Logo

Soạn Sinh Lớp 9 Bài 29: Bệnh tật di truyền ở người chi tiết nhất

Hướng dẫn soạn Sinh Lớp 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người đầy đủ nhất bao gồm tổng hợp lý thuyết trọng tâm, lời giải chi tiết bài tập và câu hỏi ứng dụng cuối bài. Hỗ trợ các em ôn luyện đạt hiệu quả nhất.
5.0
0 lượt đánh giá

Để quá trình tiếp thu kiến thức mới trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu bài học mới các em cần có sự chuẩn bị nhất định qua việc tổng hợp nội dung kiến thức lý thuyết trọng tâm, sử dụng những kiến thức hiện có thử áp dụng giải các bài tập ứng dụng, trả lời câu hỏi liên quan. Dưới đây chúng tôi đã soạn sẵn Lời giải Bài 29: Bệnh tật di truyền ở người đầy đủ nhất, giúp các em tiết kiệm thời gian. Nội dung chi tiết được chia sẻ dưới đây.

Bài 29: Bệnh tật di truyền ở người

Câu hỏi ứng dụng:

Câu hỏi trang 82: 

Hãy quan sát hình 29.1. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao và bộ NST của người bình thường?

- Em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm bên ngoài nào?

Hướng dẫn trả lời chi tiết:

- Bệnh nhân Đao có bộ NST=47, có 3 NST số 21.

- Bệnh nhân Đao có những đặc điểm bên ngoài là: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau.

Câu hỏi trang 83: 

Quan sát hình 29.2. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Tớcnơ và bộ NST của người bình thường.

- Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tớcnơ qua những đặc điểm nào?

Hướng dẫn trả lời chi tiết:

- Bệnh nhân Tớcnơ có bộ NST=45, chỉ có 1 chiếc NST giới tính X.

- Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài là nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Bài tập ứng dụng:

Bài 1 (trang 85 sgk Sinh học 9) : 

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

Hướng dẫn trả lời chi tiết:

    - Bệnh nhân Đao có các biểu hiện qua hình thái bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt một mí, hơi sâu, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

    - Bệnh nhân Tớcnơ có bề ngoài: bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Bài 2 (trang 85 sgk Sinh học 9) : 

Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.

Hướng dẫn trả lời chi tiết:

    - Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.

    - Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ).

    - Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

Bài 3 (trang 85 sgk Sinh học 9) : 

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó.

Hướng dẫn trả lời chi tiết:

Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người:

      - Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên gây ra.

      - Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.

      - Ô nhiễm môi trường (do sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ, một số chất độc hoá học rải trong chiến tranh).

Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền:

      - Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học.

      - Ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễu môi trường.

      - Sử dụng hợp lí, đúng quy định khi sử dụng thuốc sâu, diệt cỏ và một số chất độc có hại khác.

      - Khi đã mắc một số tật, bệnh di truyền nguy hiểm thì không nên kết hôn, nếu kết hôn thì hạn chế hoặc không nên sinh con. Đặc biệt trường hợp gia đình chồng đã có người mang tật, bệnh di truyền, người phụ nữ lại mang tật, bệnh di truyền đó thì không nên sinh con.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 29:

Câu 1: Di truyền y học là gì?

A. Là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh và tật di truyền ở người.

B. Là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào trong y học, giúp cho việc giải thích, chuẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các loại bệnh tật di truyền và điểu trị trong một số trường hợp bệnh lí.

C. Là ngành khoa học làm sáng tỏ các cơ chế về hiện tượng di truyền ở người.

D. Là ngành khoa học giúp con người chữa được một số bệnh.

Câu 2: Vai trò của di truyền y học là

A. Dự đoán khả năng xuất hiện bệnh và tật ở thế hệ con cháu.

B. Hạn chế tác hại của bệnh và sự phát tán bệnh.

C. Chữa một số bệnh như mù màu, máu khó đông,…

D. Cả A và B.

Câu 3: Hiện nay, người ta có thể phát hiện sớm một số bệnh tật di truyền bằng kỹ thuật hiện đại từ giai đoạn nào?

