hành động trên, em thấy H và C là những người vô lương tâm, mặc dù là cháu nhưng vẫn coi Đức như cỏ rác, đánh đập, đối xử tàn bạo, dã man gây tổn thương nghiêm trọng cho Đức.

  • Nếu là người chứng kiến hành vi của H và C, em sẽ âm thầm báo ngay cơ quan chức năng để họ bắt tại trận và xử lý H và C đúng theo quy định của pháp luật

  • Theo em, hành vi của H và  C sẽ bị xử theo pháp luật, và tùy vào mức độ nghiêm trọng, H và C sẽ phải chịu trách nhiệm truy tố hình sự về tội hành vi bạo lực trẻ em.

2. Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu hỏi:

  • Theo quy định của pháp luật, công dân bị bắt, bị giam giữ trong những trường hợp nào?

  • Đối với các trường hợp vi phạm quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Bài làm:

Đang cập nhật...

3. Nhận định các biểu hiện của hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

a. Em có thực hiện các hành vi được mô tả trong bảng sau đây không?

Chọn câu trả lời: "Thường xuyên/ thỉnh thoảng/ Không bao giờ" tương ứng với mỗi câu trong bảng:

Bạn có bao giờ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1. Đánh em nhỏ ở nhà

 

 

 

2. Cô lập hoặc tẩy chay bạn bè

 

 

 

3. Hăm dọa em nhỏ hoặc bạn bè bằng lời nói

 

 

 

4. Tát/ véo/ đá/ xô đẩy em nhỏ

 

 

 

5. Chỉ trích em nhỏ hoặc người khác xấu xí/ quá cân/ ngu dốt hoặc nói xấu bạn

 

 

 

6. Tung tin với cả lớp rằng bạn ngồi cạnh lấy cắp đồ của mình, khi bị mất đồ

 

 

 

Bài làm:

Bạn có bao giờ

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1. Đánh em nhỏ ở nhà

 

 

x

2. Cô lập hoặc tẩy chay bạn bè

 

 

x

3. Hăm dọa em nhỏ hoặc bạn bè bằng lời nói

 

x

 

4. Tát/ véo/ đá/ xô đẩy em nhỏ

 

 

x

5. Chỉ trích em nhỏ hoặc người khác xấu xí/ quá cân/ ngu dốt hoặc nói xấu bạn

 

 

x

6. Tung tin với cả lớp rằng bạn ngồi cạnh lấy cắp đồ của mình, khi bị mất đồ

 

 

x

c. Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và nêu ví dụ về các hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân vào bảng mẫu dưới đây:

Phạm vi

Hành vi bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Trong gia đình

 

 

Trong nhà trường

 

 

Ngoài xã hội

 

 

Bài làm:

Phạm vi

Hành vi bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Trong gia đình

Khi con ốm, bố mẹ đưa con đi viện thăm khám kịp thời

Bố dượng uống rượu say đánh Nam thâm tím hai con mắt

Trong nhà trường

Đứng ra bênh vực bạn khi bạn bị đổ oan

Vì một chút xích mích nhỏ, hai bạn to tiếng và đánh nhau trầy xước chân tay

Ngoài xã hội

Giúp đỡ người bị tai nạn khi đi trên đường

Đua xe, lạng lách đánh võng gây thương tích cho người khác

III. Tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

1. Cùng chia sẻ

  • Em cảm nhận như thế nào khi ai đó đọc trộm nhật kí của em?

  • Em rất tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về em hoặc về các bạn khác và em cho là bạn đó sẽ viết trong nhật ký. Em biết chỗ bạn hay để nhật kí. Vậy em có quyết định đọc trộm nó không? Vì sao?

Bài làm:

  • Với em, em sẽ cảm thấy rất tức giận và khó chịu khi ai đó đọc trộm nhật kí của mình. Bởi đó là thứ bí mật của bản thân mình, những điều riêng tư mình không thể nói ra nên viết vào đó.

  • Mặc dù em rất tò mò, em cũng biết chỗ cất nhật kí của bạn, nhưng em sẽ không bao giờ đọc trộm nhật kí của bạn nếu bạn chưa cho phép. Vì bản thân em cũng không muốn người khác đọc trộm nhật kí của mình thì bạn ấy cũng sẽ như vậy. Đó là những vấn đề về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của bạn ấy, mình nên tôn trọng và không xâm phạm nó.

2. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và trả lời câu hỏi

  • Tại sao thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cần được bảo đảm an toàn và bí mật?

