Logo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên - Kết nối tri thức chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
2.6
16 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên - Kết nối tri thức với cuộc sống được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên - Kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung thực hành:

I. Chuẩn bị

1. Địa điểm

Địa điểm đa dạng về môi trường sống, có độ đa dạng sinh học cao và đảm bảo an toàn: vườn cây, vườn thực nghiệm, công viên, vườn thú,…

2. Dụng cụ

- Ống nhòm, kính lúp, máy ảnh.

- Vở, bút ghi chép.

- Tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên.

3. Yêu cầu

- Tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của giáo viên. Nghiêm túc hoàn thành bài thu hoạch.

- Ghi chép lại các thông tin quan sát được.

II. Cách tiến hành

- Bước 1: Quan sát động vật ở các khu vực khác nhau.

Tiến hành quan sát, chụo ảnh, ghi chép tên các loài động vật và môi trường sống.

- Bước 2: Quan sát màu sắc, hình dạng, đặc điểm đặc trưng của các loài động vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

- Bước 3: Quan sát sự di chuyển của các loài động vật

Cách thức di chuyển: đi, chạy, bơi, nhảy,…

Cơ quan di chuyển: chân, cánh, vây,…

Giải câu hỏi mục III trang 134 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1:

Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:

Lời giải:

Câu 2:

Trả lời câu hỏi:

a) Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.

b) Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.

c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 37.2). Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?

Lời giải:

a) Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất.

-Cá cơ thế hình thoi, dẹp hai bên, bơi bằng vây và đuôi, kích thước đa dạng.

-Chim có lông vũ bao phủ, có cánh, bay bằng đập sải cánh, kích thước đa dạng.

-Trâu có 4 chân móng guốc, đi bằng chân, kích thước lớn.

b) Động vật có ích cho cây: Giun đất đào xới giúp đất tơi xốp thoáng khí, ong thụ phấn hoa cho các cây cách xa nhau, chim bắt sâu ăn hại trên cây,…

Động vật có hại cho cây: Sâu ăn lá, hoa, quả của cây; Kiến ăn mầm hạt đang lên cây non; ốc bươu vàng ăn lúa; …

c) Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, ...

Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện.

Câu 3:

Học sinh tự chụp ảnh

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên - Kết nối tri thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.6
16 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com