Logo

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Giải Lịch sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 có đáp án và lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ ý giúp học sinh nắm chắc kiến thức chương trình Lịch sử lớp 9
3.5
1 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn soạn Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 được chúng tôi biên soạn ngắn gọn và đầy đủ, bám sát nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 21 - Lịch sử 9 trang 82, 86

Câu hỏi 1 trang 82 SGK Lịch Sử 9

- Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cùng với tay sai ở một số nước (Pháp, Tây Ban Nha...) trở thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh mới.

- Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập năm 1936 do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng cử lên cầm quyền. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách bóc lột, khủng bố, đàn áp của Pháp làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng ngột ngạt, dẫn đến yêu cầu phải cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ.

- Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

Câu hỏi 2 trang 82 SGK Lịch Sử 9

- Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

Trả lời:

- Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).

- Mặt khác, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương.

- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.

Câu hỏi trang 86 SGK Lịch Sử 9

- Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940)

- Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu 11 Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nói dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng (27 - 9 - 1940). Nhưng sau đó, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.

- Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lùng bắt và trừng trị bọn tay sai của địch. Nhờ đó, các cơ sở của cuộc khởi nghĩa vẫn được duy trì, quân khởi nghĩa tiến dần lên lập căn cứ quân sự. Một ủy ban chỉ huy được thành lập để phụ trách mọi mặt công tác cách mạng. Những tài sản của đế quốc và tay sai đều bị tịch thu đem chia cho dân nghèo và các gia đình bị thiệt hại. Quần chúng phấn khởi gia nhập đội quân cách mạng rất đông. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập và lớn dần lên.

- Những năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân, hoạt động ở vùng Bắc Sơn Lạng Sơn), Võ Nhai (Thái Nguyên).

b) Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 11 -1940)

- Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương,quân Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ để khiêu khích và gây xung đột dọc biên giới Lào - Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đào ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì.

- Trước tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa tuy chưa chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng. Lệnh đình chỉ phát động khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ ngoài Bắc đưa vào Nam Kì tới chậm. Trước ngày khởi sự một số cán bộ chỉ huy đã bị bắt, do đó kế hoạch khởi nghĩa bị lộ. Thực dân Pháp cho thiết quân luật, giữ binh lính người Việt trong trại và tước hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bủa lưới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.

Giải Lịch sử Bài 21 - lớp 9 SGK trang 86

Bài 1 (trang 86 SGK Lịch sử 9)

Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương.

Lời giải:

a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

* Nguyên nhân:

- Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua và rút lui qua Châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ địa phương đã lãnh đạo nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa.

* Ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.

b) Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940)

* Nguyên nhân:

- Tháng 11/1940, quân phiệt Xiêm đã khiêu khích và gây xung đột dọc đường biên giới Lào và Campuchia. Thực dân Pháp đã đưa binh lính người Việt và người Cao Miên sang làm bia đỡ đạn chết thay cho chúng. Sự việc này làm cho nhân dân Nam kỳ rất bất bình.

- Trước hoàn cảnh đó, Đảng bộ Nam kỳ đã quyết định chuẩn bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.

* Ý nghĩa:

Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .

c) Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)

* Nguyên nhân:

- Pháp bắt binh lính người Việt ở Nghệ An sang Lào đánh nhau với quân Xiêm.

- Trước sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khởi nghĩa trong năm 1940, những binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở đây đã bí mật chuẩn bị nổi dậy chống lại quân đội Pháp.

* Ý nghĩa:

Thể hiện tinh thần yêu nước của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp .

d) Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :

- Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.

- Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:

     + Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

     + Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.

     + Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài 2 (trang 86 SGK Lịch sử 9)

Sưu tầm một số thơ ca tố cáo tội ác của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đối với nhân dân ta thời kì này.

Lời giải:

Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

- Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân.

Lý thuyết Bài 21 Lịch Sử 9

A . Lý thuyết

1.1. Tình hình thế giới và Đông Dương

* Thế giới:

   - Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới bùng nổ. Phát xít Đức tấn công Pháp, Pháp thua cuộc.

* Đông Dương:

   - Quân phiệt Nhật tấn công Trung Quốc và tiến sát tới biên giới Việt-Trung.

→Pháp đứng trước 2 nguy cơ: một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương bùng cháy, hai là bị Nhật hất cẳng.

   -Pháp câu kết với Nhật cùng bóc lột nhân dân Việt Nam, khiến cho nhân dân them khổ cực, điêu đứng.

1.2. Những cuộc nổi dậy đầu tiên:

* Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

   -Bối cảnh: Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tấn công thực dân Pháp.

   - Diễn biến:

      + Dưới sự chỉ huy của Đảng bộ Bắc Sơn nhân dân đã đấu tranh quyết liệt chống khủng bố, tổ chức các toán vũ trang đi lung bắt và trừng trị bọn tay sai.

      + Thành lập đội du kích Bắc Sơn, sang năm 1941 phát triển thành Cứu quốc quân.

   -Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng chính quyền cách mạng đã được hình thành.

Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn

* Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

   - Bối cảnh:

      + Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, bọn quân phiệt Xiêm (Thái Lan), được phát xít Nhật xúi giục khiêu khích gây hấn ở biên giới Lào - Campuchia.

      + Để chống lại thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam chết trận thay cho chúng. Bất bình với điều đó, nhiều binh lính đào ngũ hoặc bí mật với Đảng bộ Nam Kì.

   - Diễn biến:

      + Đảng bộ Nam Kì đã quyết định khởi nghĩa (23/11/1940), một số chiến sĩ bị bắt trước ngày khởi sự do bị lộ. Pháp tăng cường thiết quân luật, săn lung các chiến sĩ cách mạng.

      + Nghĩa quân đã triệt hạ một số đồn bốt giặc, triệt phá nhiều đường giao thong, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở nhiều vùng. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.

   - Kết quả: Do Pháp đàn áp khốc liệt, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề, nhưng một số nghĩa quân rút vào hoạt động bí mật.

* Binh biến Đô Lương (13/1/1941)

   - Nguyên nhân: Timh thần giác ngộ của người Việt lên cao. Binh lính người Việt hết sức bất bình vì bị đưa sang Lào làm bia đỡ đạn.

   - Diễn biến: Ngày 13/01/1941, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Cung, binh lính chợ Rạng đã nổi dậy. Họ đánh chiếm đồn Đô Lương sau đó lên ô tô kéo về Vinh

   - Kết quả: Kế hoạch đã bị thất bại

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử lớp 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com