  • Trong những trường hợp nào thì bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bị công bố?

  • Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?

  • Tại sao không được sử dụng hình ảnh cá nhân khi không có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện pháp luật của họ?

  • Quy định của pháp luật về việc vi phạm quy định về sử dụng hình ảnh?

Bài làm:

- Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân cần được bảo đảm an toàn và bí mật vì đó là đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân, bí mật gia đình không ai có thể xâm phạm

- Những trường hợp bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bị công bố là: khi các cơ quan chức năng nghi ngờ và phát hiện những tài liệu hoặc đồ vật đó có hành vi vi phạm pháp luật hoặc liên quan đến vụ án thì sẽ được quyền kiểm tra...

- Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác sẽ bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này. Ngoài ra, còn tái phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.

- Không được sử dụng hình ảnh cá nhân khi không có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc đại diện pháp luật của họ vì quyền của mỗi cá nhân đối với hình ảnh của mình là quyền được pháp luật quy định và bảo vệ. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân cho mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của cá nhân có hình ảnh là hành vi vi phạm pháp luật.

- Quy định của pháp luật về việc vi phạm quy định về sử dụng hình ảnh là: Theo bộ luật dân sự năm 2015, việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Tìm hiểu ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Đọc các tình huống dưới đây và hãy tưởng tượng em là nhân vật trong tình huống, em có suy nghĩ và ứng xử như thế nào với mỗi trường hợp cụ thể

  • Tình huống 1: Nếu em bị bạn nghe trộm cuộc điện thoại, em sẽ làm gì?

  • Tình huống 2: Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ?

Câu hỏi:

  • Khi thư tín, điện tín của mình bị xâm phạm, chúng ta phải làm gì? 

  • Thảo luận và viết ra ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Bài làm:

  • Ứng xử của em trong mỗi trường hợp:

    • Trường hợp 1: Em sẽ nhắc nhở và góp ý với bạn không nên làm như vậy. Bởi đó là hành vi không tốt và còn vi phạm pháp luật

    • Trường hợp 2: Khi bố mẹ đi vắng nhưng có thư, em sẽ lấy nó và đem vào ngăn kéo tủ, đợi bố mẹ về sẽ đưa thư cho bố mẹ.

  • Khi thư tín, điện tín của mình bị xâm phạm, chúng ta phải biết nhắc nhở, lên án và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.

  • Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là: Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

Giải VNEN GDCD 6 Bài 9: Hoạt động luyện tập

1. Giải quyết tình huống giả định

Em hãy tưởng tượng mình trong các tình huống dưới đây. Em sẽ xử sự như thế nào? Tại sao?

  • Tình huống 1: Nếu em đến trường, luôn bị một nhóm bạn bắt nạt đe dọa, điều này ảnh hưởng đến tinh thần của em, em làm thế nào?

  • Tình huống 2: Nếu em thấy một người bị người khác nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm em sẽ khuyên cả hai người như thế nào?

  • Tình huống 3: Giả sử có ai đó nói rằng em đã vi phạm nội quy nhà trường, em cho rằng em chưa vi phạm nhưng họ đã dùng mọi cách để bắt em phải nhận lỗi. Em sẽ làm gì?

Bài làm:

Tưởng tượng và xử lý:

  • Tình huống 1: Trong tình huống đó em sẽ báo với cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô giúp đỡ vì trong trường thầy cô nói thì các bạn sẽ nghe lời và hơn nữa cô sẽ biết cách giải quyết để hai bên cùng hòa đồng vui vẻ với nhau.

  • Tình huống 2: Trong tình huống này em sẽ động viên bạn bị nói xấu là không sao, miễn mình không làm thì mình không phải sợ và xấu hổ. Đồng thời em cũng khuyên người nói xấu là không nên làm như vậy, nó vừa làm tổn thương người khác và là hành vi vi phạm pháp luật.

  • Tình huống 3: Trong trường hợp này em sẽ yêu cầu bạn chứng minh rõ ràng hành vi mà em đã vi phạm. Nếu em sai, em sẽ xin lỗi và chấp nhận kỉ luật. Còn nếu bạn không đưa được chứng cứ rõ ràng thì bạn là người đã đặt điều vu khống cho em, bạn phải xin lỗi em trước toàn thể các bạn và cô giáo.

