Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật - Kết nối tri thức chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
3.1
10 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật - Kết nối tri thức được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Thực vật - Kết nối tri thức

Giải câu hỏi mở đầu trang 115 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.

Lời giải:

Các loài thực vật trong hình: cây súng, cây dừa, cây chuối, cây đa, cỏ, ...

Chúng sống ở trên mặt đất và dưới nước.

Giải câu hỏi mục I trang 115 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Dựa vào số liệu bảng bên, em hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật.

Lời giải:

- Số lượng loài của ngành thực vật hạt kín nhiều nhất, là 10 300 loài.

- Số lượng loài của ngành thực vật hạt trần ít nhất là 69 loài.

Câu 2:

Quan sát hình 34.1 và 34.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật.

Lời giải:

Kích thước các loài thực vật rất đa dạng, có thể rất nhỏ bé vài milimét hoặc to lớn với đườngnkính vài mét, chiều cao hàng chục mét.

Thực vật sống ở mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng sống ở trên mặt đất, trên mặt nước, sống ở vùng nước lợ, sống ở các sa mạc cằn cỗi, ...

Giải câu hỏi mục II trang 117 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không? Vì sao?

Lời giải:

Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được. Vì rêu chỉ sống được ở môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng.

Câu 2:

Để tránh mọc rêu ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì?

Lời giải:

Lát gạch men, sơn tường chống thấm nước, có khả năng chống rêu mốc, thường xuyên cọ rửa sân, bậc thềm, tránh để tích tụ nước, tường đất ẩm để tránh rêu mọc.

Câu 3:

Quan sát Hình 34.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có những đặc điểm gì?

Lời giải:

Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ gồm:

- Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một bộ rễ.

- Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.

- Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.

Câu 4:

Quan sát hình 34.5, hãy nêu những đặc điểm giúp em biết được cây thông là cây hạt trần.

Lời giải:

Đặc điểm nhận biết cây thông là cây hạt trần:

- Chưa có hoa và quả

- Sinh sản bằng các hạt lộ trên các lá noãn hở.

Câu 5:

Kể tên một số loài thực vật hạt kín mà em biết.

Lời giải:

Một số loài thực vật hạt kín: chanh, quýt, nho, lúa, lạc, đỗ, ...

Giải hoạt động mục II trang 117 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Hoạt động 1:

So sánh các ngành thực vật về môi trường sống, cấu tạo đặc trưng (quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản), hình thức sinh sản.

Lời giải:

Hoạt động 2:

Sắp xếp các loài thực vật: rêu tường, lúa, đậu tương, bèo ong, hoa hồng, vạn tuế, bưởi, thông, cau vào các ngành thực vật phù hợp theo mẫu của bảng sau. Giải thích tại sao sắp xếp như vậy.

Lời giải:

Dựa vào đặc điểm của các loài phù hợp với đặc điểm đặc trưng của từng ngành thực vật nên có sự phân loại như bảng.

Giải câu hỏi mục III trang 119 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc thông tin trên và quan sát hình 34.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể thêm một số cây nên trồng trong nhà mà em biết.

Lời giải:

Trồng cây trong nhà có những ích lợi:

- Hút bụt, thanh lọc không khí, giảm nhiệt độ trong nhà, tạo cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà.

- Tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

- Giảm hiệu ứng nhà kính.

Câu 2:

Hình 34.11 cho ta biết những vai trò gì của thực vật? Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng.

Lời giải:

Vai trò của thực vật đối với động vật:

- Là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật.

- Là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài động vật.

Ví dụ: Trâu, bò, dê ăn cỏ.

Chim làm tổ trong các bụi cây và ăn quả, hạt.

Khỉ sống trên cây và ăn hoa quả.

Giải hoạt động mục III trang 119 SGK KHTN lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Hoạt động 1:

Quan sát hình 34.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng (Hình 34.9a) với đồi trọc (Hình 34.9b) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mở và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết rừng hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn?

Lời giải:

Lượng chảy của dòng nước ở nơi có rừng nhỏ hơn lượng chảy ở đồi trọc. Vì ở nơi có rừng, cây cỏ là vật cản, giúp ngăn dòng chảy và giữ lại nước mưa nên dòng chảy sẽ nhỏ hơn.

Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất. Lượng chảy càng nhỏ, đất càng màu mỡ và đất càng giữ được nhiều nước. Dòng chảy nước lớn sẽ rửa trôi các chất màu của đất, làm đất cằn cỗi.

Qua đó cũng thấy được đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở hơn, hạn hán hơn.

Hoạt động 2:

Quan sát hình 34.10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.

Lời giải:

- Một số thiên tai ở nước ta: sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán.

-Biện pháp:

+ Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc.

+ Bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác rừng, phá rừng bừa bãi.

Hoạt động 3:

Quan sát Hình 34.12 và hoàn thành bảng theo mẫu sau. Có thể viết thêm các cây mà em biết.

Lời giải:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Thực vật - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.1
10 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com