A. Hợp tử. B. Trước sinh. C. Sơ sinh. D. Trưởng thành.

Câu 4: Bệnh do đột biến trội gây ra là

A. bệnh hồng cầu hình liềm.

B. bệnh Phêninkêtôniệu.

C. bệnh bạch tạng.

D. Bệnh mù màu.

Câu 5: Bệnh và tật do đột biến mất một đoạn NST là

A. ung thư máu.

B. hội chứng Đao.

C. hội chứng tiếng mèo kêu.

D. Cả A và C.

Câu 6: Bệnh và tật chỉ xuất hiện ở nam giới là

A. tật dính ngón tay 2 -3.

B. túm lông ở tai

C. hội chứng Claiphento.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Tại sao tật dính ngón tay 2 – 3 chỉ xuất hiện ở nam giới?

A. Do đột biến gen trong ti thể.

B. Do nhiều gen chi phối.

C. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y.

D. Do đột biến gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

Câu 8: Bệnh di truyền phân tử là gì?

A. Là bệnh di truyền được dùng chỉ số ADN để chẩn đoán, phân tích.

B. Là các bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử mà hầu hết do đột biến gen gây ra.

C. Là các bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử và tế bào.

D. Là các bệnh di truyền có thể chữa bằng cách tác động vào vật chất di truyền ở mức độ phân tử.

Câu 9: Bệnh do đột biến gen lặn gây ra là

A. Bạch tạng.

B. Câm điếc bẩm sinh.

C. Ung thư máu.

D. Cả A và B.

Câu 10: Những người mắc bệnh Đao không có nhưng tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?

A. Vì bệnh do đột biến gen gây nên.

B. Vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến dị.

C. Vì bệnh có thể phát tán bằng nhiều con đường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Tổng hợp lý thuyết trọng tâm:

I. Một vài bệnh di truyền ở người

1. Bệnh Đao

- Bộ NST: Ở người bị bệnh Đao có 3 NST ở cặp số 21, thừa 1 NST so với người bình thường (2n + 1).

- Đặc điểm:

+ Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, tỷ lệ mắc bệnh 1/700 (châu Âu).

+ Bề ngoài: bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

+ Sinh lí: bị si đần bẩm sinh, không có con.

- Cơ chế:

+ Do rối loạn trong quá trình phân bào ở 1 bên bố hoặc mẹ → cặp NST số 21 không phân li trong quá trình phân bào → tạo 2 giao tử: n + 1 (có 2 NST của cặp 21) và n – 1 (không có NST nào của cặp 21).

+ Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n trong quá trình thụ tinh → hợp tử 2n + 1 (cặp NST số 21 có 3 chiếc) → bệnh Đao.

2. Bệnh Tơcnơ (OX)

- Bộ NST: Bệnh nhân Tơcnơ cặp NST giới tính chỉ có 1 NST X, khác so với người bình thường cặp NST giới tính có 2 NST X (2n – 1).

- Biểu hiện:

+ Bệnh chỉ gặp ở nữ, tỷ lệ khoảng 1/3000.

+ Bề ngoài: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

+ Chỉ khoảng 2% bệnh nhân sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con.

3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh

+ Bệnh bạch tạng: do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra, người bệnh có da và tóc màu trắng, mắt màu hồng.

+ Bệnh câm điếc bẩm sinh: do gen lặn gây ra, thường thấy ở những người bị nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.

II. Một số tật di truyền ở người:

- Ngoài ra, người ta còn phát hiện một số bệnh do gen trội gây ra: xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón.

III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường.- Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

- Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

- Xử lí rác thải công nghiệp và sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước.

- Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ bị bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng đó.

- Tư vấn di truyền trước sinh.

File tải hướng dẫn soạn Sinh 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người:

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.

►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Sinh như đề kiểm tra, hướng dẫn giải sách giáo khoa, vở bài tập được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com