2. Điền vào ô trống trong bảng:

Cột bên trái là hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm quyền của công dân. Em hãy xác định tên các quyền tương ứng với mỗi hành vi vào bảng mẫu sau:

Hành vi

Thực hiện đúng quyền

Vi phạm quyền

1. Ngoài học văn hóa, Minh còn học đàn Piano

 

 

2. Do nợ tiền, một học sinh bị chủ quán điện tử nhốt từ sáng đến chiều trong quán

 

 

3. Lái xe đâm vào người đi đường rồi bỏ chạy

 

 

4. Nghi ngờ bạn nói xấu mình rồi đánh bạn

 

 

Bài làm:

Hành vi

Thực hiện đúng quyền

Vi phạm quyền

1. Ngoài học văn hóa, Minh còn học đàn Piano

Quyền học tập

 

2. Do nợ tiền, một học sinh bị chủ quán điện tử nhốt từ sáng đến chiều trong quán

 

Quyền bảo hộ về sức khỏe

3. Lái xe đâm vào người đi đường rồi bỏ chạy

 

Quyền bảo hộ về tính mạng

4. Nghi ngờ bạn nói xấu mình rồi đánh bạn

 

Quyền bảo hộ tính mạng, thân thể

3. Hoàn thành phiếu bài tập

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là sai?

A. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể

B. Chỉ cần giữ gìn tính mạng cho mình, người khác thì kệ họ

C. Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt

D. Chỉ chăm chú học tập, ngoài ra không làm bất cứ việc gì

E. Vu oan cho người khác để trả thù

G. Báo cho thầy/ cô giáo biết về bạn bỏ học đi chơi

Bài làm:

Phương án em cho là sai là:

  • B. Chỉ cần giữ gìn tính mạng cho mình, người khác thì kệ họ

  • D. Chỉ chăm chú học tập, ngoài ra không làm bất cứ việc gì

  • E. Vu oan cho người khác để trả thù

4. Thi xử lí nhanh tình huống:

  • Tình huống 1: Trên đường đi học về, một người lạ mặt bỗng dưng chặn xe ngang đường và yêu cầu em đi theo họ. Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

  • Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, không may em giẫm vào chân một bạn. Bạn liền quay lại đánh em. Em sẽ ứng xử như thế nào?

Bài làm:

Xử lý tình huống:

  • Tình huống 1: Lúc đó, em sẽ bình tĩnh quan sát xem có người nào đi đường gần xung quanh đó. Nếu có em sẽ hét to cầu cứu rồi cố gắng chạy đi.

  • Tình huống 2: Em sẽ né tránh và chạy về phía có cô giáo hoặc thầy giáo gần nhất. Em đợi bạn bình tĩnh, em sẽ giải thích sự việc cho bạn hiểu, em xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi về sự cố này.

6. Nhận biết các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi em cho là vi phạm hoặc không vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hành vi

Vi phạm quyền

Không vi phạm quyền

1. Giúp cô giáo mang thư về nhà cho bố mẹ mà em không đọc trước

 

 

2. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của bố mẹ

 

 

3. Nói chuyện điện thoại oang oang nơi công cộng mà mọi người nghe được hết thông tin

 

 

4. Đọc trước thư của người khác xong dán lại như cũ mà không ai biết

 

 

Bài làm:

Hành vi

Vi phạm quyền

Không vi phạm quyền

1. Giúp cô giáo mang thư về nhà cho bố mẹ mà em không đọc trước

 

x

2. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của bố mẹ

x

 

3. Nói chuyện điện thoại oang oang nơi công cộng mà mọi người nghe được hết thông tin

 

x

4. Đọc trước thư của người khác xong dán lại như cũ mà không ai biết

x

 

7. Đọc và trả lời câu hỏi:

Ông An có hành vi vi phạm pháp luật bị cơ quan điều tra bắt tạm giam. Trong thời gian tạm giam để phục vụ điều tra, ông An nhận được nhiều thư từ gia đình gửi vào trại tạm giam. Cơ quan công an đã bóc toàn bộ thư của ông An để xem nội dung trước khi đưa cho ông An.

Câu hỏi: 

  • Hành động bóc mở thư của cơ quan điều tra là đúng hay sai? 

  • Trong những trường hợp như thế nào pháp luật quy định được phép bóc, mở, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Bài làm:

  • Hành động bóc mở thư của cơ quan điều tra là đúng.

  • Trường hợp pháp luật quy định được phép bóc, mở, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là khi có lệnh của Viện kiểm soát phê chuẩn.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Giáo Dục Công Dân lớp 6 Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sách VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com